Trọn bộ 30 đề thi Ngữ văn 12 Giữa kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận
sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 12.
Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
(Trích Di chúc, Hồ Chí Minh, Di chúc của Chủ tich Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, tr.4,5).
Câu 1 (1,0 điểm): Theo đoạn trích, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định điều gì về đoàn viên thanh niên?
Câu 2 (1,0 điểm): Tác giả sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả phẩm chất của đoàn viên thanh niên và nhân dân lao động trong đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Biện pháp tu từ liệt kê có tác dụng gì trong đoạn văn sau: Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.?
Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao đoạn văn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau?
Câu 5 (1,0 điểm): Dựa vào đoạn văn và tình hình thực tế, anh/chị hãy đề xuất một kế hoạch cụ thể để nâng cao đời sống của nhân dân lao động, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Kế hoạch này cần bao gồm các biện pháp phát triển kinh tế và văn hóa cụ thể nào?
Phần2: Viết (5.0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài nghị luận trình bày tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong bối cảnh hiện nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: phút
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Sách Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2007, tr. 144)
Câu 1 (1,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là ai?
Câu 2 (1,0 điểm): Hình ảnh nhân dân được tác giả mô tả cụ thể qua những con người như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Tác dụng của biện pháp điệp từ “nhớ” được sử dụng trong văn bản?
Câu 4 (1,0 điểm): Nỗi nhớ tình yêu với người con gái Tây Bắc có ý nghĩa như thế nào trong lòng của nhân vật trữ tình qua những dòng thơ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng ?
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Câu 5 (1,0 điểm): Em có đồng ý với nội dung mà tác giả đề cập trong 2 dòng thơ “Khi ta ở, chi là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!” không? Vì sao?
Phần 2: Viết (5.0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài nghị luận trình bày quan điểm của bản thân về chủ đề: Tuổi trẻ - Tận hiến hay tận hưởng.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: phút
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TẢO GIẢI
(Giải đi sớm, trích Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh)
Phiên âm
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san.
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất không.
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
Dịch nghĩa
Gà gáy một lần, đêm chưa tàn,
Chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu;
Người đi xa đã cất bước trên đường xa,
Gió thu táp mặt từng cơn từng cơn lạnh lẽo.
Phương đông màu trắng chuyển thành hồng,
Bóng đêm còn rơi rớt sớm đã hết sạch;
Hơi ấm bao la khắp vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
Dịch thơ – Bản dịch của Nam Trân
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
Ghi chú: Bài thơ này được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006.
Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm) Khung cảnh chuyển lao được Bác miêu tả vào thời điểm nào? Thời điểm đó nói lên điều gì về hoàn cảnh của Hồ Chí Minh?
Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu hai chữ nghênh diện như thế nào? Nhận xét về hình ảnh người tù được miêu tả trong hai câu thơ sau:
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Câu 4 (1,0 điểm) Thời gian có sự chuyển dịch như thế nào từ khổ 1 sang khổ 2? Câu thơ U ám tàn dư tảo nhất không biểu đạt điều gì?
Câu 5 (1,0 điểm) Theo em, chất thép trong bài thơ thể hiện như thế nào?
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người tù chiến sĩ trong bài thơ trên.
Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blog của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".
(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm): Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).
Câu 4 (0,5 điểm): Anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.
Câu 2 (5,0 điểm): Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.
Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
“Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống. Đa số những người thuộc thế hệ trẻ còn phải chấp nhận một thực tế phũ phàng nữa là cuộc sống riêng tư không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đem lại cho họ toàn là những sự mãn nguyện và những niềm vui. Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ. Một giáo sư triết học người Ba Lan nổi tiếng, ông Leszek Kolaczhowski đã từng nói: “Một nền văn hóa thực sự có giá trị là nền văn hóa giúp cho mọi người biết cách chịu đựng thất bại, bởi cuộc sống suy cho cùng không phải gì khác ngoài việc con người đi từ thất bại này đến thất bại khác”. Câu triết lí vừa dẫn có thể làm cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên cần phải ý thức được rằng những khái niệm như “thất bại”, “rủi ro trong suốt một đời”, muốn hay không, vẫn tồn tại như một phần cuộc sống. Nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz, người được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1980, vừa kỉ niệm ngày sinh lần thứ 90 của mình, khi được hỏi: “Ông có nghĩ mình là người hạnh phúc hay không? đã trả lời gọn lỏn “không”. Câu trả lời làm mọi người suy ngẫm: Một người như ông ta còn nói thế, nói gì đến chúng ta, những con người hết sức bình thường”.
(Trích Nhà trường cần giúp đỡ người học có cách nhìn tương lai đúng đắn của TS. Nguyễn Chí Thuật, dẫn theo báo GD&TĐ, số 45, 46 – 2001)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Tại sao tác giả cho rằng: “Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống” ?
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ.” không? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và nồi cháo cám của bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân).
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta...Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình.
(Phạm Thị Ly)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp?
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn.” không? Vì sao?
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về lòng nhân ái của con người?
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Việt qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.