Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23 Tiết 1 trang 18, 19 (Dành cho buổi học thứ hai)

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23 Tiết 1 trang 18, 19 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ 2 Tập 2.

1. Đọc (trang 18, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Động vật ngủ đông

Có một số loài vật như ếch, rùa, rắn, thậm chí cả gấu có thói quen ngủ mấy tháng liền trong mùa đông, gọi là hiện tượng ngủ đông.

Trước khi ngủ đông, con vật phải ăn một lượng lớn thức ăn để có dinh dưỡng dự trữ. Nhờ lượng dinh dưỡng này, chúng sống qua mùa đông mà không cần ăn uống gì.

Khi ngủ đông, việc trao đổi chất diễn ra rất ít. Nghĩa là nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở đều ở mức thấp nhất có thể. Con vật thường lờ đờ, cứ như là chúng sống một cách thoi thóp vậy. Riêng loài ếch, dù thân nhiệt xuống rất thấp, ngang nhiệt độ trời lạnh bên ngoài, nhưng phản ứng thần kinh vẫn tốt. Nếu ta bắt một con ếch đang ngủ đông trong hang đem ra thả ngoài, chúng sẽ nhảy đi trong nháy mắt.

Người ta thường biết đến loài gấu ngủ đông, nhưng thực ra gấu ngủ đông kém. Khi ngủ đông, thân nhiệt của gấu không thể thấp dưới 30 độ C. Và gấu không thể ngủ li bì mà cứ ngủ một thời gian lại tỉnh lại rồi mới ngủ tiếp.

Từ đặc điểm ngủ đông của động vật, y học đang tìm cách tạo ra giấc ngủ đông nhân tạo cho con người để chữa một số bệnh. Người ta tạo ra giấc ngủ đông cho một số bệnh nhân cần có thời gian chữa trị lâu dài hoặc trong khi đợi được chữa trị.

(Theo Mười vạn câu hỏi vì sao)

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23 Tiết 1 trang 18, 19 (Dành cho buổi học thứ hai)

- Nhân tạo: những gì do con người tạo ra, không có sẵn trong tự nhiên.

2. (trang 19, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Viết Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống.

a. Một số loài động vật nằm ngủ trong suốt mùa đông giá rét. 

b. Trong thời gian ngủ đông, con vật cũng cần phải ăn uống. 

c. Khi ngủ đông, trao đổi chất trong cơ thể xuống mức thấp nhất. 

d. Loài ếch ngủ đông rất sâu nhưng cũng tỉnh rất nhanh. 

e. Loài gấu ngủ đông theo kiểu ngắt quãng. 

g. Con người cũng có thói quen ngủ đông. 

h. Y học đang nghiên cứu để tạo giấc ngủ đông cho con người 

i. Việc ngủ đông có thể giúp chữa trị một số bệnh 

Trả lời:

a. S

b. S

c. Đ

d. Đ

e. Đ

h. Đ

i. Đ

3. (trang 19, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Kể tên một số loài vật có thể ngủ đông.

Trả lời:

Ếch, rùa, rắn, gấu.

4. (trang 19, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Khi ngủ đông, cơ thể con vật thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Khi ngủ đông, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở đều ở mức thấp nhất có thể.

5. (trang 19, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Khi nào con người cần có giấc ngủ đông?

Trả lời:

Khi con người chữa bệnh và cần có thời gian để chữa trị lâu dài hoặc trong khi chờ đợi được chữa trị.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác