Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 12 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 12 Học kì 1.

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Nội dung kiến thức Văn 12 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển lãng mạn qua các tác phẩm thơ trữ tình tiêu biểu.

- Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.

- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách hiện thực và lãng mạn qua các tác phẩm văn học tiêu biểu đã học.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, sự kiện, ngôi kể, điểm nhìn, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của truyện; đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Phân tích và đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì: đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật,...; đánh giá được vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, liên hệ với vai trò của yếu tố này trong truyện cổ dân gian.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của phóng sự, nhật kí: tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật (miêu tả, trần thuật); sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết;...

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng,...

- Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm kịch đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

a. Phong cách

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của một tác giả (phong cách tác giả), một trường phái văn học (phong cách trường phái), một thời đại (phong cách thời đại), hay một nền văn học (phong cách dân tộc).

- Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm (cái nhìn) riêng về thế giới, con người, thể hiện quan hệ thống đề tài; tư tưởng, cảm hứng; hình tượng nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật được ưa chuộng.

b. Các loại hình phong cách

Loại hình

Phân loại

Phong cách cổ điển

Phong cách lãng mạn

Phong cách hiện thực

1. Đặc điểm

Đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng (đạo lí, lí tưởng sống,…) và nghệ thuật (những quy định về thể loại, với hệ thống ngôn từ tao nhã, hình ảnh ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố,…).

Đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, có khuynh hướng phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân bộc lộ cá tính một cách tự do nhất.

Phong cách nghệ thuật chú trọng việc khắc họa chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống, môi trường, xã hội với cảm hứng phê phán, bóc trần và phủ nhận thực tại. Đề tài gắn với cuộc sống hằng ngày, nhân vật thường điển hình cho một hoàn cảnh, một tính cách, một số phận trong xã hội.

2. Ảnh hưởng ở Việt Nam

Ở Trung Quốc và Việt Nam, phong cách cổ điển gần với quan niệm “thiên nhân hợp nhất” (con người và trời đất là một), hệ thống ngôn ngữ giàu tính ước lệ, giàu điển tích, điển cố. Thơ ca đời Đường (Trung Quốc) và đa số thơ trung đại Việt Nam là đại diện của phong cách này.

Ở Việt Nam, phong cách lãng mạn phát triển thành một trào lưu lớn vào khoảng những năm 1930 – 1945 với phong trào Thơ mới (Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,…), văn xuôi của Tự lực văn đoàn (Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam,…), sáng tác của Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác trước năm 1945. Trào lưu này gắn với sự bứt phá khỏi những khuôn khổ thi luật và ngôn ngữ của thơ văn trung đại, giải phóng cái tôi thời hiện đại và cá tính sáng tạo của nhà văn.

Ở Việt Nam, phong cách hiện thực cũng phát triển thành một trào lưu lớn song song với trào lưu lãng mạn vào khoảng những năm 1930 – 1945 với các tác giả Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… Trào lưu này gắn với những bức tranh xã hội chân thực về đời sống khốn cùng của nông dân, thị dân nghèo và tiểu tư sản trí thức, với cảm quan phê phán hiện thực và tinh thần phản kháng tiềm tàng.

c. Tính chỉnh thể của tác phẩm

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống bao gồm hàng loạt yếu tố thuộc những bình diện khác nhau (đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, chi tiết, sự kiện, nhân vật,…).

2. Vai trò

Ở những tác phẩm có giá trị, sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này làm cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật mang tính thống nhất giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.

d. Sự kiện trong tác phẩm truyện

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

Sự kiện trong tác phẩm truyện là những sự việc, biến cố quan trọng tác động đến nhân vật, tạo ra sự thay đổi của nhân vật, thúc đẩy cốt truyện phát triển. Sự kiện vừa phản ánh các mối quan hệ, xung đột xã hội vừa giúp bộc lộ tính cách và số phận nhân vật.

e. Các giá trị của tác phẩm văn học

Giá trị nhận thức

thể hiện ở việc tác phẩm văn học mang đến cho bạn đọc những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và về chính bản thân mình (tự nhận thức).

Giá trị giáo dục

thể hiện ở khả năng hình thành nơi người đọc những phẩm chất đạo đức, có thể thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan.

Giá trị thẩm mĩ

Thể hiện ở khả năng thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp, phát triển năng lực, thị hiếu về cái đẹp cho người đọc.

Các giá trị trên không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau và đều được thể hiện thông qua hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học.

f. Truyện truyền kì

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự cỡ nhỏ thời trung đại, có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường phản ánh hiện thực bằng yếu tố kì ảo. Nhiều truyện gần với truyện dân gian.

- Ở Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh ở thế kỉ XVI-XVII, tiêu biểu là Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

2. Yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo là những yếu tố kì lạ, hoang đường thể hiện qua sự kiện, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, thủ pháp nghệ thuật,… của truyện kể.

- Trong truyện truyền kì, thế giới con người giao thoa và kết nối với thế giới của thành thần, ma, quỷ. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết kì ảo, phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả đối với đời sống đương thời.

- Mục đích sử dụng: Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì chủ yếu được sử dụng như là phương tiện nghệ thuật, giúp nhà văn dựng nên trong truyện kể một thế giới kì lạ hoang đường, qua đó đề cập đến những vấn đề đáng quan ngại của xã hội đương thời.

................................

................................

................................

Các dạng bài Văn 12 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA

1. Dạng 1: Đọc – hiểu

Bài tập 1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi :

(Lược đoạn đầu: Đậm là người phụ nữ hai mươi chín tuổi. Vì trót bồng bột mà có con rồi phải bỏ nhà ra đi. Đến khi ba mất, má Đậm mới rước con về. Những ngày giáp Tết, cô bán dưa hấu ở chợ thị xã. Bên trái là vạt bông của ông Chín từ miệt Sa Đéc xuống. Chỉ mình Đậm bán dưa một mình, may có Quí, một anh chàng chạy xe lam gần nhà, ít hơn Đậm bốn tuổi, tới giúp. Thấy thế, già Chín cũng cười chéo mắt vui lây…)

(1) Thời gian bị người ta chở kĩu kịt đi. Khiếp, mới đó đã hai mươi chín Tết. Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố. Đây là thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm. Tết này không có ba mươi, hai chín rồi tới mùng một, như người ta bước hụt, thấy thiếu đi một ngày. Những khóm vàng hoa của ông Chín nở sớm từ hai bốn, hai lăm đã ngả màu vàng sậm. Bốn giờ sáng, ông đi qua bên kia đường gánh nước về tưới, than, “Thời tiết năm nay kỳ cục quá”. Ông vấn điếu thuốc, phà khói, bảo: “Con biết không, nghề bán bông Tết cũng như bán lồng đèn Trung thu, qua rằm tháng Tám, có cho người ta cũng không thèm lấy. Buôn bán kiểu vậy như con gái có thì, qua rồi, khó lắm...”. Ông nói tới đây, thấy Đậm ngẩng đầu ngó sao muộn, ông thôi không nói nữa. Đậm nhớ con gái quá. Nghe Quí đem đồ về lại đem tin ra bảo, “Bộ đồ bé Lý mặc vừa lắm, nó đòi ra với Đậm, buôn bán như vầy cực quá, chở nó ra tội nghiệp...”. Rồi Quí bảo mớ bông mồng gà Đậm gieo sao mà khéo quá, bông đỏ bông vàng trổ ngay Tết.

(2) Đó là lúc chờ sáng, còn rỗi rãi xẻ dưa mời nhau, chứ ngày hai chín là một ngày tất bật, nói theo dân đá banh là thắng với thua. Người mua xúm xa xúm xít. Mới một buổi đã lử lả. Đậm một mình phải coi trước coi sau. Tưởng dưa hấu đắp đập ngăn sông mà đã vợi đi quá nửa. Nhưng chắc phải đợi cho tới giao thừa. Người ta chờ tới đó sẽ rẻ nữa. Chạy xong mấy chuyến xe buổi sáng, Quí lại giúp. Từ bến xe lam lại đằng chợ chừng một trăm mét. Quí kêu, “Có ai mua nhiều, Đậm hứa đi, tôi chở tới nhà cho”. Đậm thấy vui, phần thì bớt lo dưa ế, phần thấy nao nao trong lòng. Cái không khí đẹp thế này, ấm thế này, không vui sao được. Quí hỏi, “Nhà Đậm có gói bánh tét không?”. Đậm hỏi lại, “Có, mà chi?”. “Tôi cho, má tôi gói nhiều lắm”. Quí mặc áo đứt mất tiêu cái nút trên, lồ lộ ra mảng ngực ram ráp nắng. Trong Đậm nhiều khi dậy lên một cái gì rưng rức khó tả, chỉ mong nép đầu vào đó để quên nhọc nhằn, để quên nỗi cô độc lùi lũi trong đời.

(3) Lúc ngẩng lên được đã năm mới mất rồi. Nghe được tiếng trống giao thừa vọng về từ trung tâm thị xã. Ở đó có một lễ hội thật tưng bừng. Ông Chín đốt sáu nén nhang, chia cho Đậm nửa, biểu, “Con cúng giao thừa đi. Cầu an khang, sức khỏe, cầu năm tới giàu hơn năm nay”. Mùi nhang thơm xà quần trong gió sực lên mũi Đậm một nỗi nhớ nhà. Dù đây về đấy chưa tới một tiếng đi xe. Ở chợ, người muốn về trước giao thừa thì đã bán thốc tháo để về, những người còn lại cũng cố dọn dẹp làm sao mùng một có mặt ở nhà, pha bình trà cúng tổ tiên. Ông Chín đứng chỉ huy cho con trai ông bưng mươi chậu hoa còn lại lên xe hàng, quyến luyến, “Hồi nãy con tặng bác dưa ăn, giờ bác tặng lại con với cậu nhỏ hai chậu cúc đại đóa này. Năm tới, bác có xuống không biết được ngồi gần con như vầy không. Cha, đây về Sa Đéc chắc phải nhâm nhi dài dài cho đỡ buồn quá”.

- Dạ, bác về mạnh giỏi, ăn Tết cho thiệt vui.

Đậm vén tóc, cười, thấy thương ông quá. Ông Chín leo lên xe còn ngoắt Quí lại nói thì thào, “Ê cậu nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu “Ra đường thấy cánh hoa rơi - Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta”. Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá. Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng”. Nói rồi xe vọt đi, mấy người nữa lên xe vỗ vào thùng xe thùm thùm như gửi lại lời chào tạm biệt. Khói xe xoắn ra từng ngọn tròn tròn như con cúi.

(Lược đoạn cuối: Đậm quét dọn chỗ của mình rồi cùng Quí ra về. Quí cho xe chạy thật chậm, với ánh nhìn rất lạ về phía Đậm. Anh không biết vì một nỗi gì mà tới bây giờ anh chưa nói lời thương với người ta. Anh không ngại đứa con, anh không ngại chuyện lỡ lầm xưa cũ, tuổi tác cũng không thèm nghĩ đến. Còn Đậm thì luống cuống. Quí im lặng, dừng xe hẳn. Lúc này anh thấy cần nắm lấy bàn tay lạnh tái của Đậm, rất cần. Khi ấy giao thừa đã đi qua…).

(Nguyễn Ngọc Tư (1) , Giao thừa, NXB Trẻ, TPHCM, 2022, tr.91-99)

* Chú thích:

(1) Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể

nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu văn: “Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố. Đây là thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm.”

Câu 3. Những chi tiết nào trong đoạn (1) cho thấy Quí có tình ý với Đậm?

Câu 4. Nêu tác dụng của chi tiết: Ông Chín leo lên xe còn ngoắt Quí lại nói thì thào, “Ê cậu nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu “Ra đường thấy cánh hoa rơi - Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta”. Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá. Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng”.

Câu 5. Lí giải mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung văn bản?

Câu 6. Nhận xét tình cảm của tác giả đối với nhân vật Đậm.

Câu 7. Nếu có thể can thiệp vào câu chuyện, bạn muốn nói gì với nhân vật anh Quí?

Câu 8. Từ nhân vật Đậm, bạn hãy nêu quan điểm về thái độ đối với phút sai lầm của tuổi trẻ.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có lời giải hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học