Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 29 (có đáp án)
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 29 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I- Bài tập về đọc hiểu
Hoa cà phê
Hoa cà phê có mùi thơm đậm đà và ngọt ngào nên nó thường theo gió bay đi rất xa. Ong bướm từ khắp nơi cứ theo mùi thơm đó mà tìm về hút nhụy, nhả mật nên mùa hoa cà phê cũng còn là vụ thu hoạch mật ong ở Đắk Lắk. Cứ đến tầm tháng 11, khi những cánh hoa cà phê bung ra một màu trắng xóa là từng đàn ong bướm từ các nơi đổ về vờn bay, tạo nên một bức tranh đẹp và sinh động. Nếu từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy Đắk Lắk được phủ một màu trắng tinh khôi đang dập dờn như những con sóng nhấp nhô. Đắk Lắk đẹp là nhờ được khoác lên mình một màu trắng trinh nguyên đó.
Cây cà phê làm giàu cho Đắk Lắk. Hoa cà phê làm đẹp cho Đắk Lắk. Hương cà phê làm cho Đắk Lắk trở nên quyến rũ và đáng yêu hơn.
(Thu Hà)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Hoa cà phê có mùi thế nào?
a- Thơm ngọt ngào, quyến rũ
b- Thơm đậm đà, quyến rũ
c- Thơm đậm đà, ngọt ngào
2. Những hình ảnh nào đã tạo nên bức tranh Đắk Lắk đẹp và sinh động?
a- Hoa cà phê thơm đậm, ong bướm bay dập dờn
b- Hoa cà phê trắng xóa, ong bướm đổ về vờn bay
c- Hoa cà phê trắng xóa, ong bướm bay nhấp nhô
3. Đắk Lắk trở nên giàu đẹp, quyến rũ và đáng yêu hơn nhờ có những gì?
a- Cây cà phê, hoa cà phê, mật ong rừng
b- Cây cà phê, hoa cà phê, hương cà phê
c- Cây cà phê, hương hoa thơm, mật ong
(4).Dòng nào dưới đây có thể dùng thay thế cho tên bài?
a- Loài hoa ngọt ngào
b- Loài hoa trắng xóa
c- Loài hoa quyến rũ
II- Bài tâp về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng:
a) s hoặc x
- nhận ….ét/………
- sấm ….ét/……….
-….ách vở/……….
-…..ách túi/………
b) in hoặc inh
- k……mến/………..
- k………mít/……….
- x….. xắn/…………
- x……..phép/………
2. Nối tên bộ phận của cây (cột A) với nghĩa thích hợp (cột B):
3. Đặt câu hỏi có cụm từ để làm gì? cho bộ phận in đậm trong câu:
(1) Rễ cây hút chất màu dưới đất để nuôi cây lớn.
……………………………………………………………….
(2) Ong hút nhụy hoa để làm ra những giọt mật thơm ngon
………………………………………………………………..
4. Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:
a) Đầu năm học mới, bạn chúc em đạt danh hiệu Học sinh giỏi
Lời đáp:……………………………………………………..
………………………………………………………………
b) Kết thúc năm học, cô giáo chúc em có một kì nghỉ hè thú vị với gia đình
Lời đáp:……………………………………………………..
………………………………………………………………
ĐÁP ÁN
I- 1.c2.b3.b(4).c
II-
1.
a) nhận xét – sấm sét; sách vở - xách túi
b) kính mến – kín mít; xinh xắn – xin phép
2. Nối tên bộ phận của cây (cột A) với nghĩa thích hợp (cột B):
(1)-b; (2)-d; (3)-a; (4)-g; (5)-c; (6)-e
3.
(1) Rễ cây hút chất màu dưới đất để làm gì?
(2) Ong hút nhụy hoa để làm gì?
4. VD (lời đáp)
a) Cảm ơn bạn. Mình sẽ cố gắng
b) Em cảm ơn cô ạ. Em cũng xin chúc cô và gia đình có những ngày hè thú vị
I. Luyện đọc văn bản sau:
LÊN THĂM NHÀ BÁC
Lên thăm nhà Bác hôm nay
Trắng ngân hoa huệ, hương bay dịu hiền
Tưởng trong truyện cổ cảnh tiên
Nhà sàn mát mẻ kề bên mặt hồ.
Từng đàn con chép, con rô
Tăm lay bóng nắng, nhớ giờ Bác ra.
Hàng rào dâm bụt, đơm hoa
Ngõ vào gợi nhớ quê nhà Bác xưa.
Bật đèn, đài nói sớm trưa
Tưởng như trong bức rèm thưa Bác ngồi...
Hằng Phương
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bác Hồ nuôi cá ở đâu?
A. ở trong chậu cá cảnh. B. ở suối
C. ở trong ao D. ở trong hồ
2. Những loài hoa nào dưới đây được nhắc đến trong đoạn thơ?
A. hoa huệ B. hoa dâm bụt
C. hoa nhài D. hoa lan
3. Trong đoạn thơ tác giả đã so sánh nhà Bác với:
A. Truyện cổ tích
B. Truyện ngụ ngôn
C. Cảnh tiên
4. Hãy viết 2-3 câu thể hiện những điều em biết về quê hương của Bác Hồ:
III. Luyện tập
5. Gạch dưới những từ ngữ chỉ Bác Hồ trong đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời...
(Tố Hữu)
6. Điền vào chỗ trống ưc hay ưt :
t..´.. giận th..´.. khuya đ…´.. tay
s..´… khoẻ bút m….. d…´… khoát
7. Đặt câu theo mẫu “Ai làm gì?” phù hợp với mỗi tranh:
- Tranh 1: ……………………
- Tranh 2: ……………………
- Tranh 3: ……………………
8. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
(quan tâm, kính yêu, đi xa, in đậm)
Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng ………… của nhân dân Việt Nam. Sinh thời, Bác rất ……….. đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày nay, Bác tuy đã………… nhưng hình ảnh Bác mãi còn ………..trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
ĐÁP ÁN - TUẦN 29
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. D
2. A, B
3. C
4. Hãy viết 2-3 câu thể hiện những điều em biết về quê hương của Bác Hồ:
Quê Hương của Bác ở Nghệ An. Mảnh đất với những người chăm chỉ, hiếu học, cần cù. Hơn hết đó là mảnh đất mà ý chí đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
III. Luyện tập
5. Gạch dưới những từ ngữ chỉ Bác Hồ trong đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời...
(Tố Hữu)
6. Điền vào chỗ trống ưc hay ưt :
Tức giận thức khuya đứt tay
Sức khoẻ bút mực dứt khoát
7. Đặt câu theo mẫu “Ai làm gì?” phù hợp với mỗi tranh:
- Tranh 1: Bác Hồ và các bạn nhỏ đang trồng cây.
- Tranh 2: Bác Hồ đang kể chuyện cho các bạn nhỏ nghe
- Tranh 3:Các bạn nhỏ đang vui đùa cùng Bác
8. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của nhân dân Việt Nam. Sinh thời, Bác rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày nay, Bác tuy đã đi xa nhưng hình ảnh Bác mãi còn in đậm trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Bài 1: Đọc bài sau:
AI CHO TRÁI NGỌT
Một cô bé đang dạo chơi trong vườn. Thấy mấy quả dâu chín mọng, cô bé hái ăn ngon lành và nói: “Cám ơn cây dâu tây nhé, bạn đã cho tôi mấy quả chín ngọt tuyệt!”. “Sao bạn không cảm ơn chúng tôi?” – Một giọng nói khe khẽ cất lên. “Ôi! Ai đấy?” – Cô bé hoảng sợ. “Tôi là Nước, hằng ngày tôi tưới nước để dâu lớn lên tươi tốt”. Đất tiếp tục: “Còn tôi là Đất, tôi cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây dâu để dâu cho quả”. Rồi giọng ai đó ấm áp: “Cô bé ơi, cô còn quên cảm ơn tôi nữa. Tôi là Mặt Trời. Tôi sưởi ấm cho cây dâu để dâu cho quả chín mọng”. “Cám ơn tất cả các bạn đã cho tôi những trái dâu ngon tuyệt!” – Cô bé vui bẻ nói rồi chạy về nhà. Còn Nước, Đất và Mặt Trời lại tiếp tục công việc của mình để mang đến cho mọi người những trái cây chín ngọt.
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Ai đã cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dâu?
A. Mặt Trời B. Nước C. Đất
2. Mặt Trời đã làm gì để giúp cây dâu ra trái ngọt?
A. Mặt Trời gọi chị Gió tới quạt mát cho cây dâu.
B. Mặt Trời chiếu những tia nắng sưởi ấm cho cây dâu.
C. Mặt Trời làm trái dâu nóng quá phải chui ra ngoài.
3. Trong câu chuyện, những ai đã giúp cây dâu mọc ra trái ngọt?
A. Nước, Đất, Mặt Trời.
B. Nước, Đất, Mặt Trời, Gió.
C. Nước, Đất, Mặt Trời, Ong, Bướm.
4. Câu chuyện trên cho em biết thêm điều gì?
………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như bông, đay, chè, cói, cao su, cà phê,... gọi là cây ............................................................................................................
b. Cây dùng làm thuốc chữa bệnh như ngải cứu, bạc hà, quế, hồi, cam thảo,... gọi là cây .................................................................................................................................
c. Cây được uốn, tỉa, trang trí, làm cảnh như vạn tuế, mai tứ quý,... gọi là cây ..........
.......................................................................................................................................
6. Điền các từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống:
Hôm nay học về cây
Bài cô giảng thật hay
................... hút nhựa đất
Như ................ hằng ngày...
..................... là lá phổi
Cũng hít vào ....................
..................... thường vẫy gọi
Như tay người chúng ta.
(Thân Thị Diệp Nga sưu tầm)
(lá cây, rễ cây, thở ra, cành cây, cơm ăn)
Bài 2: Điền vào chỗ trống s hay x :
a. ...uối chảy róc rách, lá rơi ...ào ...ạc.
b. Tán bàng ...oè ra như chiếc ô ...anh dịu mát lúc hè ...ang.
c. Những bông hoa khế, như những ngôi ...ao trời nhỏ ...íu.
Bài 3: Nối từng ô ở cột bên trái với ô nêu các từ để tả thích hợp ở cột bên phải:
a. thân cây |
|
1. xanh biếc, xum xuê, xanh nõn, non tơ, um tùm |
b. cành lá |
|
2. vàng tươi, hồng thắm, tim tím, đỏ rực,... |
c. hoa |
|
3. to, cao, chắc, bạc phếch, xù xì,... |
Bài 4: Giải các câu đố sau :
a.
Trên trời có giếng nước trong
Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào.
Là quả .........................................
b.
Quả gỉ như những đèn lồng
Chua chua, nho nhỏ, treo trong vườn nhà?
Là quả ........................................
Bài 5:Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Bố trồng hàng râm bụt làm hàng rào cho vườn cây của nhà.
.......................................................................................................................................
b. Chúng em trồng cây để làm đẹp cho sân trường.
.......................................................................................................................................
c. Các cô bác nông dân cấy lúa để làm ra thóc gạo.
.......................................................................................................................................
Bài 6: Nối từng ô ở cột bên trái với ô thích hợp ở cột bên phải để chọn lời cảm ơn .
a. Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em. |
|
1. Cháu cám ơn bác và chúc bác sang năm mới mạnh khoẻ, nhiều niềm vui. |
b. Bác hàng xóm sang chúc Tết. |
|
2. Chúng em cảm ơn lời chúc mừng của cô. |
c. Cô giáo chúc mừng lớp em vì thành tích học tập |
|
3. Mình rất cảm ơn bạn. |
Bài 7: Sắp xếp các câu sau theo đúng trật tự để có Câu chuyện về quả cam:
a. Người mẹ sung sướng nói: “Con gái mẹ ngoan quá!”. Nhưng mẹ cũng không ăn mà để phần cho bố.
b. Cô bé cảm ơn em và nghĩ: “Mẹ đang cuốc đất, chắc là mẹ khát nước lắm”. Rồi cô mang cam tặng mẹ.
c. Gia đình nọ có hai đứa con. Một hôm, người cha ra vườn thấy một quả cam chín. Ông hái về cho cậu con trai và nói: “Con ăn đi cho chóng lớn!”
d. Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn phần và chia đều cho cả nhà.
e. Cậu bé cầm quả cam thích thú. Chắc ngon và ngọt lắm đây. Bỗng cậu nghĩ đến chị: “Chị ấy đang làm cỏ, chắc rất mệt”. Cậu đem quả cam tặng chị.
Các câu được sắp xếp theo thứ tự: …………………………………………………
Bài 8: Hãy viết từ 5 đến 7 câu tả hương thơm của một loài hoa mà em yêu thích.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
ĐÁP ÁN – TUẦN 29
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
B |
A |
Gợi ý: Để có được trái ngọt, cây cần đến sự giúp đỡ của rất nhiều người bạn như đất, nước, mặt trời,... |
5.
a. Cây công nghiệp
b. Cây thuốc
c. Cây cảnh
6.
Thứ tự các từ cần điền: rễ cây, cơm ăn, lá cây, thở ra, cành cây.
Bài 2:
a. Suối chảy róc rách, lá rơi xào xạc.
b. Tán bàng xoè ra như chiếc ô xanh dịu mát lúc hè sang.
c. Những bông hoa khế, như những ngôi sao trời nhỏ xíu.
Bài 3:
Nối: a – 3, b – 1, c – 2
Bài 4:
a. Quả dừa b. Quả cà chua
Bài 5:
a. Bố trồng hàng râm bụt để làm gì?
b. Chúng em trồng cây để làm gì?
c. Các cô bác nông dân cấy lúa để làm gì?
Bài 6:
Nối: a – 3, b – 1, c – 2
Bài 7:
Các câu được sắp xếp theo thứ tự: c, e, b, a, d
Bài 8: Gợi ý
Trường em có trồng một vườn hoa hồng nhung sau trường, hàng ngày, em thích nhất được đi dạo trong vườn hoa ấy. Những bông hoa nở rộ đua nhau khoe sắc. Cứ đến mỗi mùa hoa nở, cả vườn hoa trường em lại ngào ngạt hương hoa hồng thơm ngát, dễ chịu, lan tỏa trong không gian, thu hút ong, bướm đến hút mật. Ngày ngày, vào giờ ra chơi, chúng em thường rỏ nhau ra vườn hoa hồng ngồi để trò chuyện, tâm sự, chơi trò chơi, tận hưởng hương hoa êm đềm, dịu dàng. Nhắc đến hoa hồng là nhắc đến vị chúa tể của những loài hoa, hoa hồng mang một vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ mà kiêu sa. Em rất yêu thích hoa hồng, em hy vọng vườn hoa hồng trường em sẽ luôn phát triển tươi tốt để những bông hoa mãi được khoe sắc giữa cuộc đời.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3