Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 24 (có đáp án)

Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 24 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I- bài tập về đọc hiểu

Voi trả nghĩa

Một lần, tôi gặp một voi non, bị thụt bùn dưới đầm. Tôi nhờ năm quản tượng(1) đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run, huơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó chưa làm được việc, tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua vào rừng.

Vài năm sau, tôi chặt gỗ rừng làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi non ngày trước. Còn con voi lớn, chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi non tung vòi hít hít. Nó rống khẽ rồi tiến lên, huơ vòi trên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày trước.

Mấy đêm sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản.

(Theo Vũ Hùng)

(1)Quản tượng: người trông nom và điều khiển voi

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Lần đầu, tác giả gặp voi non trong tình trạng thế nào?

a- Bị lạc ra ngoài rừng

b- Bị sa xuống đầm nước

c- Bị thụt bùn dưới đầm

2. Tác giả nhờ ai giúp sức kéo voi non lên bờ?

a- Nhờ dăm quản tượng

b- Nhờ năm quản tượng

c- Nhờ năm người ở bản

3. Vài năm sau, voi non cùng mẹ giúp tác giả được việc gì?

a- Chuyển số gỗ rừng đã chặt về để tác giả làm nhà

b- Lấy nhiều gỗ trong rừng về giúp tác giả làm nhà

c- Khiêng năm cây gỗ mới đốn về gần nơi tác giả ở

(4). Câu chuyện ca ngợi điều gì là chủ yếu?

a- Tình cảm của tác giả đối với voi non

b- Tình nghĩa sâu nặng của chú voi non

c- Tình nghĩa sâu nặng của hai con voi

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống:

a) hoặc x

Chú chim được …inh ra trong chiếc tổ ….inh xắn

………………………………………………………….

………………………………………………………….

- Buổi …ớm mùa đông trên núi cao, ..ương …uống lạnh thấu…ương.

………………………………………………………….

………………………………………………………….

b) ut hoặc uc

Voi con dùng vòi h…. nước h…. đầu vào bụng voi mẹ đùa nghịch

……………………………………………………………

……………………………………………………………

2. Điền tên con vật thích hợp vào chỗ trống:

Nhát nhất trong rừng,

Chính là con ……….

Tính tình hung dữ,

Là lão…… vằn.

Vốn dĩ tinh ranh,

Là con…………

Hiền lành bên suối,

Là chú……..vàng.

Đi đứng hiên ngang,

Là …….to nặng.

Tính tình thẳng thắn,

Là……..phi nhanh.

Vừa dữ vừa lành,

Tò mò như………..

(Theo Nguyên Mạnh)

(Tên con vật cần điền: hổ, chó sói, thỏ, nai, ngựa, voi, gấu)

3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm và chép lại đoạn văn sau:

Rừng Tây Nguyên đẹp lắm ….Vào mùa xuân và mùa thu… trời máy dịu và thoang thoảng hương rừng… Bên bờ suối …..những khóm hoa đủ màu sắc đua nở… Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

4. Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

Rùa và đại bàng

Rùa nài xin đại bàng dạy cho nó biết bay. Đại bàng không dạy bởi vì rùa không thể bay được, nhưng rùa cứ nài nỉ mãi. Đại bàng bèn lấy móng quặp rùa bay lên cao rồi thả ra. Rùa rơi bộp xuống đất, mai rạn nứt chằng chịt cho đến ngày nay.

(Theo Lép Tôn-xtôi)

a) Rùa nài xin đại bàng dạy điều gì?

………………………………………………………………

b) Vì sao đại bàng không dạy?

………………………………………………………………

………………………………………………………………

c) Thấy rùa nài nỉ mãi, đại bàng bèn làm gì? Hậu quả ra sao?

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

I- 1.c 2.b3.a (4).b

II- 1.

a) – Chú chim được sinh ra trong chiếc tổ xinh xắn

- Buổi sớm mùa đông trên núi cao, sương xuống lạnh thấu xương.

b) Voi con dùng vòi hút nước rồi húc đầu vào bụng voi mẹ đùa nghịch

2.

Nhát nhất trong rừng,

Chính là con thỏ.

Tính tình hung dữ,

Là lão hổ vằn.

Vốn dĩ tinh ranh,

Là con chó sói.      

Hiền lành bên suối,

Là chú nai vàng.

Đi đứng hiên ngang,

voi to nặng.

Tính tình thẳng thắn,

ngựa phi nhanh.

Vừa dữ vừa lành,

Tò mò như gấu.

Rừng Tây Nguyên đẹp lắmVào mùa xuân và mùa thu, trời máy dịu và thoang thoảng hương rừng. Bên bờ suốinhững khóm hoa đủ màu sắc đua nở… Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm và chép lại đoạn văn sau:

Rừng Tây Nguyên đẹp lắm. Vào mùa xuân và mùa thu, trời máy dịu và thoang thoảng hương rừng.Bên bờ suối, những khóm hoa đủ màu sắc đua nở. Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

4. VD:

a) Rùa nài xin đại bàng dạy cho nó biết bay.

b) Đại bàng không dạy vì biết rùa không thể bay được.

c) Thấy rùa nài nỉ mãi, đại bàng bèn lấy móng vuốt quặp lấy rùa bay lên cao rồi thả ra. Hậu quả là rùa rơi xuống đất, mai rạn nứt chằng chịt cho đến tận bây giờ.

I. Đọc thầm văn bản sau:

RÙA CON TÌM NHÀ

Có một chú rùa con, vừa mới nở được mấy ngày đã vội vàng đi tìm nhà của mình. Thấy tổ ong trên cây, tưởng đó là nhà của mình, Rùa Con vươn cổ lên hỏi: "Có phải nhà của tôi đây không?". Nhưng đàn ong bay túa ra làm Rùa Con sợ quá, thụt cổ vào nằm im như chết. Sau đó Rùa bò tới chân một bức tường. Thấy hang chuột, Rùa Con định chui vào thì một chú chuột ngăn lại: "Đây là nhà của chúng tôi. Không phải nhà của bạn đâu, Rùa ạ". Trông thấy dòng sông nhỏ, Rùa nghĩ: "Có lẽ nhà mình ở dưới nước". Thế là Rùa nhảy xuống sông. Bơi được một quãng ngắn, Rùa con đã mệt đứt cả hơi, đành bò lên bờ. Gặp ốc sên, Rùa lại hỏi: "Bạn có biết nhà tớ ở đâu không?" Ốc sên trả lời: "Ôi! Bạn hãy nhìn tớ đây rồi hãy nhìn lại lưng mình mà xem". Bấy giờ Rùa con mới quay đầu nhìn lại cái mai của mình. Rồi vừa tủm tỉm cười vừa nói với ốc sên: "Cảm ơn bạn nhé! Nhờ có bạn mà tớ đã tìm được nhà của mình rồi".

(Theo lời kể của Thanh Mai)

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Nơi đầu tiên Rùa Con tưởng đó là nhà của mình là:

A. biển                  

B. tổ ong               

C. hang chuột        

D. sông

2. Ai đã giúp Rùa Con tìm được nhà?

A. Ong                  

B. Chuột                

C. Cá                    

D. Ốc Sên

3. Rùa con đã đi nhầm nhà mấy lần tất cả trong đoạn văn trên?

A.1                       

B.2                         

C.3                                     

D.4

4. Hãy thử nghĩ xem nhà của rùa con ở đâu?

III. Luyện tập:

Bài 1. Điền vào chỗ chấm

a) ao hay oa: cái ph….. ; gọi l…… ; nấu ch… …

b) ch hay tr : ….ăm sóc ; chiến  ……anh ; con …ó 

c) inh hay ich :  Kh…..khí cầu ; lợi … ……… ; x…….. đẹp 

Bài 2. Gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, hai gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau:

Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất.

Bài 3. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:

Phong đi học về (…) Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

- Hôm nay con được điểm tốt à (…) 

Vâng (…) Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long (…) Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế (…) 

Mẹ ngạc nhiên:

- Sao con nhìn bài của bạn (….) 

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

Bài 4. Em hãy viết 3 – 5 câu nói về tình cảm của em với một người mà em yêu quý có sử dụng câu Ai thế nào ?

Bài 5: Nối sự vật bên trái với từ chỉ đặc điểm ở cột bên phải để tạo câu Ai thế nào ?

Cái bút chì

thơm mùi lúa chín

Quyển sách mới

thơm mùi mực in.

Cánh đồng

thuôn dài, thẳng tắp.

ĐÁP ÁN - TUẦN 24

I. Luyện đọc văn bản: 

- Học sinh tự đọc văn bản. 

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. B

2. D

3. 3    

4. Hãy thử nghĩ xem nhà của rùa con ở đâu?

Nhà của rùa con chính là chiếc mai của rùa.

III. Luyện tập:

Bài 1. Điền vào chỗ chấm

a) ao hay oa: cái phao ; gọi loa ; nấu cháo

b) ch hay tr : chăm sóc ; chiến tranh ; con chó 

c) inh hay ich :  Khinh khí cầu; lợi ích ; xinh đẹp 

Bài 2. 

Từ chỉ sự vật 

Con trâu, lông, cái sừng, chân, đất

Từ chỉ đặc điểm 

Đen, mượt, vênh vênh, cao lớn, lênh khênh

Bài 3. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:

Phong đi học về.Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

- Hôm nay con được điểm tốt à?

Vâng!Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long.Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.

Mẹ ngạc nhiên:

- Sao con nhìn bài của bạn?

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

Bài 4. Em hãy viết 3 – 5 câu nói về tình cảm của em với một người mà em yêu quý có sử dụng câu Ai thế nào?

Trong gia đình người em yêu thương nhất là mẹ. Mẹ đi làm từ sáng sớm. Chiều lại tất bật về nhà nấu bữa cơm tối cho cả gia đình, các món ăn mẹ nấu rất ngon. Mẹ là người phụ nữ vừa đảm đang lại rất hiền lành. Em rất yêu thương mẹ, em sẽ cố gắng ngoan ngoãn, học giỏi để không phụ công chăm sóc của mẹ.

Bài 5: Nối sự vật bên trái với từ chỉ đặc điểm ở cột bên phải để tạo câu Ai thế nào ?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 24 Chân trời sáng tạo (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2

Bài 1: Đọc bài sau:

NAI TẮM SUỐI

Những ngày hè nắng gắt, trời đất lặng gió, bạn hãy chịu khó ngồi yên ở một nơi khuất nẻo nào đó bên bờ suối, nơi quê hương của hươu nai thì bạn sẽ nhìn thấy đàn nai xuống suối.

Một con đầu đàn, cũng có thể là con dũng cảm nhất, mắt ngơ ngác nhìn tứ phía, vừa đi, vừa ngửi đất, lò dò từng bước một từ lưng sườn núi giữa rừng đi xuống suối. Khi con đầu đàn đi xuống khe nước được an toàn, nó liền kêu lên những tiếng man dại, con người rất khó bắt chước. Lập tức cả đàn đi nhanh xuống suối.

Xuống đến suối, việc đầu tiên là chúng uống một bụng nước thật hả hê. Hai cánh mũi phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai, như lựa từng miếng nước ngon lành, đầy thích thú. Sau đó cả đàn từ từ lội xuống giữa suối. Bao giờ nước vừa xâm xấp chớm đến bụng thì chúng dừng lại. Những con nai con đứng cạnh mẹ, nước gần ngập đến lưng. Nai đứng giữa nước như vậy người miền núi gọi là nai tắm suối. Chúng đứng rất lâu, nếu xung quanh hoàn toàn yên tĩnh. Cho đến khi chúng thấy mát lạnh mới lên bờ. cảm thấy khoan khoái vì mát mẻ, chúng liếm láp, âu yếm lẫn nhau.

(Theo Vi Hồng)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

1. Nai tắm suối khi nào?

a. Vào những ngày xuân.

b. Vào những ngày lặng gió.

c. Vào những ngày hè nắng gắt, trời đất lặng gió.

2. Khi xuống được khe nước an toàn, con nai đầu đàn làm gì?

a. Nó kêu lên những tiếng man dại.

b. Nó đứng im.

c. Nó kêu lên một tiếng.

3. Những hình ảnh nào tả nai thích thú uống nước?

a. Chúng uống một bụng nước thật hả hê.

b. Chúng từ từ lội xuống suối.

c. Hai cánh mũi phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai, như lựa từng miếng nước ngon lành, đầy thích thú.

4. Những dòng nào mô tả đúng cách tắm suối của nai?

a. Cả đàn đứng giữa suối, nước chớm đến bụng.

b. Cả đàn đứng ngập lưng giữa suối.

c. Những con nai con thì đứng cạnh mẹ, nước gần ngập đến lưng.

5. Sau khi tắm xong, đàn nai làm gì?

a. Chúng đi vào rừng.

b. Chúng liếm láp, âu yếm lẫn nhau.

c. Chúng nhảy quẫng lên vì thích thú.

6. Bài văn cho em biết thêm điều gì thú vị về nai?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

7. Nối tên con vật ở cột trái với đặc điểm của nó ở cột phải cho thích hợp:

a. Nai


1. hay bắt chước

b. Gấu trắng


2. tò mò

c. Thỏ đế


3. hay đá hậu

d. Ngựa


4. nhát

e. Khỉ


5. hiền lành

8. Điền tên con vật thích hợp vào chỗ trống:

a. ……….............................. được xem là rất ngây thơ và hiền.

b. …..............................……. là loài thú được mệnh danh “chúa sơn lâm”.

c. Loài thú ngủ suốt mùa đông là ……….................................

9. Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống trống?

      Vào những ngày hè nắng gắt ....... (1) bầy nai rủ nhau đi tắm dưới suối .......... (2) Nai đầu đàn bao giờ cũng đi trước để thăm dò ..... (3) Khi thấy đường đến khe nước an toàn ..... (4) nó mới ra hiệu cho cả đàn xuống theo ..... (5) Xuống đến giữa suối .... (6) chúng ngâm mình cho nước chớm bụng đến khi thấy khoan khoái ....... (7) mát lạnh mới thôi........ (8)

Bài 2: Những từ nào viết sai chính tả?

a. 

a1. say lúa

a2. say sưa

a3. xay xát

a4. say rượu

a5. dòng sông

a6. sông lên

a7. xông hơi

a8. xông nhà

b.   

b1.chúc mừng

b2. chăm chúc

b3. hun hút

b4. thúc thít

b5. lục lội

b6. lục lọi

b7. lúc lắc

b8. khúc khuỷu

Bài 3: Xếp tên các con vật: dê, hổ, ngựa, thỏ, cáo, sư tử, bò, sơn dương, báo, chuột túi, cừu vào 3 nhóm cho thích hợp:

a. Loài thú ăn cỏ:................................................................................................

b. Loài thú ăn thịt: ........................................................................................................

c. Loài thú có túi: .........................................................................................................

Bài 4: Chọn tên các loài chim thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a. Đuôi dài, đầu nhỏ, thích nơi vắng vẻ, hay múa làm duyên, là chị chàng .................

b. Leo cây, mổ vỏ để bắt sâu bọ là anh ……….............................................................

c. Đầu có mào, cuối mình lông đỏ, dáng trông nho nhỏ là anh ………........................

d. Lông màu vàng lục, mỏ đỏ và quắp, bắt chước được tiếng người là anh chàng …….........................

e. Dũng sĩ rừng xanh, xứng danh anh cả, bạt gió tung ngàn, là họ ………...................

(chào mào, công, vẹt, gõ kiến, đại bàng)

Bài 5: Những câu đáp lời đồng ý nào trong các tình huống sau được xem là lễ phép?

a. 

- Bố ơi, bố có mua được sách cho con không?

- Bố chưa mua được đâu.

a1. Ôi, con đang cần quyển sách đó lắm! 

a2. Thế ạ, không sao đâu bố ạ! Con đợi được. 

a3. Hôm khác mua cũng được bố ạ!

b. 

- Mẹ có đỡ mệt không ạ!

- Mẹ chưa đỡ mấy.

b1. Mẹ cứ yên tâm nghỉ ngơi, rồi mẹ sẽ khỏe thôi ạ! 

b2. Con sẽ giúp mẹ mọi việc, mẹ cứ nghỉ đi ạ! 

b3. Sao mẹ mệt lâu thế nhỉ?

Bài 6:        Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả một con thú mà em biết.

ĐÁP ÁN – TUẦN 24

Bài 1:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

c

a

a,c

a,c

b

Bài văn cho em biết tằng cũng như con người, nai cũng đi tắm suối cả đàn rất đoàn kết và vui.

7. Nối a-5; b-2; c-4; d-3; e-1

8. a. Nai                           b. Sư tử (hoặc Hổ)                     c. Gấu

9. (1), (4), (6), (7): dấu phẩy

(2), (3), (5), (8): dấu chấm

Bài 2:

a. 

a1. say lúa         a6. sông lên                

b.

b2. chăm chúc    b4. thúc thít                

Bài 3: 

a. Loài thú ăn cỏ: dê, ngựa, thỏ, bò, sơn dương, cừu,...

b. Loài thú ăn thịt: hổ, cáo, sư tử, báo,...

c. Loài thú có túi: chuột túi

Bài 4: 

a. công                   b. gõ kiến               c. chào mào           d. vẹt            e. đại bàng

Bài 5: 

a.  a2, a3

b.  b1, b2

Bài 6:

          Em biết rất nhiều loài thú, trong đó em thích nhất là con ngựa. Ngựa có hai tai to rất đẹp dựng đứng trên đầu. Hai lỗ mũi ươn ướt luôn động đậy. Mỗi khi nó nhếch môi để lộ hai hàm răng trắng muốt. Bờm ngựa rủ xuống dưới cổ mềm mại thật đẹp. Khi đứng, bốn chân ngựa cứ dậm lộp cộp trên đất. Trông chú thật hùng dũng.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học