Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 Cánh diều (có lời giải)

Với Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 Cánh diều năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3. Bên cạnh đó là 10 đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Kiến thức ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 Cánh diều

A. PHẠM VI KIẾN THỨC ÔN TẬP

I. PHẦN ĐỌC

1. ĐỌC THÀNH TIẾNG

- Các em hãy luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng các bài thơ từ tuần 10 đến tuần 17.

- Yêu cầu phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

* Chủ điểm: Yêu thương, chia sẻ

- Bảy sắc cầu vồng

Câu hỏi: Các màu tranh cãi nhau về điều gì?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Bận

Câu hỏi: Mẹ nhắn nhủ em bé điều gì?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Chia sẻ niềm vui

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của bé gái trong câu chuyện?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Nhà rông

Câu hỏi: Vì sao có thể nói nhà rông thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

* Chủ điểm: Khối óc và bàn tay

- Ông trạng giỏi tính toán

Câu hỏi: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết một trang sách dày bao nhiêu?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Cái cầu

Câu hỏi: Bức ảnh cha gửi đã gợi cho bạn nhỏ nghĩ đến những chiếc cầu nào?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Người trí thức yêu nước

Câu hỏi: Vali nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Từ cậu bé làm thuê

Câu hỏi: Vì sao sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

* Chủ điểm: Rèn luyện thân thể

- Cùng vui chơi

Câu hỏi: Em hiểu “Chơi vui học càng vui” có nghĩa là gì?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

Câu hỏi: Nếu mỗi người ngày nào cũng tập thể dục thì có lợi ích gì?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Trong nắng chiều

Câu hỏi: Sân bóng của các bạn nhỏ có gì đặc biệt?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Người chạy cuối cùng

Câu hỏi: Người chạy cuối cùng có gì đặc biệt?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

* Chủ điểm: Sáng tạo nghệ thuật

- Tiếng đàn

Câu hỏi: Tiếng đàn của Thủy được miêu tả như thế nào?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Ông lão nhân hậu

Câu hỏi: Theo em, sự động viên của ông cụ có tác dụng gì đối với cô bé?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Bàn tay cô giáo

Câu hỏi: Hãy nêu cảm nghĩ của em về đôi bàn tay của cô giáo.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

- Quà tặng chú hề

Câu hỏi: Trang đã làm gì để an ủi chú hề?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

2. ĐỌC - HIỂU:

* Bài đọc 1:

CHIẾC GỐI

Ngày ấy, gia đình tôi còn khó khăn nên ngoài hai buổi đi làm, mẹ tôi còn nhận thêm vải để may mong tăng thêm thu nhập cho gia đình. Một hôm, trong lúc dọn dẹp nhà cửa, tôi thấy mẹ nhìn cái hộp chứa đầy vải vụn. Lúc sau mẹ quay sang tôi, nói: “A, phải rồi! Mẹ sẽ làm cho Cún một cái gối.”. Nghe mẹ nói vậy, tôi hớn hở cùng mẹ bắt tay vào để làm gối. Đầu tiên mẹ lựa các mảnh vải xanh thật đẹp để riêng cùng với một vài mảnh vải màu khác. Còn bao nhiêu vải vụn mẹ cắt nhỏ ra để làm ruột gối. Tôi thắc mắc:

- Sao mẹ không để cả miếng vải cho đỡ mất công cắt ạ?

- Bởi vì như thế nó sẽ không mềm. Mẹ sợ con không ngủ được.

Cứ thế, tôi thức cùng mẹ để hoàn thành chiếc gối. Rồi đêm khuya tôi ngủ lúc nào không hay. Ba ngày sau, chiếc gối hoàn thành, một chiếc gối bằng vải màu xanh lẫn một vài miếng vải đỏ và vàng. Nhưng đối với tôi nó không chỉ có vậy. Bởi vì khi mẹ may cho tôi chiếc gối, mẹ đã như cho tôi một bầu trời xanh trong đầy mơ ước, nơi đó có vầng thái dương chói lọi dẫn bước tôi đi tới nhiều chân trời mới mang một hành trang đặc biệt. Đó là tình yêu bao la của mẹ.

Phan Thu Hương

Câu 1: Ngoài đi làm, mẹ Cún còn nhận làm gì?

A. Nhận thêm vải để may mong tăng thêm thu nhập cho gia đình.

B. Đi làm thuê.

C. Đi chợ bán rau.

D. Đi làm ruộng.

Câu 2: Khi thấy hộp vải vụn, mẹ của Cún quyết định làm gì?

A. Làm cho Cún một cái gối.

B. Làm cho Cún một con búp bê.

C. Làm cho Cún một chiếc chăn.

D. Làm cho Cún một chiếc khăn tay.

Câu 3: Vì sao mẹ Cún lại cắt nhỏ những tấm vải vụn để làm ruột gối?

A. Vì mẹ sợ sẽ đánh thức Cún đang ngủ say.

B. Vì làm thế sẽ hoàn thành chiếc gối nhanh hơn.

C. Vì mẹ muốn ruột gối mềm, Cún sẽ dễ ngủ hơn.

D. Vì cắt nhỏ vải vụn sẽ dễ cho vào vỏ gối hơn.

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (10 đề)

B. ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ 1 TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU

ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Bảy sắc cầu vồng” - trang 68 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 (Cánh diều). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Vì sao lại gọi là chiếc nhãn vở đặc biệt: Trong bức tranh cầu vồng các màu hiện lên như thế nào?

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

LÝ TÍCH CHỊU BỎNG

Đời nhà Đường có một vị đại thần tên là Lý Tích, ông là đại thần cùng với nhà vua Đường Thái Tông lập lên nhiều công trạng. Lý Tích rất kính phục người chị của ông, khi đã là đại thần của quốc gia, ông đi thăm chị mình, vẫn đích thân nấu cháo cho chị. Trong khi nấu cháo, do lửa quá to nên đã làm cháy râu. Chị ông trông thấy thắc mắc sao lại để râu cháy và liền nói với ông: “Trong nhà người làm rất nhiều, để họ đi làm là được rồi, sao em còn nhọc công tự làm chứ?”. Lý Tích trả lời người chị: “Chị à, từ nhỏ chị đã hết lòng hết dạ với em, em luôn muốn báo đáp cho chị. Chúng ta tuổi cũng đã lớn thế này rồi, em còn có bao nhiêu cơ hội để tự tay nấu cháo cho chị nữa”. Trong lòng của Lý Tích, luôn không quên tình nghĩa của chị gái.

Sưu tầm

Câu 1. Trong câu chuyện, Lý Tích là người như thế nào? (0,5 điểm)

A. Lý Tích rất yêu thương người chị của mình.

B. Lý Tích là một đại thần lập rất nhiều công trạng trong triều.

C. Lý Tích là đại thần lập rất nhiều công trạng trong triều và rất giỏi việc bếp núc.

D. Lý Tích là đại thần lập rất nhiều công trạng trong triều và rất yêu thương chị.

Câu 2. Vì sao râu của Lý Tích bị cháy? (0,5 điểm)

A. Vì nhà Lý Tích bị cháy, Lý Tích vào cứu chị nên làm cháy bộ râu.

B. Vì trong cung bị cháy, Lý Tích vào cứu vua nên làm cháy bộ râu.

C. Vì Lý Tích nấu cơm đãi cả gia đình bất cẩn để lửa to làm cháy bộ râu.

D. Vì chị Lý Tích bị ốm, ông nấu cháo cho chị bất cẩn để lửa to làm cháy bộ râu.

Câu 3. Qua câu chuyện, em học hỏi được đức tính gì từ Lý Tích? (1 điểm)

A. Dù đã thành công nhưng vẫn nhớ đến công ơn của mọi người trong gia đình.

B. Dù đã thành công nhưng vẫn phải tiếp tục cố gắng phấn đấu.

C. Cố gắng học hỏi, phấn đấu để đạt được thành công.

D. Luôn yêu thương, quan tâm chăm sóc mọi người trong gia đình.

Câu 4. Em hãy tìm trong bài đọc 2 từ chỉ hoạt động: (1 điểm)

....................................................................................................

Câu 5. Em hãy điền vào bảng 1 từ thích hợp với những hình ảnh sau: (1 điểm)

 

Từ ngữ chỉ nghề nghiệp

Từ ngữ chỉ hoạt động nghề nghiệp

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 Cánh diều năm 2024

 

 

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 Cánh diều năm 2024

 

 

Câu 6. Em hãy đặt câu hỏi cho những bộ phận gạch chân sau: (1 điểm)

a) Bọn trẻ nô đùa dưới lũy tre làng.

....................................................................................................

b) Khi mặt trời vừa ló rạng, người nông dân dắt trâu đi cày.

....................................................................................................

Câu 7. Em hãy điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây: (1 điểm)

Những hàng cây xanh là nỗi nhớ của người đi xa là niềm yêu của người ở gần là bâng khuâng vương vấn của tuổi trẻ. Tháng mười đi dưới hàng cây xanh ai cũng ngây ngất vấn vương bởi mùi hoa sữa.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY

Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hãy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt...

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn tả một đồ vật mà em được tặng.

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

....................................................................................................

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học