Công thức Hóa học 7 (sách mới)



Tổng hợp công thức Hóa 7 trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa học 7.

Công thức tính khối lượng nguyên tử lớp 7

1. Công thức tính khối lượng nguyên tử

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, neutron và electron có trong

nguyên tử đó. Do khối lượng của electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton và neutron nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân:

m = mp + mn + me ≈ mp + mn

- Khối lượng nguyên tử vô cùng nhỏ, để thuận tiện cho việc sử dụng người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu:

1 amu = 1,6605.1024 gam= 112mC

- Khối lượng của các hạt cấu tạo nên nguyên tử:

+ me ≈ 0,00055 amu.

+ mp ≈ mn ≈ 1amu.

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Hạt nhân một nguyên tử fluorine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của một nguyên tử fluorine xấp xỉ bằng

A. 9 amu.

B. 10 amu.

C. 19 amu.

D. 28 amu.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Khối lượng của một nguyên tử fluorine là

m = m = mp + mn + me ≈ mp + mn = 9 + 10 = 19 (amu).

Ví dụ 2: Cho mô hình nguyên tử silicon như sau:

Công thức tính khối lượng nguyên tử lớp 7 (hay, chi tiết)

Khối lượng của một nguyên tử silicon xấp xỉ bằng

A. 14 amu.

B. 42 amu.

C. 24 amu.

D. 28 amu.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Nguyên tử silicon có 14 proton và 14 neutron ở hạt nhân, 14 electron ở lớp vỏ.

Khối lượng của một nguyên tử silicon là

m = mp + mn + me ≈ mp + mn = 14 + 14 = 28 (amu).

................................

................................

................................

Công thức tính số hạt trong nguyên tử lớp 7

1. Công thức tính số hạt trong nguyên tử

- Gọi số hạt proton, neutron, electron có trong nguyên tử lần lượt là P, N, E:

+ Tổng số hạt trong nguyên tử bằng: P + N + E.

+ Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử bằng: P + N.

+ Trong nguyên tử: P = E (do nguyên tử trung hoà về điện).

+ Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử bằng: P + E = 2P = 2E.

- Nguyên tử bao gồm:

+ Vỏ nguyên tử được tạo bởi một hay nhiều electron (mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân).

+ Hạt nhân nguyên tử gồm proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện tích).

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là

A. 23.

B. 34.

C. 35.

D. 46.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Gọi số hạt proton, neutron, electron có trong X lần lượt là P, N, E.

Trong nguyên tử: P = E = 11 (do nguyên tử trung hoà về điện).

Tổng số hạt trong nguyên tử bằng: P + N + E = 11 + 12 + 11 = 34.

Ví dụ 2: Tổng số hạt trong một nguyên tử là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Số proton, số neutron, số electron của nguyên tử này lần lượt là

A. 18, 12, 18.

B. 17, 14, 17.

C. 16, 16, 16.

D. 15, 18, 15.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Gọi số hạt proton, neutron, electron có trong nguyên tử lần lượt là P, N, E.

Tổng số hạt trong nguyên tử bằng: P + N + E.

Trong nguyên tử: P = E (do nguyên tử trung hoà về điện)

⟹ Tổng số hạt trong nguyên tử bằng: P + N + E = 2P + N = 48 (1).

Do số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện

⟹ P + E = 2N ⟺ 2P = 2N ⟺ P = N (2).

Thay (2) vào (1) ⟹ 2P + P = 3P = 48 ⟺ P = 16.

⟹ P = N = E = 16.

Vậy số hạt proton, neutron và electron của nguyên tử lần lượt là 16, 16, 16.

................................

................................

................................




Đề thi, giáo án các lớp các môn học