10 Đề thi Giữa kì 2 Văn 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)
Với bộ 10 Đề thi Giữa kì 2 Văn 12 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Ngữ văn 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TẢO GIẢI
(Giải đi sớm, trích Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh)
Phiên âm
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san.
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất không.
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
Dịch nghĩa
Gà gáy một lần, đêm chưa tàn,
Chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu;
Người đi xa đã cất bước trên đường xa,
Gió thu táp mặt từng cơn từng cơn lạnh lẽo.
Phương đông màu trắng chuyển thành hồng,
Bóng đêm còn rơi rớt sớm đã hết sạch;
Hơi ấm bao la khắp vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
Dịch thơ – Bản dịch của Nam Trân
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
Ghi chú: Bài thơ này được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006.
Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm) Khung cảnh chuyển lao được Bác miêu tả vào thời điểm nào? Thời điểm đó nói lên điều gì về hoàn cảnh của Hồ Chí Minh?
Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu hai chữ nghênh diện như thế nào? Nhận xét về hình ảnh người tù được miêu tả trong hai câu thơ sau:
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Câu 4 (1,0 điểm) Thời gian có sự chuyển dịch như thế nào từ khổ 1 sang khổ 2? Câu thơ U ám tàn dư tảo nhất không biểu đạt điều gì?
Câu 5 (1,0 điểm) Theo em, chất thép trong bài thơ thể hiện như thế nào?
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người tù chiến sĩ trong bài thơ trên.
Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Đọc hiểu |
1 |
- Thể thơ: thất ngôn. - Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật. - Phương thức biểu đạt của văn bản: biểu cảm. |
0,5 điểm |
2 |
Khung cảnh chuyển lao được Bác miêu tả vào thời điểm còn rất sớm, khi gà mới “gáy một lần”, “đêm chưa tan”. Thời điểm đó nói lên những vất vả, gian lao của Bác trong hoàn cảnh tù đày. |
0,5 điểm |
|
3 |
- Hai chữ nghênh diện: ngẩng mặt lên, đối diện biểu đạt - Hai câu thơ: Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng, Nghênh diện thu phong trận trận hàn. Miêu tả hình ảnh người tù chiến sĩ Hồ Chí Minh tựa như một “chinh nhân” đang cất bước trên con đường “chinh chiến” trong tư thế chủ động, kiêu hãnh: Đầu ngẩng cao, đối mặt với từng trận từng trận gió thu ào ào thổi tới. Đó không còn là hình ảnh người tù bị gông cùm, mất tự do mà biến thành người “chinh nhân” bất khuất, kiêu hùng. |
1,0 điểm |
|
4 |
- Thời gian trong khổ 1 được miêu tả là khi gà mới gáy một lần, đêm chưa tan, trên trời trăng sao vẫn chưa lặn; thời gian được miêu tả trong khổ 2 là khi mặt trời đã lên, phương Đông chuyển sang màu hồng.. Như vậy thời gian có sự chuyển dịch từ đêm về sáng. - Câu thơ U ám tàn dư tảo nhất không biểu đạt sự biến chuyển của không gian: Tất cả bóng tối u ám của đêm đã bị ánh sáng của mặt trời buổi sớm quét sạch, không còn chút gì. Sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng còn nói lên tâm hồn lạc quan, luôn hướng đến ánh sáng, niềm vui.. của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. |
1,0 điểm |
|
5 |
Chất thép trong bài thơ thể hiện qua: - Về nội dung: Bài thơ khẳng định tinh thần bất khuất vượt lên trên nghịch cảnh khắc nghiệt của người tù cách mang: Dù trong hoàn cảnh tù đày, Người không đánh mất ý chí, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai, vẫn vui say với thiên nhiên. - Về nghệ thuật: Giọng thơ rắn rỏi, sự vận động của tứ thơ từ tối đến sáng, từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui. |
1,0 điểm |
|
Viết |
1 |
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người tù chiến sĩ trong bài thơ trên. |
2,0 điểm |
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
0,25 điểm |
||
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: - Vẻ đẹp của tinh thần bất khuất, tinh thần thép: Dù trong hoàn cảnh cực khổ, nhưng Bác vẫn không hề nao núng, ngược lại, Bác chủ động đón nhận hoàn cảnh ấy bằng tư thế chủ động, kiêu hãnh; - Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, luôn nhìn về ánh sáng, tương lai, nhìn thấy những điều tốt đẹp trong nghịch cảnh; - Vẻ đẹp của tình yêu thiên nhiên, tâm hồn luôn hướng đến sự giao cảm với thiên nhiên, vạn vật; - Vẻ đẹp của tâm hồn thi sĩ đầy lãng mạn, biến nghịch cảnh thành “thi hứng” để làm thơ. |
1,5 điểm |
||
Có sự sáng tạo trong cách viết |
0,25 điểm |
||
2 |
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. |
4,0 điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận - Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. |
0,25 điểm |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. |
0,25 điểm |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận - Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. - HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: I. Mở bài - Giới thiệu vấn đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. - Khẳng định ý nghĩa: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ. II. Thân bài 1. Giải thích về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Lối sống giản dị, tiết kiệm, gần gũi với nhân dân. - Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường và trách nhiệm cao cả với dân tộc. - Phong cách làm việc khoa học, trách nhiệm, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. 2. Ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh - Đối với cá nhân: + Rèn luyện nhân cách, lối sống lành mạnh, trách nhiệm trong công việc và cuộc sống. + Phát triển tư duy, ý chí vượt khó và tinh thần sáng tạo. - Đối với xã hội: + Góp phần xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và đoàn kết. + Thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. 3. Làm thế nào để học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh? - Học tập: + Nghiên cứu, tìm hiểu về tư tưởng, phong cách và đạo đức của Bác qua sách, tài liệu, các buổi sinh hoạt chính trị. + Học hỏi tinh thần trách nhiệm, yêu lao động, sống giản dị. - Làm theo: + Áp dụng vào thực tế cuộc sống: tiết kiệm, không lãng phí, trung thực, kiên trì. + Phát huy vai trò trong các phong trào xã hội: bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khó khăn. + Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, công tác, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước. 4. Thực trạng và giải pháp - Thực trạng: + Một số người chỉ học tập theo hình thức mà không thực hiện trong thực tiễn. + Lối sống thực dụng, thiếu ý thức trách nhiệm còn tồn tại trong một bộ phận giới trẻ. - Giải pháp: + Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong gia đình, nhà trường, xã hội. + Tăng cường tổ chức các phong trào thi đua, hoạt động thực tiễn giúp thế hệ trẻ rèn luyện bản thân. III. Kết bài - Khẳng định giá trị to lớn của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Kêu gọi mỗi cá nhân tự giác rèn luyện, phát huy tinh thần học tập và làm theo Bác để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. |
3,0 điểm |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt |
0,25 điểm |
||
e. Sáng tạo - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng. - Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. |
0,25 điểm |
*Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 12 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Văn 12 Cánh diều có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12