Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 23 trang 18, 19, 20 , 21

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23 trang 18, 19, 20 , 21 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ 2 Tập 2.

Tiết 1 (trang 18, 19)

1. Đọc (trang 18, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Động vật ngủ đông

Có một số loài vật như ếch, rùa, rắn, thậm chí cả gấu có thói quen ngủ mấy tháng liền trong mùa đông, gọi là hiện tượng ngủ đông.

Trước khi ngủ đông, con vật phải ăn một lượng lớn thức ăn để có dinh dưỡng dự trữ. Nhờ lượng dinh dưỡng này, chúng sống qua mùa đông mà không cần ăn uống gì.

Khi ngủ đông, việc trao đổi chất diễn ra rất ít. Nghĩa là nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở đều ở mức thấp nhất có thể. Con vật thường lờ đờ, cứ như là chúng sống một cách thoi thóp vậy. Riêng loài ếch, dù thân nhiệt xuống rất thấp, ngang nhiệt độ trời lạnh bên ngoài, nhưng phản ứng thần kinh vẫn tốt. Nếu ta bắt một con ếch đang ngủ đông trong hang đem ra thả ngoài, chúng sẽ nhảy đi trong nháy mắt.

Người ta thường biết đến loài gấu ngủ đông, nhưng thực ra gấu ngủ đông kém. Khi ngủ đông, thân nhiệt của gấu không thể thấp dưới 30 độ C. Và gấu không thể ngủ li bì mà cứ ngủ một thời gian lại tỉnh lại rồi mới ngủ tiếp.

Từ đặc điểm ngủ đông của động vật, y học đang tìm cách tạo ra giấc ngủ đông nhân tạo cho con người để chữa một số bệnh. Người ta tạo ra giấc ngủ đông cho một số bệnh nhân cần có thời gian chữa trị lâu dài hoặc trong khi đợi được chữa trị.

(Theo Mười vạn câu hỏi vì sao)

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23 Tiết 1 trang 18, 19 (Dành cho buổi học thứ hai)

- Nhân tạo: những gì do con người tạo ra, không có sẵn trong tự nhiên.

2. (trang 19, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Viết Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống.

a. Một số loài động vật nằm ngủ trong suốt mùa đông giá rét. 

b. Trong thời gian ngủ đông, con vật cũng cần phải ăn uống. 

c. Khi ngủ đông, trao đổi chất trong cơ thể xuống mức thấp nhất. 

d. Loài ếch ngủ đông rất sâu nhưng cũng tỉnh rất nhanh. 

e. Loài gấu ngủ đông theo kiểu ngắt quãng. 

g. Con người cũng có thói quen ngủ đông. 

h. Y học đang nghiên cứu để tạo giấc ngủ đông cho con người 

i. Việc ngủ đông có thể giúp chữa trị một số bệnh 

Trả lời:

a. S

b. S

c. Đ

d. Đ

e. Đ

h. Đ

i. Đ

3. (trang 19, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Kể tên một số loài vật có thể ngủ đông.

Trả lời:

Ếch, rùa, rắn, gấu.

4. (trang 19, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Khi ngủ đông, cơ thể con vật thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Khi ngủ đông, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở đều ở mức thấp nhất có thể.

5. (trang 19, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Khi nào con người cần có giấc ngủ đông?

Trả lời:

Khi con người chữa bệnh và cần có thời gian để chữa trị lâu dài hoặc trong khi chờ đợi được chữa trị.

Tiết 2 (trang 19, 20)

1. (trang 19, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Tìm cặp từ có ý nghĩa giống nhau trong đoạn văn sau:

Có một số loài vật tránh cái giá lạnh bằng cách di cư đến những vùng ấm áp, nhưng có loài tránh rét bằng cách ngủ li bì, gọi là ngủ đông. Loài ếch ngủ đông trong hang đất ẩm ở bờ ruộng. Gấu và sóc Bắc Cực ngủ đông trong hang sâu. Dơi phương Bắc ngủ đông trong hang động hoặc trong hốc lớn.

Trả lời:

lạnh – rét.

2. (trang 20, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Dùng dấu gạch ngang để dẫn lại lời của bạn Lan và bố bạn Nam.

Lan nói với Nam rằng mùa đông gấu chỉ việc nằm trong hang mút tay là đủ sống. Nam hỏi bố. Bố Nam bảo thực ra gấu sống nhờ mỡ tích lũy trong cơ thể chứ mút tay thì được gì.

Trả lời:

Lan bảo với Nam:

- Mùa đông, gấu chỉ việc nằm trong hang mút tay là đủ sống rồi cậu.

Nam về hỏi bố, bố nói:

- Gấu sống nhờ mỡ tích lũy trong cơ thể con ạ, chứ mút tay thì chúng được gì đâu!

Tiết 3 (trang 20, 21)

1. (trang 20, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Điền:

a. l hoặc n vào chỗ trống

giá ...ạnh         tị ...ạnh

quả ...a         Cành trúc ...a đà

b. dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm

đô đạt         đô vỡ

gia bộ         gia từ

Trả lời:

a. giá lạnh, tị nạnh, quả na, Cành trúc la đà

b. đỗ đạt, đổ vỡ, giả bộ, giã từ

2. (trang 20, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Điền l hoặc n vào chỗ trống, dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm và giải câu đố.

Để nguyên em gái cha tôi

Nga vào thành bưa thịt xôi ...inh đình

Có huyền to ...ớn thân hình

Hoi vào để ...ối đầu, mình với nhau.

Là chữ

Trả lời:

Để nguyên em gái cha tôi

Ngã vào thành bữa thịt xôi linh đình

Có huyền to lớn thân hình

Hỏi vào để nối đầu, mình với nhau.

Là chữ cô, cỗ, cồ, cổ

3. (trang 21, Tiếng Việt 3 Tập 2 Dành cho buổi học thứ 2)

Đọc câu chuyện và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23 Tiết 3 trang 20, 21 (Dành cho buổi học thứ hai)

a. Theo em, vì sao Gian không bắn con hươu?

b. Em thích nhân vật con hươu hay Gian? Viết 2 – 3 câu nêu lí do.

Trả lời:

a. Giang không bắn con hươu vì Gian cho rằng chú hươu đã dũng cảm tiến ra trước mặt Gian và cả hai đều cùng một mẹ thiên nhiên.

b. Em thích nhân vật Gian vì sau những ngày truy đuổi hươu nhiều ngày và luôn muố hạ gục nó, nhưng khi đứng trước mặt nhìn nhau, anh ấy lại không kìm lòng trước vẻ đẹp của hươu và nói với hươu những lời chân thành.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác