Công thức quy tắc hóa trị lớp 7 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức quy tắc hóa trị lớp 7 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức quy tắc hóa trị từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên.

1. Công thức quy tắc hóa trị

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử), tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) kia.

- Tổng quát: Hợp chất có dạng: AaxBby.Theo quy tắc hóa trị:

x.a = y.b

Trong đó:

+ A, B là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

+ a, b lần lượt là hóa trị của A, B.

+ x, y lần lượt là chỉ số của A, B.

- Quy ước: H hóa trị I; O hóa trị II.

- Xác định hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử:

a = b.xy;      b = a.yx

- Lập công thức hóa học của một chất theo hóa trị:

xy = ba (Với ba là phân số tối giản).

- Chú ý: Quy tắc này được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ.

2.  Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố C, Si trong các hợp chất sau:

a) CCl4, biết trong hợp chất này Cl có hóa trị I.

b) SiO2.

Hướng dẫn giải

a) Trong hợp chất CCl4:

Cl có hóa trị I, gọi hóa trị của C là a.

Theo quy tắc hóa trị:

1.a = 4.I => a = 4.I1 = IV

Vậy trong hợp chất CCl4 thì C có hóa trị IV.

b) Trong hợp chất SiO2:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của Si là a.

Theo quy tắc hóa trị:

1.a = 2.II => a = 2.II1 = IV

Vậy trong hợp chất SiO2 thì Si có hóa trị IV.

Ví dụ 2: Lập công thức hóa học của hợp chất được tạo thành từ sự kết hợp giữa S và O, biết trong hợp chất này S có hóa trị VI.

Hướng dẫn giải

Gọi công thức hóa học của hợp chất có dạng: SxOy.

Theo quy tắc hóa trị:

x.VI = y.II => xy = ba = IIVI

Do ba chưa tối giản nên rút gọn: xy = ba = IIVI = IIII

Vậy công thức hóa học của hợp chất là SO3.

Ví dụ 3: Lập công thức hóa học của hợp chất được tạo thành từ sự kết hợp giữa Ca, C và O, biết Ca hóa trị II và nhóm nguyên tử CO3 có hóa trị II.

Hướng dẫn giải

Gọi công thức hóa học của hợp chất có dạng: Cax(CO3)y.

Theo quy tắc hóa trị:

x.II = y.II => xy = ba = IIII = II

Vậy công thức hóa học của hợp chất là CaCO3.

3. Bài tập tự luyện

Câu 1: N có hóa trị II trong công thức hóa học nào sau đây?

A. NO.

B. N2O.

C. N2O5.

D. NO2.

Câu 2: Biết trong hợp chất giữa C và O thì C có hóa trị IV. Công thức hóa học thỏa mãn là

A. C2O.

B. CO.

C. C2O4.

D. CO2.

Câu 3: Hợp chất giữa Al hoá trị III và (SO4) hoá trị II có công thức hoá học đúng là

A. Al2SO4.

B. Al2(SO4)3.

C. Al3(SO4)2.

D. AlSO4.

Câu 4: Gốc PO4 của acid H3PO4 có hóa trị

A. II.

B. III.

C. I.

D. IV.

Câu 5: Biết trong hợp chất giữa S và H thì S có hóa trị II. Công thức hóa học thỏa mãn là

A. H2S.

B. HS.

C. H4S.

D. HS2.

Đáp án bài tập tự luyện

1

2

3

4

5

A

D

B

B

A

Xem thêm các bài viết về công thức Khoa học tự nhiên 7 hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học