Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 27. Ôn tập giữa học kì 2 trang 33, 34, 35, 36

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27. Ôn tập giữa học kì 2 trang 33, 34, 35, 36 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ 2 Tập 2.

1. (trang 33, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đọc câu chuyện dưới đây, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu

Rừng và biển

Cuối cùng ba tôi cũng mượn được chiếc xe tải nhỏ để dọn nhà về thành phố. Cái xe bị lèn kín từ sàn tới nóc, mang lên thành phố từ thành củi tới cái tủ gỗ lát ba buồng. Lèn vừa xong đồ lên xe thì bé Boong nói:

- Ba nhớ dành chỗ cho mấy con cá của con.

- Trời đất! Còn chỗ nào nữa? Con đã phải ngồi trong lòng má con. Thôi, đổ hết đi!

- Lên thành phố thì con biết chơi với ai? Ba đã có bạn còn con thì chưa. – Bé Boong bắt đầu khóc. – Với lại cá con đang có bầu.

Ba mủi lòng:

- Thôi được! Có mấy cái nồi còn trống đó, bỏ vào đấy, đổ nước vào rồi để cá vào đó. Rõ khổ! Đã bao nhiêu là thứ lại còn chất thêm cả cái nhà bảo sanh cá.

- Ba nhớ cho má hay trên xe có nhà bảo sanh kẻo lên thành phố, má đặt nồi lên bếp, cá của con thành cá kho.

Ba bật cười về loài cá kiểng kho. Tôi thừa dịp “tấn công”.

- Còn chỗ cho hai dò phong lan của con nữa. Phong lan thì không bỏ vô nồi được.

- Thì bỏ vô rừng! Nhà bằng cái hộp quẹt mà còn rước về những rừng với biển! Nhưng rồi rừng và biển vẫn được lên xe tải về thành phố của chúng tôi.

(Trần Quốc Toàn)

- Nhà bảo sanh: nơi để đẻ, nơi chăm sóc người đẻ và trẻ sơ sinh.

- Cá kiểng: cá cảnh

- Hộp quẹt: bao diêm

a. Gia đình của Boong đi đâu?

A. Đi du lịch

B. Lên thành phố chơi

C. Chuyển về thành phố

b. Tìm từ ngữ cho thấy chiếc xe đã kín chỗ vì nhiều đồ.

c. Bong muốn mang theo thứ gì?

A. Chiếc tủ gỗ lát có ba buồng

B. Cá cảnh và dò phong lan

C. Những chiếc nồi nấu ăn

d. Boong nói gì để bố đồng ý cho mang theo thứ mình muốn?

e. Mong muốn mang theo “rừng và biển” về thành phố nói lên điều gì về Boong?

Trả lời:

a. Đáp án C.

b. Cái xe bị lèn kín từ sàn tới nóc, Boong phải ngồi trong lòng má.

c. Đáp án B.

d. Boong nói mấy con cá làm bạn với Boong và nó đang có bầu, òn dò phong lan thì không bỏ vào nồi được.

e. Boong là một bạn trân trọng, yêu thiên nhiên, từ những con cá nhỏ bé đến dò phong lan.

2. (trang 34, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong đoạn văn dưới đây.

Dưới đáy biển, những chú tôm cá nhỏ rất thích len lỏi trong chòm râu óng ánh muôn màu của ông già san hô vào những đêm trăng sáng. Ông già san hô thật là hiền hậu! Chẳng ai biết ông đã bao nhiêu tuổi. Còn ông thì chẳng có chuyện chi ở dưới biển này mà ông không biết. Được nghe ông kể chuyện là một điều lí thú đối với bầy tôm cá của biển.

(Theo Vân Long)

Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 27. Ôn tập giữa học kì 2 trang 33, 34, 35, 36

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ hoạt động

Từ ngữ chỉ đặc điểm




Trả lời:

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ hoạt động

Từ ngữ chỉ đặc điểm

biển, những chú tôm, chòm râu, ông già, đêm trăng, bầy tôm cá

len lỏi, nghe, kể chuyện

óng ánh, sáng, hiền hậu, lí thú

3. (trang 35, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Tìm từ ngữ theo yêu cầu

a. Từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ dưới đây:

- Óng ánh - ...

- Hiền hậu - ...

- Lí thú - ...

b. Từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây:

- dưới - ....

- sáng - ...

- già - ...

Trả lời:

a. óng ánh – lấp lánh

hiền hậu – hiền lành

lí thú – thú vị

b. dưới – trên

sáng – tối

già – trẻ

4. (trang 35, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn văn dưới đây:

Rừng cọ quê tôi

Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.

Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xoe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như một mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.

(Nguyễn Thái Vận)

Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 27. Ôn tập giữa học kì 2 trang 33, 34, 35, 36

Sự vật 1

Đặc điểm so sánh

Từ so sánh

Sự vật 2









Trả lời:

Sự vật 1

Đặc điểm so sánh

Từ so sánh

Sự vật 2

Chẳng có nơi nào

đẹp

như

sông Thao quê tôi

Búp cọ

vuốt dài

như

thanh kiếm sắc vung lên

Lá cọ

tròn xoe nhiều phiến nhọn dài

như

một rừng tay vẫy

Trưa hè

lấp lóa nắng

như

một mặt trời mới mọc

5. (trang 36, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Tìm các từ ngữ:

a. Chứa các tiếng đều bắt đầu bằng l hoặc n

l

M: long lanh,...

n

M: nóng nức,...

b. Chứa các tiếng đều bắt đầu bằng d hoặc v

d

M: dềnh dàng,...

v

M: vi vu,...

Trả lời:

a.

l

lấp lánh, lung linh, líu lo, lập lòe, lo lắng,...

n

no nê, nạt nộ, nài nỉ, nâng niu,...

b.

d

dịu dàng, dạt dào, dạy dỗ,...

v

vui vẻ, véo von,...

6. (trang 36, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đặt 2 câu với từ ngữ em tìm được ở bài a hoặc b trên đây.

Trả lời:

- Em bé nài nỉ mẹ mua cho chiếc ô tô mới.

- Chim vành khuyên trên cành cao hót véo von.

7. (trang 36, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với cảnh vật được nói đến trong đoạn Dưới đáy biển hoặc Rừng cọ quê tôi ở tiết 2.

Trả lời:

Hình ảnh rừng cọ trong đoạn văn Rừng cọ quê tôi đã giúp em hình dung ra được vẻ đẹp mà không đâu có được, một vẻ đẹp đặc trưng bên dòng sông Thao. Qua đoạn văn miêu tả đặc điểm của cây cọ, em thấy rằng nơi đây là một ngôi rừng tràn đầy sức sống với những tiếng chim ca, khung cảnh rực rỡ từ những ánh nắng đan xen qua tán lá cọ.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác