Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 31 trang 48, 49, 50, 51, 52

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 trang 48, 49, 50, 51, 52 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiết 1 (trang 48, 49)

1. Đọc (trang 48, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đánh tan chiến hạm Hà Lan

Hồi ấy có một hiệu buôn lớn của người Hà Lan mở ở Hội An. Người Việt làm công ở đấy rất đông.

Một hôm, vì nghi cho một người Việt lấy trộm hàng, ông chủ đem người ấy ra đánh đến chết. Việc đến tai quan trấn thủ. Quan bắt ông ta lên tra hỏi. Đã không nhận lỗi, ông ta còn hỗn xược. Quan trấn thủ liền ra lệnh đóng cửa hiệu buôn và bắt tất cả số người Hà Lan còn lại giải về nha môn. Có hai người sau đó được tha, còn lại bị giam chờ xét xử.

Hai người được tha trở về báo với chính quyền thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a. Thế là ba chiếc tàu chiến Hà Lan với hơn 200 quân chạy thẳng đến cảng Eo, lên bờ bắt một số thường dân xuống tàu để thị uy. Thế tử Nguyễn Phúc Tần, khi ấy mới 24 tuổi, tức tốc tự cầm quân đi đánh. Quân ta nhanh chóng vây chặt chiếc tàu to nhất. Tướng sĩ đồng loạt nhảy lên tàu, lăn xả vào đánh, chặt gãy cột buồm và bánh lái. Quân Hà Lan rối loạn, không sao chống cự nổi. Sợ bị bắt giải về triều đình thì nhục, chúng bèn đốt tàu và tự vẫn. Hai chiếc còn lại bỏ chạy. Quân ta đuổi theo, một chiếc va vào đá ngầm bị chìm.

Những người châu Âu đương thời biết chuyện này đã hết sức kinh ngạc. Họ không thể ngờ thủy binh chúa Nguyễn lại đánh thắng chiến hạm Hà Lan, những kẻ vẫn được cho là chúa trùm trên biển thời ấy.

(Theo Đào Trinh Nhất)

2. (trang 49, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Viết Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống.

a. Ông chủ người Hà Lan nghi cho một người Việt đã lấy trộm hàng hóa. 

b. Ông ta đánh người Việt này đến chết. 

c. Quan ta không bắt ông chủ người Hà Lan lên tra hỏi. 

d. Ông chủ người Hà Lan đã nhận tội. 

e. Quan ta ra lệnh bắt tất cả số người Hà Lan ở hiệu buôn giải về nha môn. 

g. Thực dân Hà Lan đưa tàu chiến đến gây sức ép. 

h. Thế tử Nguyễn Phúc Tần tự cầm quân đánh giặc. 

i. Quân Hà Lan thua to, không chiếc tàu chạy thoát. 

k. Người châu Âu khâm phục sức mạnh của thủy quân nước ta. 

Trả lời:

a. Đ

b. Đ

c. S

d. S

e. Đ

g. Đ

h. Đ

i. Đ

k. Đ

3. (trang 49, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Vì sao xảy ra thủy chiến giữa quân chúa Nguyễn với chiến hạm Hà Lan?

Trả lời:

Vì hai người Hà Lan được tha đã trở về nước báo tin với chính quyền thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a, đã bắt một số thường dân xuống tàu để thị uy.

4. (trang 49, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Theo em, vì sao thủy quân chúa Nguyễn đại thắng?

Trả lời:

Vì nhờ có thế tử Nguyễn Phúc Tần cùng các tướng sĩ anh dũng, xông pha đồng loạt nhảy lên tàu, lăn xả vào đánh, chặt gãy cột buồm và bánh lái.

Tiết 2 (trang 49, 50)

1. (trang 49, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Dùng dấu gạch ngang thay cho dấu ngoặc kép để viết lại những câu in đậm.

Mùa hạ năm 1644, được tin ba tàu chiến Hà Lan đang cướp bóc vùng ven biển, chúa họp quần thần bàn kế. Các quan chưa biết làm thế nào. Chúa hỏi một người Hà Lan đã phục vụ chúa nhiều năm. Ông này nói: “Tàu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực của trời thôi”.

Thế tử Nguyễn Phúc Tần nghe vậy giận lắm, liền bí mật dẫn thủy binh đi trừng trị giặc biển.

Nghe tin thế tử đi một mình, chúa vội tự mình cầm quân đi tiếp ứng. Ra đến cửa biển, xa trông thấy khói đen bốc mù trời. Đoàn quân của chúa chưa kịp đến nơi thì đoàn quân của thế tử đã thắng trận trở về.

Chúa giận thế tử, mắng rằng: “Con làm thế tử, sao không thận trọng giữ mình.”. Thế tử quỳ xuống chịu tội. Nhưng các quan ai cũng khen ngợi thế tử và xin tha cho thế tử. Chúa cười bảo: “Trước kia tiên quân ta đã từng đánh thắng giặc biển, nay con ta cũng lại như thế, ta còn lo gì nữa.”.

(Đào Tiến Thi tổng hợp)

- Tiên quân: vua chúa đời trước.

Trả lời:

Ông này nói:

- Tàu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực của trời thôi.

Chúa giận thế tử, mắng rằng:

- Con làm thế tử, sao không thận trọng giữ mình.

Chúa cười bảo:

- Trước kia tiên quân ta đã từng đánh thắng giặc biển, nay con ta cũng lại như thế, ta còn lo gì nữa.

2. (trang 50, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Hội làng

Cửa đình mở từ sáng sớm mùng Mười. Một lá cờ được kéo lên. Trong đám lá xanh đậm, màu cờ nhuộm một sắc đỏ chói lọi. Đôi bên cắm hai hàng cờ đuôi nheo. Phấp phới, hỗn độn những màu xanh, đỏ, tím, vàng vẫy nhau trong gió. Gần đấy đặt nghiêng một chiếc trống cái. Trẻ con thả sức nện trống suốt ngày. Bên góc sân, phía gốc đa, đã dựng lên một rạp chèo. Người ta nghỉ ngơi, ăn uống và tối tối lũ lượt ra cửa đình xem hát chèo.

Ban ngày thì có các cuộc vui đánh cờ, chọi gà, leo cầu, bắt vịt trong ao. Nhưng khoái nhất là xem đấu võ. Từ hôm các đoàn võ lục tục kéo đến thì cả làng rộn rịch lên. Các nhà võ ăn chực nằm chờ đợi ngày đấu. Người ta ngong ngóng hỏi nhau:

- Hôm nào nhỉ?

- Mai.

- Nhớ rủ tớ nhé!

Đến đàn bà con gái cũng náo nức:

- Mai chị rủ em đi xem đấu võ nhé!

a. Tìm từ ngữ theo các nhóm sau:

Từ ngữ chỉ các sự vật gắn với hội làng

Từ ngữ chỉ các hoạt động trong hội làng

M: cờ đuôi nheo,...

M: hát chèo,...

b. Dùng dấu ngoặc kép để viết lại những câu có lời nói nhân vật.

Trả lời:

a.

Từ ngữ chỉ các sự vật gắn với hội làng

Từ ngữ chỉ các hoạt động trong hội làng

cờ đuôi nheo, chiếc trống cái, rạp chèo, các đoàn võ, nhà võ.

hát chèo, nện trống, đánh cờ, chọi gà, leo cầu, bắt vịt, đấu võ, ăn chực

b. Người ta ngong ngóng hỏi nhau: “Hôm nào nhỉ?”.

Đến đàn bà con gái cũng náo nức: “Mai chị rủ em đi xem đấu võ nhé!”

Tiết 3 (trang 51, 52)

1. (trang 51, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Điền vào chỗ trống:

a. ch hoặc tr

thủy ...iều       ...iều hôm

...ống cự       chiêng ...ống

b. ai hoặc ay

t... lái       thiên t...

s... trĩu       quả s... sưa

Trả lời:

a. thủy triều, chiều hôm, chống cự, chiêng trống

b. tay lái, thiên tai, sai trĩu quả, say sưa

2. (trang 52, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Điền vào chỗ trống ch hoặc tr, ai hoặc ay.

a. Con tàu hỏa rất d...

Bánh không săm, không lốp

...ạy đều trên đường r...

Đêm ng... không bị ...ượt.

(Trần Đăng Khoa)

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 Tiết 3 trang 51, 52 (Dành cho buổi học thứ hai)

b. Khó th... công việc nhà quê

Quanh năm khó nhọc dám bề khoan th...

Tháng ...ạp là tháng ...ồng khoai

Tháng Giêng ...ồng đậu, tháng Hai ...ồng cà

Tháng Ba c... vỡ ruộng ra

Tháng Tư gieo mạ mưa sa đầy đồng.

(Ca dao)

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 Tiết 3 trang 51, 52 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

a. Con tàu hỏa rất dài

Bánh không săm, không lốp

Chạy đều trên đường ray

Đêm ngày không bị trượt.

b. Khó thay công việc nhà quê

Quanh năm khó nhọc dám bề khoan thai

Tháng Chạp là tháng trồng khoai

Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng

Tháng Ba cày vỡ ruộng ra

Tháng Tư gieo mạ mưa sa đầy đồng.

3. (trang 52, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Viết đoạn văn nói về một hội dân gian mà em biết.

G: Có thể là hội tổng hợp của một làng (tên hội thường mang tên làng) bao gồm nhiều hội nhỏ (vật, chọi gà, đánh cờ,...) có thể là hội riêng biệt (bơi chải, đua bò, chọi trâu,...). Hội mở vào mùa nào? Ở đâu (sân đình, bờ sông, bờ đê,...)? Lúc ấy nắng mưa, ấm lạnh, cỏ cây ra sao? Người đi hội ăn mặc thế nào? Các trò diễn, trò thi đấu ra sao?

Trả lời:

Mỗi năm cứ đến ngày rằm tháng giêng, quê em đều có tổ chức lễ hội đua thuyền trên sông Chảy. Trên sông, là hàng loạt chiếc thuyền đang thi nhau lao đi vun vút. Mọi người trên thuyền đang nỗ lực tay chèo tay chống đưa thuyền về đích. Xa xa, hai chiếc thuyền nhỏ đang vượt lên dẫn đầu. Tiếng trống, tiếng reo hò vang lên của các cổ động viên bên bờ sông thật là nhộn nhịp. Chùm bong bóng đầy đủ sắc màu rực rỡ vang lên như tiếng reo vui, mừng chiến thắng …. Em rất thích và hy vọng có dịp được xem lại buổi lễ hội đua thuyền tưng bừng và náo nhiệt ấy.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học