Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 28 (có đáp án)
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 28 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I – Bài tập về đọc hiểu
Cây chuối mẹ
Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối non mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột nhà. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Cổ nó mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra báo cho mọi người biết: hoa chuối ngoi lên ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Hoa ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng về một phía. Khi cây mẹ bận đơm hoa kết quả thì các cây non cứ lớn nhanh hơn hớn.
Để làm buồng, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó để cái hoa to, buồng quả lớn đè giập đứa con đứng bên cạnh? Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
(Theo Phạm Đình Ân)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Chi tiết nào cho thấy hoa chuối đã ngoi lên ngọn? (Đoạn 1)
a- Tàu lá dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời
b- Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn lấp ló hiện ra
c- Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn
2. Vì sao cây chuối nghiêng về một phía?
a- Vì cây mẹ ngày càng yếu đuối
b- Vì cây con lớn nhanh dưới gốc
c- Vì hoa chuối ngày càng to và nặng
3. Cây chuối mẹ ngả hoa sang khoảng đất trống để làm gì?
a- Để cái hoa to, buồng quả lớn phát triển được dễ dàng
b- Để buồng quả không đè giập đứa con đứng bên cạnh
c- Để buồng quả không đè giập những chiếc lá xanh lơ
(4). Qua hình ảnh cây chuối mẹ, tác giả muốn ca ngợi điều gì?
a- Tình mẫu tử sâu nặng
b- Tình gia đình sâu nặng
c- Tình yêu thương đồng loại
II- Bài tập về chính tả. Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng
a) l hoặc n
- hoa ….ở/………. - khoai ….ang/…….. |
- núi…..ở/…… - nở……ang/……… |
b) ên hoặc ênh
- b…..vực/……….. - mũi t…../……… |
- b….. cạnh/…….. - nhẹ t……./……. |
c) uơ hoặc ua
- thu……cuộc/……. - h……. vòi/……… |
- th…….nhỏ/………. - l…….vàng/………. |
2. a) Gạch dưới các từ ngữ trả lời cho câu hỏi để làm gì? trong mỗi câu sau:
(1) Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn
(2) Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà
(b) Viết tiếp vào chỗ trống từ ngữ thích hợp trả lời cho câu hỏi để làm gì?
(1) Chúng em trồng nhiều cây xanh……………………………………
…………………………………………………………………………
(2) Toàn trường em trồng nhiều hoa……………………………………
…………………………………………………………………………..
3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm và chép lại đoạn văn sau:
Mùa xuân….cây gạo gọi đến bao nhiêu chim…Từ xa nhìn lại….cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ…. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
4. Đọc và trả lời câu hỏi
Quả sầu riêng
Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhung cứng và rất dai.
Khi quả chín muồi, vỏ sầu riêng tự tách ra thành bốn hoặc năm mảnh theo chiều dọc, để lộ những múi sầu riêng béo ngậy, nằm gối lên nhau trong các khe hở. Cơm (còn gọi là cùi) sầu riêng màu ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm càng dày thì càng ngọt, béo và thơm.
(Theo Phạm Hữu Tùng)
a) Hình dáng bên ngoài quả sầu riêng
(1) Sầu riêng có họ hàng xa với quả gì?
……………………………………………………………………..
(2) Gai quả sầu riêng như thế nào? Vỏ sầu riêng có đặc điểm gì?
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
b) Ruột và mùi vị quả sầu riêng
(1) Khi quả chín muồi, vỏ tự tách ra để lộ những múi sầu riêng thế nào?
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
(2) Cơm sầu riêng có những đặc điểm gì nổi bật (về màu sắc, mùi vị)?
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN
I- 1.b2.c 3.b(4).a
II- 1.
a) hoa nở- núi lở; khoai lang – nở nang
b) bênh vực – bên cạnh; mũi tên– nhẹ tênh
c) thua cuộc – thuở nhỏ; huơ vòi – lúa vàng
2.a)
(1) Ông em trồng cây na để con cháu có quả ăn
(2) Em trồng cây cúc vạn thọ để lấy hoa ướp trà.
b) VD:
(1) Chúng em trồng nhiều cây xanh để môi trường thêm trong sạch
(2) Toàn trường em trồng nhiều hoa để ngôi trường thêm tươi đẹp
3. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
4.
a) Hình dáng bên ngoài quả sầu riêng
(1) Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả nhỏ hơn
(2) Gai quả sầu riêng to, dài, cứng và sắc. Vỏ sầu riêng dày như vỏ quả mít nhưng cứng và rất dai
b) Ruột và mùi vị quả sầu riêng
(1) Khi quả chín muồi, vỏ tự tách ra để lộ những múi sầu riêng béo ngậy, nằm gối lên nhau trong các khe hở.
(2) Cơm sầu riêng màu ngà hoặc màu mỡ gà bọc quanh hạt. Cơm sầu riêng càng dày thì càng ngọt, béo và thơm.
I. Luyện đọc văn bản sau:
QUẢ TÁO CỦA BÁC HỒ
Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. Có một câu chuyện mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến, cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo.
Hôm ấy, tòa thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì...
Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Cha mẹ bảo: “con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được”. Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: “Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm”.
(Phỏng theo truyện Quả táo của Bác Hồ, Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi)
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Câu chuyện quả táo là câu chuyện về ai?
A. về nước Pháp
B. về nhân dân và thiếu nhi nước Pháp
C. về Bác Hồ
2. Ai là người đã nhận được quả táo của Bác Hồ?
A. Một người tham dự tiệc ở tòa thị chính Pa-ri.
B. một bé gái nhỏ
C. một bé trai nhỏ
3. Bạn nhỏ đã làm gì sau khi nhận được quả táo từ tay Bác?
A. Giữ khư khư trong tay
B. Để quả táo lên bàn học
C. Giữ thật lâu làm kỷ niệm
4. Em thích hình ảnh nào ở câu chuyện trên nhất? Vì sao?
III. Luyện tập
5. Gạch dưới các từ ngữ thuộc chủ điểm Bác Hồ trong các từ ngữ dưới đây :
công nhân, nông dân, bộ đội, nhà sàn, ao cá, chòm râu, mái tóc bạc, vầng trán cao, đôi mắt sáng, đôi dép cao su, nhà máy, bệnh viện, trường học, cây vú sữa, quần áo ka-ki, đơn sơ, giản dị, đạm bạc, hiền hậu.
6. Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
Bác ơi .......ù cách núi non
Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa
......ặc kia muốn cắt sơn hà
Mà miền Nam vẫn hướng ......a Bác Hồ,
Hướng về sắc đỏ ngọn cờ
Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau.
7. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào [ ]
Hồi cách mạng mới thành công[ ]Bác Hồ rất thích thú mỗi khi nghe tiếng trống ếch rộn ràng[ ]nhìn những bước đi cố tỏ ra vẻ oai nghiêm nhưng vẫn đầy nét trẻ thơ của các em[ ] Có những lúc từ buồng làm việc trên tầng cao ở Bắc Bộ phủ Bác phải đứng nhìn qua vai người khác để các cháu không thấy Bác và Bác được tự do ngắm nhìn các cháu trong những ngày vui đó[ ]các em thường mặc đồng phục quần xanh [ ] sơ mi trắng đầu đội mũ ca lô[ ]Bác đứng nhìn các cháu rất lâu rất lâu[ ]
8. Viết câu:
a. Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ:
…………………………
b. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam:
………………………
ĐÁP ÁN - TUẦN 28
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. C
2. B
3. A
4. Em thích hình ảnh nào ở câu chuyện trên nhất? Vì sao?
Em thích nhất hình ảnh em bé giữ khư khư quả táo, không ăn giữ nó làm kỉ niệm điều này khẳng định tình cảm yêu thương, quý mến vô bờ bến mà Bác Hồ dành cho em bé.
III. Luyện tập
5. Gạch dưới các từ ngữ thuộc chủ điểm Bác Hồ trong các từ ngữ dưới đây :
công nhân, nông dân, bộ đội, nhà sàn, ao cá, chòm râu, mái tóc bạc, vầng trán cao, đôi mắt sáng, đôi dép cao su, nhà máy, bệnh viện, trường học, cây vú sữa, quần áo ka-ki, đơn sơ, giản dị, đạm bạc, hiền hậu.
6. Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
Bác ơi dù cách núi non
Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa
Giặc kia muốn cắt sơn hà
Mà miền Nam vẫn hướng ra Bác Hồ,
Hướng về sắc đỏ ngọn cờ
Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau.
7. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào [ ]
Hồi cách mạng mới thành công.Bác Hồ rất thích thú mỗi khi nghe tiếng trống ếch rộn ràng, nhìn những bước đi cố tỏ ra vẻ oai nghiêm nhưng vẫn đầy nét trẻ thơ của các em.Có những lúc từ buồng làm việc trên tầng cao ở Bắc Bộ phủ Bác phải đứng nhìn qua vai người khác để các cháu không thấy Bác và Bác được tự do ngắm nhìn các cháu trong những ngày vui đó, các em thường mặc đồng phục quần xanh, sơ mi trắng đầu đội mũ ca lô. Bác đứng nhìn các cháu rất lâu rất lâu.
8. Viết câu:
a. Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ:
- Chúng em luôn yêu mến, kính trọng Bác Hồ
b. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam:
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi Việt Nam
Bài 1: Đọc bài sau:
NHỮNG CON CHIM NGOAN
Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua còn một con mới đến bờ.
Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh:
- Pi...u! Nằm xuống!
Ba con chim non nhất đều nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:
- Cru, cru...! Nhảy lên! Chạy đi!
Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cổ chạy đến với mẹ.
“À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”
(Theo N. Xla-tkôp)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Nghe lệnh “Nằm xuống!” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?
A. Nằm bẹp ngay xuống nước B. Nằm rạp ở mép vũng nước.
C. Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ.
2. Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?
A. Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ.
B. Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ.
C. Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích.
3. Vì sao tác giả cho rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”?
A. Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ.
B. Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết.
C. Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ.
4. Em học được bài học gì từ câu chuyện trên?
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 2: Điền s hay x để tạo thành tên các loài cây.
....ắn ...oan ...oài
...úng ...ấu ...ả
Bài 3: Nối từng ô ở cột bên trái với ô thích hợp ở cột bên phải:
a. Cây lương thực |
|
1. lim, sến, táu, xoan, tùng, điệp, gụ,... |
b. Cây ăn quả |
|
2. hồng, cúc, huệ, sen, bằng lăng, đào, mai, đổng tiền,... |
c. Cây lấy gỗ |
|
3. lúa, ngô, khoai, sắn, lúa mạch,... |
d. Cây bóng mát |
|
4. ổi, na, nhãn, vải, măng cụt, sầu riêng, táo, vú sữa, cam, quýt, nho, dừa,... |
e. Cây hoa |
|
5. bàng, hoa sữa, phượng vĩ, đa, điệp, tùng,... |
Bài 4: Giải các câu đố sau :
a.
Cây gì cao dáng, tóc xanh
Thân đeo đai bạc bao quanh mới kì
Hoa chùm trắng nhỏ li ti
Quả thì xanh lét, ăn thì đỏ môi?
Là cây .........................................
b.
Quả gì nho nhỏ
Chín đỏ như hoa
Tươi đẹp vườn nhà
Mà cay xé lưỡi?
Là quả ........................................
Bài 5 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Người ta trồng lúa, ngô, khoai, sắn để lấy lương thực nuôi sống con người.
.......................................................................................................................................
b. Người cha khuyên hai người con đào bới đám ruộng để hai người con làm quen với công việc đồng áng vất vả.
.......................................................................................................................................
Bài 6 : Đáp lời chia vui trong các trường hợp sau:
a. Vừa nhìn thấy Hùng, Vinh vội nói:
- Hùng, chúc mừng bạn đã đạt giải Nhất trong cuộc thi viết chữ đẹp.
Hùng cười và nói với Vinh: …………………………………………...................
b. Cô giáo vào lớp, tươi cười nhìn Nhật Linh và nói:
- Cô xin thông báo với cả lớp, bạn Nhật Linh đã đạt giải Nhất trong kì thi “Thần đồng đất Việt”. Cô chúc mừng em, em giỏi lắm!
Linh vội đáp lời cô: …………………………………………………....................
Bài 7: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn viết về quả vú sữa:
Quả vú sữa ………. (1), bóng mịn như chứa nắng ở bên trong. Còn gì thích thú hơn khi được thưởng thức dòng sữa ………. (2), mát lạnh, thấm vào đầu lưỡi như ………. (3) mẹ. Tách đôi quả vú sữa thấy một lớp thịt ………. (4) thơm ngậy như cùi dừa. Ở giữa là một lớp nhân trong như lòng trắng trứng, ăn vào vừa ………. (5) vừa béo. (Theo Trần Thu Trang)
(xốp trắng, trắng đục, giòn, dòng sữa, căng tròn)
Bài 8:Hãy viết đoạn văn ngắn tả một cái cây mà em yêu thích
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.
ĐÁP ÁN – TUẦN 28
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
B |
C |
Gợi ý: Cần bình tĩnh trước khó khăn/ Vâng lời cha mẹ vì cha mẹ luôn làm những điều tốt nhất cho mình. |
Bài 2:
sắn xoan xoài
súng sấu sả
Bài 3:
Nối: a – 3, b – 4, c – 1, d- 5, e – 2
Bài 4:
a. Cây cau b. Quả ớt
Bài 5: a. Người ta trồng lúa, ngô, khoai, sắn để làm gì?
b. Người cha khuyên hai người con đào bới đám ruộng để làm gì?
Bài 6:
Gợi ý:
a. Cảm ơn bạn nhé!
b. Em cảm ơn cô ạ!
Bài 7: Quả vú sữa căng tròn (1), bóng mịn như chứa nắng ở bên trong. Còn gì thích thú hơn khi được thưởng thức dòng sữa trắng đục (2), mát lạnh, thấm vào đầu lưỡi như dòng sữa (3) mẹ. Tách đôi quả vú sữa thấy một lớp thịt xốp trắng (4) thơm ngậy như cùi dừa. Ở giữa là một lớp nhân trong như lòng trắng trứng, ăn vào vừa giòn (5) vừa béo.
Bài 8: Gợi ý: Ngay giữa sân trường em có trồng một cây bàng. Cây to và cao như một tòa lâu đài cổ kính. Nhìn từ xa, cây như một chiếc ô xanh mát rượi với rất nhiều tầng tán. Cành cây, tán le che khắp một khoảng sân rộng cho chúng em vui đùa. Mỗi khi hè về, những chú ve ẩn mình sau vòm lá râm ran ca hát. Giờ ra chơi, chúng em thường ngồi dưới gốc cây bàng hóng mát và chơi các trò chơi vui nhộn. Em rất quý cây bàng, người bạn thân thiết của em.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3