Hệ thống kiến thức Ngữ văn 12 Giữa học kì 1 năm 2024 (15 đề + ma trận)

Với Hệ thống kiến thức Ngữ văn 12 Giữa học kì 1 năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 12. Bên cạnh đó là 15 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 12 có ma trận chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Văn 12 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết:

Hệ thống kiến thức Ngữ văn 12 Giữa học kì 1

I. PHẦN VĂN BẢN

Tên văn bản – Tác giả

Thể loại

Giá trị nội dung

Giá trị nghệ thuật

Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

 

Văn chính luận

- Dựng nên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lí cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung

- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam. Đồng thời cũng khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

- Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.

- Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh

- Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.

 

Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng)

 

Văn nghị luận

- Làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay.

- Đồng thời, tác giả hết lời ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.

- Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic.

- Kết hợp hài hoà giữa lý lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm -> hấp dẫn, thuyết phục.

=> Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, vừa tác động đến lý trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc, tạo nên sức thuyết phục lớn.

 

Tây Tiến – Quang Dũng

Thất ngôn

- Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.

- Hình tượng của những người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa mang tinh thần bi tráng.

- Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng.

 

- Bài thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác cũng như cho phong cách lãng mạn - tài hoa của hồn thơ Quang Dũng. 

- Ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ

- Bút pháp lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng

 

Việt Bắc – Tố Hữu

 

Thơ lục bát

- Tái hiện lại cuộc chia tay giữa người ở lại và người ra đi với những lời gợi nhắc về quá khứ và những kỉ niệm của 15 năm gắn bó gian khổ. Việt Bắc hiện lên trong những hoài niệm đầy cay đắng, gian khổ nhưng tình nghĩa mặn nồng

- Bao trùm lên cả bài thơ về nỗi nhớ. Nỗi nhớ của cả người ở lại và người ra đi. Trong tâm thức của người ra đi, nỗi nhớ về Việt Bắc hiện lên với những cung bậc đa dạng, nhiều nhiều: nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc; Nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc; nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng và nhớ cả những ngày đầu độc lập 

- Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được mối quan hệ và sự gắn bó keo sơn, cá nước giữa nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ cách mạng. 

 

- Bài thơ được viết theo kết cấu đối đáp của ca dao trữ tình với sự luân phiên của người ở lại và người ra đi tạo cho bài thơ sự nhịp nhàng, đăng đối.

- Cách xưng hô mình - ta quen thuộc trong ca dao với sự biến đổi linh hoạt giữa mình với ta; ngưởi ở lại có lúc là mình, có lúc là ta; người ra đi lúc là ta, lúc là mình tạo ra tình cảm thân mật, tha thiết

- Tác giả sử dụng thể thơ lục bát - thể thơ đặc sắc của dân tộc, với những luyến láy, vần điệu nhịp nhàng khiến cho nỗi nhớ trong bài thơ càng trở nên nồng nàn, sâu đậm.

Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

Văn bản nhật dụng

- Bản thông điệp khẳng định phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại và những cố gắng của con người về mặt này vẫn còn chưa đủ. Tác giả thiết tha kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi việc đẩy lùi lại đại dịch đó là công việc của chính mình, hãy sát cánh bên nhau để cùng “đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị HIV/AIDS.

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng thành công thể loại nghị luận với luận điểm, luận cứ, luận chững rõ ràng, xác thực.

- Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ...

- Lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu sức thuyết phục.

II. PHẦN TIẾNG VIỆT

* Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

1. Giải thích:        

- Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình

2. Phân tích:

- Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ.

-> Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng.

- Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng, chia tách một cách hợp lí. Sau phân tích chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc

3. Chứng minh:

- Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.

4. Bình luận:

- Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng ... đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại...; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.

- Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng"

5. So sánh:

- Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật

- Có so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

- Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

6. Bác bỏ:   

- Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

- Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và dẫn chứng để phân tích, lí giải tại sao như thế là sai.

* Các phong cách ngôn ngữ

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

a. Khái niệm Ngôn ngữ sinh hoạt:

- Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

- Có 2 dạng tồn tại:

+ Dạng nói

+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

b. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…

- Đặc trưng:

+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…

+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…

Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.

2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

a. Ngôn ngữ nghệ thuật:

- Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

- Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm mĩ.

- Phạm vi sử dụng:

+ Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)

+ Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…

b. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

- Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương

- Đặc trưng:

+ Tính hình tượng:

Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…

+ Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.

+ Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.

Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.

3. Phong cách ngôn ngữ chính luận

a. Ngôn ngữ chính luận:

- Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.

- Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.

b. Các phương tiện diễn đạt:

- Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị

- Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ [Vì thế, Do đó, Tuy… nhưng….]

– Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, lập luận.

c. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:

Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.

- Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy… nhưng…, để, mà,….

- Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu :

- Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…

- Có quan điểm của người nói/ người viết

- Dùng nhiều từ ngữ chính trị

- Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN

- Luyện tập viết đoạn văn nghị luận xã hội về các vấn đề trong cuộc sống

+ Ô nhiễm môi trường

+ Bạo lực học đường

+ Sự vô cảm

+ Sự nhút nhát, thiếu tự tin

- Luyện tập viết đoạn văn nghị luận văn học

+ Nghị luận về một đoạn thơ

+ Nghị luận về một đoạn văn

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 12 (15 đề + ma trận)

I. Mục tiêu đề thi giữa học kì 1, môn Văn 12:

1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn theo ba nội dung: văn học, làm văn, tiếng việt.
2. Kĩ năng: Đánh giá năng lực đọc- hiểu, cảm thụ và tạo lập văn bản của học sinh
3. Thái độ: Nghị luận trong sáng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong hành văn.
– Nghiêm túc làm bài.
Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực:
– Đọc - hiểu 1 đoạn thơ.
– Phân tích, cảm thụ một đoạn thơ của văn học hi ện đại Việt Nam
 – Năng lực viết văn.

II. Hình thức thi môn Văn kì I, lớp 12:

– Hình thức: Tự luận

III. Thiết lập ma trận đề thi môn Văn lớp 12, học kì I:

Kiến thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng số



Vận dụng thâp

Vận dụng cao


1. Đọc - hiểu 

Văn học Việt Nam:

Hoàn cảnh sáng tác, nội dung bài thơ Tây Tiến

Số câu: 1 câu

Số điểm: 2 điểm

Tỉ lệ: 20%

Nhớ được hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.



1

2. Nghị luận xã hội

Số câu: 1 câu

Số điểm: 3 điểm

Tỉ lệ: 30%

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

Huy động kiến thức về đời sống xã hội làm rõ vấn đề.

Lời văn săc sảo, cảm xúc sâu.

1

3. Nghị luận Văn học

Số câu: 1 câu

Số điểm: 5 điểm

Tỉ lệ: 50%

Nhận biết về kiểu bài

Hiểu vấn đề cần nghị luận

Vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài nghị luận

Vận dụng hiểu biết về đoạn thơ, bài thơ viết bài nghị luận văn học bàn về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

1

Tổng số câu 

Tổng số điểm

1

1

1

3

2

3

5

10

Tỉ lệ

20%

30%

50%

100%

III. Đề thi minh họa


Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

(Mấy ý về thơ - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 đ):

Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành".

Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.

--------------------HẾT--------------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

  Sau khi điện thoại Bphone - sản phẩm công nghệ đầu tiên của người Việt Nam được nhà sản xuất BKAV giới thiệu là "chiếc điện thoại thông minh", "siêu phẩm hàng đầu thế giới"... thì đã gặp không ít những tư luận trái chiều, chính người Việt chê bai sản phẩm của người Việt. Thậm chí có người còn đưa ra trò đùa quái ác, cụ thể là có thành viên trên cộng đồng mạng, sau khi nói những lời lẽ mang tính chất dìm hàng Việt không thương tiếc, anh ta đã đăng tải lên Facebook hình ảnh hóa đơn xác nhận việc anh hủy đặt mua 5 chiếc Bphone (phiên bản Mạ vàng 24K-128 GB) trị giá tổng 112.045.000 VND như một chiến tích" để đời. Không những vậy, người này còn kêu gọi nhiều người khác làm theo hành động của mình. Một thanh niên khác cũng coi việc đặt mua và hủy đơn hàng điện thoại Bphone là một trào lưu giải trí và cũng bày "kinh nghiệm" cho những ai muốn tham gia quấy phá sản phẩm của hãng BKAV.

  Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam, nếu có điều kiện nên mua hàng Việt, thay vì chỉ trích hãy ủng hộ khuyến khích...

(Nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên? (0,5đ)

Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hành động "chọc phá" của một số người trong đoạn trích đó? (0,75đ)

Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của không ít người "Bphone là niềm tự hào của người Việt" không? Tại sao? (0,75đ)

Câu 4: Theo em thông điệp gợi ra tử ý kiến: Nếu có điều kiện nên mua hàng Việt là gì? (1,0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 đ)

Tử văn bản trong phần Đọc hiểu nói trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: ''Văn hóa chỉ trích của người Việt''.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành''.

(Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2017)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản:

6 bài học từ U23 Việt Nam

1. Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để ta khám phá giới hạn của mình.

2. Cách ta chơi quan trọng hơn kết quả. Cách ta sống quan trọng hơn những tài sản mà mình thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý.

3. Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí.

4. Kĩ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hóa làm nên cầu thủ fairplay. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.

5. Cầu thủ giỏi cũng cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy ta cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật.

6. Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.

(Theo nhanvanblog.com)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) (nhận biết)

Câu 2. Phép tu từ cú pháp từ bài học 2-5 là phép tu từ cú pháp gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ cú pháp đó. (1.0 điểm) (thông hiểu)

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: “Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.”? (0,5 điểm) (thông hiểu)

Câu 4. Hãy chỉ ra cách lập luận chung của 6 bài học và điều chung nhất được rút ra qua 6 bài học từ U23 Việt Nam là gì? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) (2.0 điểm) 

Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học thứ 6: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.”

Câu 2: (7,0 điểm) 

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Trích Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2008)

----------------------Hết----------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 “…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.

… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”

(Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu,Nxb Hội nhà văn, 2017,trang 120-121)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm)

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa cách sống ở thế chủ động của tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau:

“Nếu bạn không thể là con cá lớn,

thì hãy là một chú cá pecca;

Nhưng là chú cá sống động nhất trong hồ!

Tất cả chúng ta không thể đều là thuyền trưởng,

Vậy hãy là thủy thủ,

Luôn có việc gì đó cho mỗi người trong cuộc đời này.

Có những việc lớn và những việc không lớn bằng

Và nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình.

Nếu bạn không thể là một con đường lớn,

Vậy hãy là một con đường mòn;

Nếu bạn không thể là mặt trời, hãy là một ngôi sao;

Lớn hay nhỏ - điều đó không làm nên thắng bại.

Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

(Theo Douglas Malloch,Quẳng gánh lo đi và vui sống,Dale Carnegie,NXB Trẻ.)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì? (nhận biết)

Câu 2. Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là gì? (thông hiểu)

Câu 3. Hãy rút ra ý nghĩa lời khuyên: “Nếu bạn không thể là con cá lớn” thì hãy là “chú cá pecca sống động nhất trong hồ”. (thông hiểu)

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? 

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa vấn đề từ câu thơ:

“Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 01 đến 04:

Tại sao phải có cơn mưa này? Tại sao ta phải thất bại? Tôi nghĩ tốt hơn tôi nên đặt câu hỏi theo cách khác: Tại sao ta phải trải qua những kinh nghiệm thất bại? Để minh họa cho điều này, có lẽ tốt hơn cả là nêu vài ví dụ.

Có bao giờ bạn thấy một viêm kim cương ở dạng thô chưa? Tôi dám chắc là bây giờ có đặt các viên kim cương chưa được cắt gọt trước mặt, nhiều người trong chúng ta cũng không nhận ra đó là kim cương. Chúng chỉ giống như những viên đá nhám bình thường. […] Các viên đá nhám ấy đã được gia công thế nào để thành những viên kim cương xinh xắn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng yêu thích? Bằng cách đánh bóng ư! Đúng thế, viên kim cương thô ráp được đánh bóng và được mài giũa nhiều lần. Nó phải trải qua tất cả những lần đánh bóng để “kim cương” hiện ra. Điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta.

[…] Nếu ngắm nhìn bầu trời ban đêm, ta sẽ nhận ra rằng trời càng tối, các vì sao càng sáng! Tại sao ban ngày ta không thể nhìn thấy sao trời? Không phải các vì sao không có ở đó mà là vì có quá nhiều ánh nắng! Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật.

(Billi P.S. Lim, Dám thất bại, Trần Hạo Nhiên dịch, Nxb Trẻ, tr.32-33, 2012)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm) (nhận biết)

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ điều tương tự được tác giả nhắc đến trong văn bản? (0.5 điểm) (thông hiểu)

Câu 3. Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào để minh họa cho các quan điểm của mình. Các dẫn chứng có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện nội dung của văn bản? (1.0 điểm) (thông hiểu)

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật”? Vì sao? (1.0 điểm) (vận dụng)

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm) (ID: ) (vận dụng cao)

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa việc khám phá giá trị bên trong của mỗi người.

Câu 2. (5.0 điểm) 

Cảm nhận đoạn thơ sau để làm nổi bật sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và cảm hứng lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam,)

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

      Nhiều lúc, nhìn thấy những thái độ sống lãnh đạm của mọi người xung quanh, tôi bàng hoàng và băn khoăn rằng: mình đang sống trên trái đất vốn đầy tình thương hay sống ở một vũ trụ xa lạ, một vùng đất đóng băng… hay địa ngục? Đó là khi tôi bắt gặp một người ăn xin nghèo khổ bước lầm lũi sau những tiếng cười khinh bỉ, sự xua đuổi tàn nhẫn của một đám thanh niên nhà giàu. Đó cũng là lúc tôi chưa hết sợ hãi và thương cảm cho một nạn nhân xấu số của một vụ tai nạn giao thông thì đã thấy sững sờ trước hình ảnh một người qua đường chạy lại, nhặt chiếc điện thoại của người bị nạn bỏ vào túi mình rồi cười hả hê và phóng xe đi mất. Nếu là tôi, bạn sẽ nghĩ sao khi một cụ già phải xin mãi mới được một sinh viên nhường chỗ trên xe bus. Hay bạn có hẫng hụt không khi một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cành cây, bạn vui sướng còn người đi cùng lại cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu?... Đáng sợ hơn nữa, bệnh vô cảm còn xảy ra trong nhiều gia đình – nơi vốn bình yên và đầy yêu thương. Người mẹ đánh đập con mình tàn nhẫn, ném con xuống sông… hay người con chửi mắng mẹ, coi mẹ như người giúp việc vụng về… đều là “những điều trông thấy” làm ta “đau đớn lòng”. Ngay một việc một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, vô cảm với chính mình… Hóa ra căn bệnh ấy đang len vào từng tế bào sống của xã hội, gặm nhấm từ tâm hồn của một con người đến trái tim của toàn xã hội…

(Theo Bài tập Ngữ văn 12,tr.65-66,NXBGDVN – 2011)

1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

2. Nêu nội dung được đề cập đến trong văn bản.

3. Theo anh/chị những điều gì làm cho tác giả “đau đớn lòng”?

4. Thông điệp của tác giả qua câu “bạn có hẫng hụt không khi một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cây, bạn vui sướng còn người đi cùng cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu?...” có ý nghĩa gì đối với anh/chị? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm “một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính mình”. (vận dụng cao)

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích vẻ đẹp “vàng mười đã qua thử lửa” qua hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    (1) Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [...] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...

    (2) Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất....

(Trích thư của Tống thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,trong Những câu chuyện về người thầy)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của phần trích trên (0,5 điểm) (nhận biết)

Câu 2: Trong đoạn văn (2) của phần trích trân, Tổng thổng Mĩ Lin-Côn muốn nhà trường dạy cho con trai mình những điều gì? (1,0 điểm) (thông hiểu)

Câu 3: Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biệp pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố... (1,0 điểm) (thông hiểu)

Câu 4: Từ câu nói: “Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn”, anh/chị rút ra được bài học gì? (0,5điểm) (vận dụng)

II/ LÀM VĂN: (7,0 điểm) (ID: )

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

                        Đất Nước có trong những cái “ngày xửa này xưa...”

                                                                        mẹ thường hay kể.

                        Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

                        Tóc mẹ thì bới sau đầu

                        Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

                        Cái kèo, cái cột thành tên

                        Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

                        Đất Nước có từ ngày đó ....”

(Đất Nước - Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)

--------------------HẾT--------------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

      Tôi từng nghe kể về một người. Một người bình thường. Anh suýt mất mạng khi nhảy xuống sông cứu hàng chục người lớn và trẻ em bị lật thuyền giữa dòng nước xiết. Bạn nghĩ người ấy làm điều đó vì ai? Vì những nạn nhân ư? Hay là vì tình yêu của con người? Phải chăng anh đã hoàn toàn quên mình trong khoảnh khắc ấy? Khi mọi người xúm lại trầm trồ thán phục người đàn ông ấy thì anh làu bàu: “Có chi đâu mà nói. Nếu như dưới đó có cái thằng trộm đồ nhà tui thì tui cũng nhảy xuống cứu nó lên. Chớ không thì làm sao tôi sống nổi với mình?”

     Vậy đó. Đột nhiên tôi nhận ra rằng, rất nhiều người làm việc thiện nguyện hay một hành động dũng cảm, đơn giản là vì chính họ. Và tôi mong tất cả chúng ta đều vậy. Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác, trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mĩ. Vì chúng ta không thể kìm lòng được, vì nếu không đến và xoa dịu nỗi đau của người khác, không đưa tay cứu lấy người khác trong lúc ngặt nghèo thì trái tim ta không thể nào thanh thản.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn..... Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn 2016,)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Vì điều gì mà nhân vật anh cứu người?

Câu 3: Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng: Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác, trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mĩ?

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu hỏi: Sống vì mình có phải lối sống ích kỉ?

Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua đoạn thơ sau:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức


Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở


(Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một)

 --------------------HẾT--------------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


“Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như há

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”

(Lưu Quang Vũ - Tiếng Việt)

1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bẳn?

3. Văn bản trên thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ tình cảm, thái độ của tác giả ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trần Lê Văn nhận xét: "Tây Tiến phảng phất những nét buồn nét đau, xong buồn đau mà không bi lụy, trái lại rất bi tráng bi hùng". Phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận xét trên.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rài rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

(Trích “Tây Tiến" - Quang Dũng, Ngữ văn 12)

--------------------HẾT--------------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

   “Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…

[…] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

(Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt? Anh (chị) nhận xét như thế nào về “nếp nhà” ấy?

Câu 4 (0,5 điểm): Anh (chị) có đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật “bà cô tôi” ở đoạn trích trên không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

     Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về hạnh phúc.

Câu 2: (5,0 điểm)

   Phân tích hình tượng người lái đò trong “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

(Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành".

Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

--------------------HẾT--------------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

 Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1đ): Nỗi khổ của người dân được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích, em hiểu thêm gì về những nỗi khổ mà người dân ta phải chịu?

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh.

Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

--------------------HẾT--------------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ):

Câu 1 (2đ): Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu 2 (5đ): Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến (14 câu thơ đầu).

--------------------HẾT--------------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi:

“Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…”

(Trích “Quê hương” - Giang Nam)

Câu 1 (0,5đ): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 đ):

Câu 1 (2đ): ''Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc'' trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2 (5đ): Phân tích vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến qua khổ thơ thứ 3.

--------------------HẾT--------------------

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Xem thử

Xem thêm Đề thi Ngữ Văn 12 năm 2024 chọn lọc hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác