Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 12 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 12 Giữa kì 2.

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung kiến thức Văn 12 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

1. Văn bản:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ,…

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ; phân tích sự phủ hợp giữa chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm thơ.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,…

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác giả; đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết.

a. Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Yếu tố siêu thực xuất hiện khi trong một số tác phẩm thơ trữ tình có thể xây dựng một thế giới khác lạ bằng việc sử dụng các kết hợp từ ngữ, những hình ảnh rất xa nhau, thông thường khó liên kết với nhau. Việc kết hợp này nhằm phá vỡ trật tự thông thường của tư duy lí tính, gợi nhắc sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, ẩn ức sâu trong vô thức.

VD: sự kết hợp giữa hình ảnh “mặt nhật” (mặt trời) và “máu”, “khối” và “lòng tôi”, “cứng” và “si” trong thơ của Hàn Mặc Tử:

Bao giờ mặt nhật tan thành máu

Và khối lòng tôi cứng tợ si

(Hàn Mặc Tử, Những giọt lệ)

b. Hình tượng và biểu tượng

Hình tượng

Biểu tượng

1. Khái niệm

Hình tượng là những hình ảnh, nhân vật được xây dựng một cách sống động, sáng tạo trong tác phẩm, vừa phản ánh đời sống vừa thể hiện quan niệm, tư tưởng và ý đồ, tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ. 

Biểu tượng là một loại hình ảnh đặc biệt, thông qua hình thức cụ thể, trực quan để gợi lên những tư tưởng, triết lí có ý nghĩa sâu xa. 

2. Ví dụ

Hình tượng Mô-na Li-sa (Mona Lisa) trong bức tranh cùng tên của Lê-ô-na-đô đờ Vanh-xi (Leonardo da Vinci), hình tượng nàng Kiều trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), hình tượng người mẹ anh hùng trong thơ Tố Hữu,…

Hình ảnh cây tre trong đời sống và nhiều tác phẩm nghệ thuật đã trở thành biểu tượng cho những đức tính, phẩm chất cao đẹp, cho vẻ đẹp tâm hồn của con người, dân tộc Việt Nam.

d. Tiểu thuyết

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Tiểu thuyết là thể loại văn xuôi tự sự hư cấu cỡ lớn, có khả năng phản ánh những bức tranh đời sống ở quy mô sâu rộng.

2. Đặc điểm chung

- Dung lượng lớn

- Có thể xuất bản thành một ấn bản riêng

- Số lượng nhân vật đồ sộ

- Nhiều tuyến truyện đan xen với nhau, diễn biến cốt truyện phức tạp hơn và xảy ra trong bối cảnh không gian rộng, thời gian dài.

e. Tiểu thuyết hiện đại

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Tiểu thuyết hiện đại có hình thức tiểu thuyết gắn liền với thời hiện đại, với những thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc và tư duy nghệ thuật so với tiểu thuyết trung đại.

2. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại dung nạp lời nói hằng ngày của mọi lớp người, kể cả tiếng lóng, phương ngữ,… Nhìn chung, tiểu thuyết kết hợp khéo léo giữa ngôn ngữ của người kể chuyện (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba) với ngôn ngữ của nhân vật.

- Ngôn ngữ của người kể chuyện phản ánh thái độ, quan điểm của người kể chuyện đối với câu chuyện và nhân vật.

- Ngôn ngữ của nhân vật phản ánh xuất thân, nền tảng văn hóa, tính cách, thái độ của nhân vật.

Trong một số tiểu thuyết có sự đan cài phức tạp giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật trong cùng một câu văn hoặc đoạn văn.

3. Nhân vật

Nhờ quy mô lớn và khả năng phản ánh đời sống sâu rộng, tiểu thuyết có xu hướng xây dựng những nhân vật đời thường trong nhiều mối quan hệ đa dạng, với số phận trọn vẹn và quá trình phát triển tính cách dài, phức tạp.

4. Đặc điểm tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tiểu thuyết hiện đại sử dụng chữ Quốc ngữ, tiếp thu ảnh hưởng từ văn học phương Tây với kết cấu chương đoạn hiện đại, cốt truyện có thể tuyến tính hoặc phi tuyến tính, đặc biệt chú trọng đến thế giới nội tâm và sự phát triển tính cách của nhân vật, điểm nhìn đa dạng, phức tạp (ngôi thứ nhất hoặc thứ ba toàn tri, hạn tri hoặc có sự kết hợp, di chuyển điểm nhìn).

f. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

6

Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử

Thơ bảy chữ

Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

- Hình ảnh biểu hiện nội tâm.

- Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng.

Đàn ghi ta của Lor-ca

Thanh Thảo

Thơ tự do

Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của nghệ sĩ Lorca – một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ, luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật và nghệ thuật đi tới không ngừng. Tình yêu con người, tình yêu nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor – ca hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể nào hủy diệt được.

- Sử dụng hình ảnh biểu tượng, siêu thực có sức chứa lớn về nội dung

- Sự kết hợp giữa nhạc và thơ

- Những liên tưởng, so sánh bất ngờ, thú vị, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ...

 

San-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức”

Nhiều tác giả

Nghị luận

Với sự kết hợp giữa bức tranh "Sự dai dẳng của kí ức" và tư tưởng về thế giới tâm hồn của Đa-li, tác giả muốn truyền đạt thông điệp về sự phong phú, đa chiều và không lường trước được của tâm hồn con người thông qua việc thể hiện những ám ảnh và mảng kí ức sâu bên trong.

- Lập luận chặt chẽ.

- Có sự liên kết của nhiều chi tiết, hình ảnh đối lập.

 

Tự do

Pôn Ê-luy-a

Thơ tự do

Bài thơ là một bức tranh hùng vĩ về sự khát khao tự do của con tim, hòa mình trong bản hòa nhạc của núi vọng sông rền, của đất trời bao la và biển cả mênh mông. Tự do, không chỉ là một chủ đề lớn mang tính nhân văn phổ quát, mà còn là biểu tượng của khao khát vĩnh cửu trong lòng con người qua mọi thời đại.

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: trùng điệp, thủ pháp liệt kê hình ảnh, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc... qua các khổ thơ.

- Mạch cảm xúc hướng tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ. Hình thức thể hiện đặc biệt với tầng lớp hình ảnh lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau.

- Hình thức nhân hóa tự do thành một nhân vật có linh hồn thực sự, giàu biểu cảm "em", tạo cách nói gần gũi nhưng cũng thiêng liêng, sâu sa.

7

Hai quan niệm về gia đình và xã hội

Vũ Trọng Phụng

Tiểu thuyết

Văn bản tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc, đó là cuộc cải cách văn hóa nói chung và cải cách thời trang nói riêng, từ đó, phê phá, bóc trần sự giả dối, kệch cỡm của cuộc cải cách văn hóa này.

Ngôn từ hấp dẫn, lối miêu tả các hình ảnh quen thuộc.

Ở Va-xan

Uy-li-am Thác-cơ-rây

Tiểu thuyết

Văn bản xoay quanh cuộc đời của Rebecca, một thiếu nữ thông minh và tài hoa nhưng có xuất thân thấp kém. Nhờ vào sắc đẹp và sự khôn ngoan, cô đã trở thành con dâu của gia đình quý tộc Crâulê. Tác phẩm phản ánh xã hội quý tộc tư sản và số phận của con người trong xã hội đó, thông qua cuộc đời của hai cô thiếu nữ là bạn học cùng lớp nhưng không cùng tầng lớp và số phận.

Ngôn từ hấp dẫn, lối miêu tả các hình ảnh quen thuộc.

Áo dài đầu thế kỉ XX

Đoàn Thị Tình

Văn bản nghị luận

Văn bản đề cập đến quá trình tiếp nhận văn hóa Tây Âu ở thành thị và đặc điểm của áo dài tân thời nói chung, áo Lơ Muya nói riêng. Qua đó cho thấy sự phục hồi của áo dài truyền thống.

Ngôn từ hấp dẫn, lối miêu tả các hình ảnh quen thuộc.

Ngày 30 Tết

Ma Văn Kháng

Tiểu thuyết

Văn bản kể về cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa chị Hoài và gia đình chồng cũ trong chiều 30 Tết. Chị Hoài, con dâu cũ của ông Bằng, đã bước tiếp vào cuộc sống mới và có một gia đình riêng. Tác phẩm lấy bối cảnh Hà Nội sau những năm chiến tranh, phản ánh những thay đổi trong xã hội và cuộc sống gia đình ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu.

Ngôn từ hấp dẫn, lối miêu tả các hình ảnh quen thuộc.

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 12 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi :

HOÀNG HÔN MÀU CỎ

(Hoàng Trần Cương)

Khói lửa tạm lắng rồi

Gói chiếc ba lô phồng căng thời trai trẻ

Con trở về miền ao ước

Rải tiếng cười lăn xuống gậm giường

Ngực để trần

Áo trận lỏng tay

Một mình đứng khóc thầm cùng cỏ lác

 

Không còn sợ thần sắc long đong

Không còn lo chùm bom thù đi lạc

Mẹ bảo

Còn hai bàn tay là còn của nả

Còn nhớ về những nấm mộ rừng xa

Thế kỉ này vẫn lắm quỷ nhiều ma

Chỉ có bầu trời làng ta đang trong trẻo lại

Những chiều tà

Dân làng không túm tụm nhau ngoài bãi

Hoảng hốt nhìn những lằn chớp đen chèn ngang lễ cưới

 

Hoảng hốt nhìn những sân trường sạch bóng trẻ con

Hoảng hốt nhìn vào lòng mình thấy ruột gan nóng rần như lửa đốt

Bói đâu ra bóng dáng của ngày thường

Bói đâu ra tiếng gà trưa đảo trứng

Tiếng mõ trâu chùng cả dáng chiều

 

Mẹ ơi!

Con nào dám cầu xin chi nhiều

Sau chuỗi ngày chinh chiến

Sau chuỗi ngày rụng rơi như bồ hóng

Những năm tháng hoả lò không sót lại muội than

Cho con xin vỏn vẹn một ngày

Trải lá chuối lên xó vườn rậm cỏ

Nằm dang tay dang chân

Để nghe gió thì thào to nhỏ

Để dõi theo mây núi trắng ngần

Để nỗi nhớ lần về tận ngõ

Theo chuyến đò ngang

[...]

 

Mẹ ơi

Xin cho con thêm một lần thả mình trên cỏ

Thiếp đi dưới bóng của làng

Giữa mơ màng thức ngủ

Nghe thì thầm trong đất

Nẻo đường dẫn đến mùa thu

Nẻo đường ngược về lịch sử

Nẻo đường dài ngắn xưa sau

Trời trong vắt

Mắt người xa xứ

Nỗi nhớ thì gần

Cái nhớ thì xa

(Hoàng Trần Cương, Trầm tích, NXB Hội Nhà văn, 1996)

Câu 1. Cảm xúc, rung động trong bài thơ là tiếng “dội” mãnh liệt của sự kiện nào vào tâm hồn nhà thơ? Xác định một số dòng/hình ảnh thơ mà em cho là đặc sắc.

Câu 2. Khổ thơ đầu gợi hình dung gì trong em, biểu tượng nào gợi ra cảnh ngộ của con người? Phân tích những cảm xúc, tâm trạng thể hiện trong khổ thơ.

Câu 3. Đọc khổ 2,3 và thực hiện các yêu cầu kế tiếp:

a. Hai khổ thơ gợi không gian, những cảm xúc, tâm trạng nào của ai, ở đâu, khi nào?

b. Những dòng thơ: “Mẹ bảo/ Còn hai bàn tay là còn của nả/ Chỉ có bầu trời làng ta đang trong trẻo lại” diễn tả, nói về điều gì trong cảm nhận người con?

c. Xác định thủ pháp nghệ thuật chính ở khổ 2,3 và hiệu quả thẩm mĩ của chúng?

d. Khổ thơ 2,3 có vai trò, vị trí như thế nào đối với toàn tác phẩm?

Câu 4. Người con khao khát điều gì? Khao khát ấy được nhà thơ thể hiện đặc biệt như thế nào?

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học