Top 100 Đề thi Văn 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Văn 12 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 12 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 12.

Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 Xem thử Đề thi CK1 Văn 12 Xem thử Đề thi GK2 Văn 12

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Văn 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Ngữ văn 12 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Ngữ văn 12 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Ngữ văn 12 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề thi Ngữ văn 12 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi Văn 12 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: phút

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu:

Mong manh nhất không phải là tơ trời

Không phải nụ hồng

Không phải sương mai

Không phải cơn mơ vừa chập chờn đã thức

Anh đã biết một điều mong manh nhất

Là tình yêu

Là tình yêu đấy em!

Tình yêu

Vừa buổi sáng nắng lên

Đã u ám cơn mưa chiều dữ dội

Ta chạy tìm nhau...

Em vừa ập vào anh...

Như cơn giông ập tới

Đã như sóng xô bờ, sóng lại ngược ra khơi

Không phải đâu em, không phải tơ trời

Không phải mây hoàng hôn

Chợt hồng...chợt tím...

Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê

Khẽ vụng dại...là thế thôi...tan biến

 

Anh cầu mong không phải bây giờ

Mà khi tóc đã hoa râm

Khi mái đầu đã bạc

Khi ta đi qua những giông-bão-biển-bờ

Còn thấy tựa bên vai mình

Một tình yêu không thất lạc

(Không phải tơ trời, không phải sương mai, Đỗ Trung Quân, NXB Văn hóa, 1988)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Liệt kê những hình ảnh hiện thân cho điều mong manh mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê

Khẽ vụng dại...là thế thôi...tan biến

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có nhận xét gì về quan niệm của tác giả được thể hiện trong khổ thơ cuối?

Câu 5 (1,0 điểm): Nêu những thông điệp mà anh/chị có thể rút ra được từ văn bản trên.

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích và so sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: phút

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trời đã quá trưa. Tôi vừa về đến nhà trọ, đã thấy người nhà ông L đã sang mời. Lần này là ba. Sáng ngày đã hai lần rồi. Trước sự ân cần như vậy, ai mà có thể từ chối. Bởi tại hôm nay nhằm kỳ bình văn, tôi phải có mặt ở trường, nên còn xin khất đến chiều. Kể ra tôi với ổng không phải có thân tình gì. Vì tôi trọ học ở gần nhà ổng thành ra quen ổng. Người ta bảo với tôi rằng: Ổng rất thật thà chăm chỉ. Trước đó chừng mười lăm năm, ổng còn làm nghề cày thuê, vợ ổng thì chuyên đi ở vú sữa. Cái chính sách tiết kiệm, trong một thời kỳ khá dài, đã đưa nhà ổng lên đến bậc có máu mặt, lưng vốn ở nhà đã có gần mẫu ruộng và nửa con trâu. Trong mấy năm nay, vợ ổng đã không còn sữa, ổng cũng không được khỏe mạnh như xưa, cho nên cả hai đều tự hưu trí để cùng trông nom nhà cửa ruộng nương. Nhờ trời hồi ấy luôn luôn được mùa, vận ổng lại càng tấn tới, trong chuồng lúc nào cũng có lợn lớn, thóc lúa đủ ăn từ vụ nọ đến vụ kia. Trong cái hạnh phúc của loài người, ổng không mong gì hơn thế, nếu như làng ổng không có cái đình. Khổ vì cái làng Đ.Tr. nhà ổng tuy không phải làng văn vật, nhưng mà rất có trật tự. Bao giờ cũng vậy, ngồi chỗ trong đình làng ấy cũng như ngồi chỗ ở các rạp hát, vẫn chia ra rất nhiều lô: trên nhất là chiếu phẩm hàm, rồi đến các chiếu chức dịch, trai đinh phải ngồi vào lớp cuối cùng. Ông tuy ngoài năm chục tuổi, nhưng vẫn là hạng bạch đinh, mỗi khi ra đình, chỉ được ngồi với bọn bố cu, bố đĩ. Điều đó, ổng rất lấy làm bất mãn. Nhiều lần làng khuyết lý trưởng, phó lý, ổng đã dốc lòng định mưu lấy chút danh phận. Chỉ vì ổng không biết một thứ chữ nào, cho nên không được như nguyện. Năm nay, mái đình làng ấy có mấy chỗ dột. Dân làng cũng mong chữa lại, nhưng mà tiền công của làng chỉ vừa đủ để các hào lý đi việc quan, không còn thừa mà mua ngói. Các ông kỳ dịch liền gọi ổng ra giữa đình, để bán cho ổng cái chức "lý cựu" lấy một trăm bạc chi tiêu vào công việc tu bổ.

(Trích Góc chiếu giữa đình, Phóng sự Việc làng, Ngô Tất Tố, NXB Văn học, 2022, tr.55)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn trích được kể ở ngôi thứ mấy?

Câu 2 (1,0 điểm): Theo đoạn trích, lí do nào ông L được làm chức “lý cựu”?

Câu 3 (1,0 điểm): Đoạn văn “Bao giờ cũng vậy, ngồi chỗ trong đình làng ấy cũng như ngồi chỗ ở các rạp hát, vẫn chia ra rất nhiều lô: trên nhất là chiếu phẩm hàm, rồi đến các chiếu chức dịch, trai đinh phải ngồi vào lớp cuối cùng. Ông tuy ngoài năm chục tuổi, nhưng vẫn là hạng bạch đinh, mỗi khi ra đình, chỉ được ngồi với bọn bố cu, bố đĩ” phản ánh thực trạng gì của làng quê xưa?

Câu 4 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Câu 5 (1,0 điểm): Qua đoạn trích, anh/chị hãy rút ra bài học gì cho mình trên hành trình tìm kiếm công danh cho bản thân?

Phần 2: Viết (5,0 điểm)

“Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay.” (Robert Schuller)

Anh/ Chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về tầm nhìn của những người trẻ trong thời đại ngày nay.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: phút

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

 

Con nhớ anh con, người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

 

Con nhớ em con, thằng em liên lạc

Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ

Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc

Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư

 

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mế thức một mùa dài

Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

 

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chi là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

 

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Sách Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2007, tr. 144)

Câu 1 (1,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là ai?

Câu 2 (1,0 điểm): Hình ảnh nhân dân được tác giả mô tả cụ thể qua những con người như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Tác dụng của biện pháp điệp từ “nhớ” được sử dụng trong văn bản?

Câu 4 (1,0 điểm): Nỗi nhớ tình yêu với người con gái Tây Bắc có ý nghĩa như thế nào trong lòng của nhân vật trữ tình qua những dòng thơ:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng ?

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

Câu 5 (1,0 điểm): Em có đồng ý với nội dung mà tác giả đề cập trong 2 dòng thơ “Khi ta ở, chi là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!” không? Vì sao?

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài nghị luận trình bày quan điểm của bản thân về chủ đề: Tuổi trẻ - Tận hiến hay tận hưởng.

Tham khảo đề thi Ngữ văn 12 các bộ sách có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học