Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 32 (có đáp án)
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 32 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I- Bài tập về đọc hiểu
Nhà bác học và bà con nông dân
Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.
Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn….
Rồi bác cười vui và nói với mọi người:
- Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe!
Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.
(Theo Nguyễn Hoài Giang)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào?
a- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển
b- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển
c- Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển
2. Bác Của khuyên bà con khi cấy cần chăng dây để làm gì?
a- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ lội ruộng đi lại làm cỏ sục bùn
b-Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn
c- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng máy gặt lúa ngay tại ruộng
3. Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao?
a- Bác Của cấy đều, nhanh, bỏ xa cô gái hơn chục mét
b- Bác Của cấy đều, thẳng hàng, bỏ xa cô gái vài mét
c- Bác Của cấy nhanh, thẳng hàng, vượt lên trước cô gái.
(4). Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì?
a- Nhà bác học nói về cấy lúa rất giỏi
b- Nhà bác học cấy lúa nhanh và giỏi
c- Nhà bác học nói và làm đều giỏi
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng:
a) l hoặc n
- nỗi …iềm/…….. -…..ương rẫy/……… |
- cái……iềm/………. -……..ương thực/…….. |
b) v hoặc d
-….ỗ tay/………. - sách……ở/…….. |
-….ỗ dành/…… -…..ở dang/…… |
c) it hoặc ich
- t……tắc/…….. - vở k……./………. |
- xa t……./……. - đen k…../……. |
2. Xếp các từ sau thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa):
nhỏ, tối, chìm, cuối cùng, ít, to, sáng, đầu tiên, nổi, nhiều.
M: to/ nhỏ
-………./……….. |
-………../………. |
-………./………. |
-………../………. |
3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm rồi chép lại đoạn sau:
Xóm làng tưng bừng mở hội mừng xuân….Nhiều hình thức hội hè vui chơi diễn ra sôi nổi, như: đấu võ dân tộc…đua thuyền…đấu cờ tướng…thi hát xướng… ngâm thơ.
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
4. a) Viết lời đáp của em trong những trường hợp sau:
(1) Em muốn bố mẹ đưa đi xem xiếc vào sáng chủ nhật. Bố mẹ bảo: “Sáng chủ nhật này bố mẹ bận một chút việc, con ạ”
Lời đáp: -…………………………………………………………….
(2) Em nhờ bạn làm hộ bài tập toán. Bạn bảo: “Bạn phải tự làm thì mới hiểu bài chứ!”
Lời đáp: -……………………………………………………………..
b) Trả lời câu hỏi: Sổ liên lạc có tác dụng gì đối với em và gia đình?
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
ĐÁP ÁN
I- 1.a2.b 3.b(4).c
II-1.
a) nỗi niềm – cái liềm; nương rẫy – lương thực
b) vỗ tay – dỗ dành; sách vở - dở dang
c) tíchtắc – xa tít; vở kịch– đen kịt
2. (1) tối/sáng; (2) chìm/nổi; (3) ít/nhiều; (4) cuối cùng/đầu tiên
3. Xóm làng tưng bừng mở hội mừng xuân. Nhiều hình thức hội hè vui chơi diễn ra sôi nổi, như: đấu võ dân tộc, đua thuyền, đấu cờ tướng, thi hát xướng, ngâm thơ.
4.
a) VD (lời đáp)
(1) Vâng, thế thì hôm nào bố mẹ cho con đi nhé.
(2) Thế thì tớ sẽ cố gắng làm, có gì khó thì bạn hướng dẫn tớ nhé.
b) VD: Sổ liên lạc có tác dụng ghi lại tình hình học tập của em, giúp nhà trường và gia đình liên hệ chặt chẽ với nhau.
I. Luyện đọc văn bản sau:
CÂY NHÚT NHÁT
Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. He hé mắt nhìn không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng không biết từ đâu tới. Con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: hàng nghìn, hàng vạn những con chim đã bay ngang qua đây nhưng chưa có một con chim nào đẹp đến thế.
Càng nghe bạn bè trầm trồ thán phục, cây xấu hổ càng thêm tiếc. Không biết có bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại?
Trần Hoài Dương
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Chú chim trong đoạn văn có màu gì?
A. Màu xanh da trời
B. Màu xanh dương
C. Màu xanh biếc
D. Màu xanh lá cây
2. Chú chim đã đậu trên cành cây nào?
A. Cây xấu hổ
B. Cây thanh mai
C. Cây nhút nhát
3. Cây xấu hổ luyến tiếc điều gì?
A. Nó chưa được ngắm chú chim xanh đủ nhiều.
B. Nó chưa kịp nói chuyện với chú chim xanh
C. Nó chưa được nhìn thấy chú chim xanh đẹp huyền diệu.
4. Hãy viết lời nhắn gửi của em tới cây xấu hổ?
III. Luyện tập
5. Xếp các từ in đậm trong câu sau vào ô thích hợp trong bảng:
Có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng không biết từ đâu tới. Con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi.
Từ chỉ sự vật |
Từ chỉ hoạt động |
Từ chỉ đặc điểm |
6. Sắp xếp các từ sau thành câu theo những cách khác nhau và viết lại:
7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu?, Khi nào? trong các câu sau:
a. Vào những đêm có trăng sao, lũy tre làng đẹp như tranh vẽ.
b. Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biến Trường Sa.
c. Bên vệ đường, một chú bé đang say sưa thổi sáo.
8. Điền ch/tr thích hợp vào chỗ chấm:
…….ải đầu
……ải rộng
…..ạm gác
đụng …..ạm
ĐÁP ÁN - TUẦN 32
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. C
2. B
3. C
4. Hãy viết lời nhắn gửi của em tới cây xấu hổ?
Cây xấu hổ ơi bạn đừng xấu hổ nữa hãy cởi mở, hòa mình với thiên nhiên cây cỏ nhé. Vì ngoài kia thế giới bao la đẹp đẽ đang chờ bạn khám phá đó.
III. Luyện tập
5. Xếp các từ in đậm trong câu sau vào ô thích hợp trong bảng:
Có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng không biết từ đâu tới. Con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi.
Từ chỉ sự vật |
Từ chỉ hoạt động |
Từ chỉ đặc điểm |
Con chim , cành cây |
Tới, đậu |
Lóng lánh, vội vàng |
6. Sắp xếp các từ sau thành câu theo những cách khác nhau và viết lại:
- Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa cánh đồng.
- Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ
7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu?, Khi nào? trong các câu sau:
a. Vào những đêm có trăng sao, lũy tre làng đẹp như tranh vẽ. (Khi nào)
b. Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biến Trường Sa. (Ở đâu)
c. Bên vệ đường, một chú bé đang say sưa thổi sáo.(Khi nào)
8. Điền ch/tr thích hợp vào chỗ chấm:
chải đầu
trải rộng
trạm gác
đụng chạm
Bài 1: Đọc bài sau:
THÀNH PHỐ TƯƠNG LAI
Em hay nhắm mắt tưởng tượng về thành phố trong tương lai. Thành phố có những chiếc xe có cánh, bay đầy trên bầu trời. Các xe dùng một thứ nhiên liệu được chiết xuất từ trái cây nên tỏa hương thơm ngát.
Đường bên dưới chủ yếu dành cho người đi bộ. Lại có những thảm cỏ xanh ngát để người đi bộ nghỉ chân nữa. Thành phố có trồng rất nhiều loại hoa thật đẹp.
Ngày cuối tuần, mọi người thường đi chơi trong công viên. Khi gặp khách nước ngoài, mọi người chào hỏi thật thân thiện. Những người buôn bán đồ lặt vặt không đi theo mời mọc, gây khó chịu cho mọi người. Khi cần mua, các em nhỏ cũng nói năng lễ phép với người bán.
Em tưởng tượng rồi lại nghĩ: Để thành phố mình đẹp hơn, mình cũng có thể góp một phần. Từ nay, khi bước ra đường, em sẽ giữ vệ sinh chung và thật hòa nhã với mọi người.
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bạn nhỏ nghĩ về điều gì trong tương lai?
A. Về cuộc sống ở thành phố
B. Về đồng quê
C. Về môi trường thiên nhiên
2. Đường phố ở thành phố tương lai có điểm gì đặc biệt?
A. Chỉ chủ yếu dành cho người đi bộ, có thảm cỏ xanh để nghỉ chân.
B. Chỉ có những chiếc xe có cánh bay khắp nơi, xe chạy bằng nhiên liệu từ trái cây.
C. Chỉ có khách nước ngoài và những người buôn bán lặt vặt đi lại trên đường.
3. Biểu hiện nào cho thấy mọi người ở thành phố tương lai đối xử với nhau rất lịch sự?
A. Ngày cuối tuần, mọi người cùng nhau vào công viên vui chơi, trẻ con cười đùa vui vẻ thân thiện với nhau.
B. Các xe dùng nhiên liệu chiết xuất từ trái cây để không gây ô nhiễm cho mọi người xung quanh.
C. Chào hỏi thân thiện với người nước ngoài, người bán hàng không mời ép khách, trẻ em nói năng lễ phép.
4. Bạn nhỏ sẽ làm gì để thành phố tương lai đẹp hơn?
A. Trồng nhiều cây và hoa
B. Giữ vệ sinh chung và cư xử hòa nhã với mọi người
C. Bảo vệ môi trường
5. Em thích nhất hoạt động hoặc sự vật nào mà bạn nhỏ trong bài tưởng tượng về thành phố tương lai? Vì sao?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
6. Hãy ghi lại những việc mà em sẽ làm để thành phố chúng ta sạch, đẹp, văn minh hơn.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài 2: Điền vào chỗ trống rồi giải đố:
a) l hoặc n: Cái gì chúm chím đáng yêu Thốt …ời chào hỏi, …ói nhiều điều hay. (Là……………)
|
b) v hoặc d: Thân tròn nhiều đốt Phơ phất lá …ài Róc hết ….ỏ ngoài Bé ăn ngọt lịm. ( Là………………….) |
Bài 3: Xếp các từ ngữ đã cho dưới đây thành từng cặp có nghĩa đối lập:
trong, gần, chìm, gầy, xa, tối, nhiều, tốt, mềm, sáng, cuối cùng, to, béo, ít, đầu tiên, vui, xấu hổ, nhỏ, buồn, nổi, cứng, ngoài.
M: trong – ngoài,……………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
Bài 4: Nối từng từ ở cột trái với từ trái nghĩa ở cột phải cho thích hợp:
a)sạch tinh |
1. bình tĩnh |
|
b)lúng túng |
2. căm ghét |
|
c)yêu quý |
3. nhỏ nhen |
|
d)đáng yêu |
4. đáng ghét |
|
e)độ lượng |
5. bẩn thỉu |
Bài 5: Tìm từ có nghĩa trái ngược với các từ sau:
chăm |
ít |
||
vui |
mưa |
||
đầu |
trai |
||
nhanh |
trắng |
Bài 6: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy thích hợp vào chỗ trống và chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả:
Hằng năm(.....)đất nước vào xuân(.....)nhân dân ta ở khắp mọi miền cũng tưng bừng mở hội mừng xuân(.....)tùy theo tục lệ của từng miền(.....)nhiều hình thức hội hè vui chơi phong phú(.....)độc đáo đã diễn ra sôi nổi(.....)hào hứng như: đấu võ dân tộc(.....)biểu diễn nhạc cụ dân tộc(.....)đua thuyền(.....)đua voi(.....)đấu cờ tướng(.....)thi hát xướng(.....)ngâm thơ,…
Bài 7: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:
c) Em muốn mượn bạn cây bút, bạn bảo: “Tiếc quá, tớ chỉ có một cây bút thôi!”
………………………………………………………………
d) Em muốn xem ti vi thêm một lúc, mẹ bảo: “Không được. Đến giờ đi ngủ rồi!”
………………………………………………………………
ĐÁP ÁN – TUẦN 32
Bài 1: Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. A
2. A
3. C
4. B
5. Em thích nhất hoạt động hoặc sự vật nào mà bạn nhỏ trong bài tưởng tượng về thành phố tương lai? Vì sao?
- Thành phố có những chiếc xe có cánh, bay đầy trên bầu trời. Các xe dùng một thứ nhiên liệu được chiết xuất từ trái cây nên tỏa hương thơm ngát.
- Em thích nhất chi tiết này vì chi tiết này thể hiện bạn nhỏ có ý thức bảo vệ môi trường.
6. Hãy ghi lại những việc mà em sẽ làm để thành phố chúng ta sạch, đẹp, văn minh hơn.
- Em sẽ không vứt rác bừa bãi.
- Sẽ chăm chỉ đi xe đạp nhiều hơn
Bài 2: Điền vào chỗ trống rồi giải đố:
Bài 2: Điền vào chỗ trống rồi giải đố:
a) l hoặc n: Cái gì chúm chím đáng yêu Thốt lời chào hỏi, nói nhiều điều hay. (Là cái miệng) |
b) v hoặc d: Thân tròn nhiều đốt Phơ phất lá dài Róc hết vỏ ngoài Bé ăn ngọt lịm. ( Là cây mía) |
Bài 3: Xếp các từ ngữ đã cho dưới đây thành từng cặp có nghĩa đối lập:
trong, gần, chìm, gầy, xa, tối, nhiều, tốt, mềm, sáng, cuối cùng, to, béo, ít, đầu tiên, vui, xấu hổ, nhỏ, buồn, nổi, cứng, ngoài.
M: trong – ngoài
Gần – xa
Chìm – nổi
Tối – sáng
Nhiều – ít
Tốt – xấu
Mềm – cứng
Cuối cùng – Đầu tiên
To – nhỏ
Béo – gầy
Vui – buồn
Bài 4: Nối từng từ ở cột trái với từ trái nghĩa ở cột phải cho thích hợp:
Bài 5: Tìm từ có nghĩa trái ngược với các từ sau:
chăm |
Lười |
ít |
Nhiều |
vui |
Buồn |
mưa |
Nắng |
đầu |
Cuối |
trai |
gái |
nhanh |
Chậm |
trắng |
đen |
Bài 6: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy thích hợp vào ô và chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả:
Hằng năm, đất nước vào xuân, nhân dân ta ở khắp mọi miền cũng tưng bừng mở hội mừng xuân. Tùy theo tục lệ của từng miền. Nhiều hình thức hội hè vui chơi phong phú, độc đáo đã diễn ra sôi nổi, hào hứng như: đấu võ dân tộc biểu diễn nhạc cụ dân tộc, đua thuyền, đua voi, đấu cờ tướng, thi hát xướng, ngâm thơ,…
Bài 7: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:
c) Em muốn mượn bạn cây bút, bạn bảo: “Tiếc quá, tớ chỉ có một cây bút thôi!”
- Không sao đâu, tớ sẽ hỏi thử bạn khác.
d) Em muốn xem ti vi thêm một lúc, mẹ bảo: “Không được. Đến giờ đi ngủ rồi!”
- Dạ vâng con sẽ tắt ti vi và đi ngủ ạ!
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3