Công thức Toán lớp 9 Chương 3 Đại số chi tiết nhất



Việc nhớ chính xác một công thức Toán lớp 9 trong hàng trăm công thức không phải là việc dễ dàng, với mục đích giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ Công thức, VietJack biên soạn bản tóm tắt Công thức Toán lớp 9 Chương 3 Đại số chi tiết nhất. Hi vọng loạt bài này sẽ như là cuốn sổ tay công thức giúp bạn học tốt môn Toán lớp 9 hơn.

I. CÁC KHÁI NIỆM:

Phương trình bậc nhất hai ẩn:

+ Dạng: ax + by = c trong đó a; b; c là các hệ số đã biết (a ≠ 0 hoặc b ≠ 0)

+ Một nghiệm của phương trình là cặp số x0; y0 thỏa mãn: ax0 + by0 = c 

+ Phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c luôn luôn có vô số nghiệm.

+ Tập nghiệm được biểu diễn bởi đường thẳng (d): ax + by = c. Nếu a ≠ 0; b ≠ 0 thì đường thẳng (d) là đồ thị của hàm số bậc nhất: Công thức Toán lớp 9 Chương 3 Đại số chi tiết nhất

Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn:

+ Dạng: Công thức Toán lớp 9 Chương 3 Đại số chi tiết nhất  

+ Nghiệm của hệ là nghiệm chung của hai phương trình

+ Nếu hai phương trình ấy không có nghiệm chung thì ta nói hệ vô nghiệm

+ Quan hệ giữa số nghiệm của hệ và đư­ờng thẳng biểu diễn tập nghiệm:

- Phương trình (1) được­ biểu diễn bởi đường thẳng (d)

- Phương trình (2) được biểu diễn bởi đư­ờng thẳng (d')

 * Nếu (d) cắt (d') hệ có nghiệm duy nhất

 * Nếu (d) song song với (d') thì hệ vô nghiệm

 * Nếu (d) trùng (d') thì hệ vô số nghiệm.

 Hệ phương trình tương đương:

Hai hệ phương trình được gọi là tương đương với nhau nếu chúng có cùng tập nghiệm

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH:

1. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế:

+ Bước 1: Từ một phương trình của hệ đã cho, ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia, rồi thay vào phương trình thứ hai để được một phương trình mới (chỉ còn 1 ẩn).

+ Bước 2: Dùng phương trình mới này để thay thế cho phương trình thứ hai trong hệ (phương trình thứ nhất cũng thường được thay thế bởi hệ thức biểu diễn một ẩn theo ẩn kia có được ở bước 1).

2. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số:

+ Bước 1: Cộng hay trừ từng vế hai phương trình của hệ của hệ phương trình đã cho để được một phương trình mới.

+ Bước 2: Dùng phương trình mới ấy thay thế cho một trong hai phương trình của hệ (và giữ nguyên phương trình kia)

Lưu ý: Khi các hệ số của cùng một ẩn đối nhau thì ta cộng vế theo vế của hệ.

            Khi các hệ số của cùng một ẩn bằng nhau thì ta trừ vế theo vế của hệ.

            Khi hệ số của cùng một ẩn không bằng nhau cũng không đối nhau thì ta chọn nhân với số thích hợp để đư­a về hệ số của cùng một ẩn đối nhau (hoặc bằng nhau).

(tạm gọi là quy đồng hệ số)

Xem thêm tổng hợp công thức môn Toán lớp 9 đầy đủ và chi tiết khác:




Đề thi, giáo án các lớp các môn học