Cách xác định chiều của lực điện từ cực hay
Bài viết Cách xác định chiều của lực điện từ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách xác định chiều của lực điện từ.
Học sinh cần nhớ và nắm được kiến thức về lực điện từ và quy tắc bàn tay trái.
1. Lực điện từ
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ
2. Quy tắc bàn tay trái
- Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ.
Cho biết kí hiệu (+) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía trước ra phía sau, kí hiệu (.) chỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều từ phía sau ra phía trước.
Ví dụ 1 : An đặt khung dây dẫn vào giữa hai cực Nam châm sao cho mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ (hình vẽ). Sau đó An nối nối khung dây với nguồn điện và dòng điện chạy qua khung dây dẫn có chiều như trên hình. Ở vị trí này của khung dây, thì khung dây có quay không? Tại sao?
Lời giải:
Khung dây không quay
Các lực từ tác dụng lên khung dây được biểu diễn bằng mũi tên màu xanh như hình vẽ. Cặp lực này chỉ có tác dụng kéo dãn khung chứ không có tác dụng làm quay.
Ví dụ 2 : Theo qui tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều đường sức từ.
B. Chiều dòng điện.
C. Chiều của lực điện từ.
D. Chiều của cực Nam, Bắc địa lý.
Lời giải:
Đáp án B
Chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện.
Ví dụ 3 : Phương của lực điện từ và đường sức từ như thế nào? Hãy giải thích.
Lời giải:
Lực điện từ và đường sức từ có phương vuông góc với nhau. Vì theo quy tắc bàn tay trái thì đường sức từ vuông góc với lòng bàn tay trái, như vậy đồng thời cũng vuông góc với ngón tay cái (chỉ lực từ). Nên lực điện từ và đường sức từ có phương vuông góc với nhau.
Câu 1: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:
A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn.
B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn.
C. Chiều chuyển động của dây dẫn.
D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Lời giải:
Đáp án D
Vì chiều của lực từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện và đường sức từ.
Câu 2: Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định:
A. Chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.
B. Chiều dòng điện chạy trong ống dây.
C. Chiều đường sức từ của thanh nam châm.
D. Chiều đường sức từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.
Lời giải:
Đáp án A
Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường
Câu 3: Một khung dây dẫn hình vuông có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường của nam châm. Lực từ sẽ làm cho khung dây quay khi:
A. Mặt phẳng khung đặt vuông góc với các đường sức từ.
B. Mặt phẳng khung đặt không song song với các đường sức từ.
C. Mặt phẳng khung đặt không vuông góc với các đường sức từ.
D. Mặt phẳng khung đặt song song với các đường sức từ.
Lời giải:
Đáp án C
Chỉ cần khung dây đặt không vuông góc với đường sức từ thì lực điện từ tác dụng lên khung dây sẽ làm khung dây quay.
Câu 4: Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình dưới) có chiều:
A. Từ phải sang trái.
B. Từ trái sang phải.
C. Từ trên xuống dưới.
D. Từ dưới lên trên.
Lời giải:
Đáp án D
Do dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía trước ra phía sau (kí hiệu dấu +). Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều của lực điện từ sẽ hướng từ dưới lên trên.
Câu 5: Hãy chọn câu phát biểu sai trong các câu sau:
A. Đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó
B. Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.
C. Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt vuông góc với các đường sức từ
D. Khung dây có dòng điện sẽ quay trong từ trường khi mặt phẳng khung đặt không vuông góc với các đường sức từ.
Lời giải:
Đáp án C
Khi mặt phẳng khung dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ thì các lực từ tác dụng lên khung dây chỉ có tác dụng kéo dãn khung chứ không có tác dụng làm quay.
Câu 6 : Dòng điện trong đoạn dây dẫn dưới đây có chiều như thế nào? Hãy nêu cách xác định chiều dòng điện trong dây dẫn.
Lời giải:
Dòng điện hướng từ sau đến trước
Đặt lòng bàn tay trái hứng các đường sức từ, ngón tay cái chỉ hướng xuống dưới thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện. Như vậy dòng điện hướng từ sau đến trước
Câu 7 : Một dây dẫn được đặt giữa hai cực của nam châm. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn được mô tả như trên hình vẽ. Cực A, B của nam châm là cực gì?
Lời giải:
A là cực Nam, B là cực Bắc
Đặt bàn tay trái sao cho cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện, ngón tay cái choãi ra theo hướng lực F. Lúc ấy thấy lòng bàn tay úp xuống dưới, nên B là cực Bắc, A là cực Nam
Câu 8 : Một dây dẫn được đặt giữa hai cực của nam châm. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn được mô tả như trên hình vẽ. Cực X của nam châm là cực gì?
Lời giải:
Đặt bàn tay trái sao cho cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện (hướng từ sau ra trước), ngón tay cái choãi ra theo hướng lực F. Lúc ấy thấy lòng bàn tay úp xuống dưới, nên X là cực Nam
Câu 9 : Người ta dùng hai sợi chỉ mảnh để treo một đoạn dây dẫn vào giữa hai cực của nam châm như trên hình vẽ. Khi cho dòng điện I (có chiều như hình vẽ) đi qua dây dẫn thì dây dẫn sẽ như thế nào?
Lời giải:
Dây dẫn sẽ bị đẩy vào phía trong nam châm
Vì theo quy tắc bàn tay trái thì lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có chiều như hình vẽ. Dây dẫn sẽ bị đẩy vào phía trong nam châm
Câu 10 : Người ta dùng hai sợi chỉ mảnh để treo một đoạn dây dẫn vào giữa hai cực của nam châm như trên hình vẽ. Khi cho dòng điện I đi qua dây dẫn thì dây dẫn thì thấy dây dẫn bị đẩy ra phía ngoài nam châm. Chiều của dòng điện qua dây dẫn là chiều nào? Giải thích.
Lời giải:
Dòng điện có chiều từ trước ra sau
Theo quy tắc bàn tay trái. Ta đặt lòng bàn tay hướng về cực Bắc của nam châm, ngón tay chái choãi ra phía ngoài, thì thấy chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều từ trước ra sau. Đó là chiều dòng điện qua dây dẫn
Bài 1: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây quay, khi dừng lại mặt khung dây và các đường sức từ sẽ có vị trí như thế nào?
Bài 2:Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mất dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn thẳng có dòng diện chạy qua.
a) Hãy vẽ hình mô tả cách làm này.
b) Nêu rõ cách xác định tên từ cực của thanh nam châm khi đó.
Bài 3:Đoạn dây AB có dòng điện đi qua được đặt ở khoảng giữa hai cực của nam châm hình chữ U. Biểu diễn lực điện từ tác dụng vào AB. Nếu đổi chiều dòng điện hoặc đổi cực của nam châm thì lực điện từ sẽ ra sao?
Bài 4: Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều như thế nào?
Bài 5: Tìm lỗi sai và sửa lại cho đúng trong hình sau:
Bài 6: Một khung dây đặt trong từ trường. Trường hợp nào dưới đây trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều? Hãy giải thích vì sao?
a) Khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang.
b) Khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng.
Bài 7: Bạn hãy xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện và chiều đường sức từ cùng tên từ cực trong các trường hợp đã được biểu diễn trên hình.
Được biết (•) dùng để biểu diễn vectơ có có phương vuông góc với mặt phẳng cần quan sát, có chiều rời xa người quan sát; (+) dùng để biểu diễn vectơ có phương vuông góc với mặt phẳng cần quan sát, có chiều hướng về phía người quan sát.
Bài 8: Một dây dẫn được đặt giữa hai cực của nam châm. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn được mô tả như trên hình vẽ. Xác định các cực của nam châm.
Bài 9:Muốn xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chay qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
Bài 10: Cho giả thiết cho đoạn dây dẫn MN có khối lượng (m), mang dòng điện (I) có chiều như hình vẽ dưới đây, được đặt vào trong từ trường đều có vectơ (B). Bạn hãy biểu diễn lại các lực tác dụng lên đoạn dây dẫn MN (ở đây bỏ qua khối lượng dây treo).
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Dạng 1: Dạng bài tập Ứng dụng của nam châm cực hay
- Dạng 2: Cách giải bài tập Động cơ điện, máy phát điện cực hay
- Dạng 3: Cách xác định chiều của đường sức từ cực hay
- Dạng 5: Bài tập về hiện tượng cảm ứng điện từ cực hay
- Dạng 6: Bài tập tác dụng từ của dòng điện xoay chiều cực hay
- Dạng 7: Cách giải bài tập truyền tải điện năng cực hay
- Dạng 8: Phương pháp tính độ giảm điện thế cực hay
- Dạng 9: Phương pháp giải bài tập điện thế truyền tải thay đổi cực hay
- Dạng 10: Phương pháp giải bài tập điện trở thay đổi cực hay
- Dạng 11: Cách tính hiệu suất truyền tải điện năng cực hay
- Dạng 12: Phương pháp giải bài tập về máy biến thế cực hay
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều