Phương pháp giải bài tập về máy ảnh cực hay
Bài viết Phương pháp giải bài tập về máy ảnh với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phương pháp giải bài tập về máy ảnh.
Phương pháp giải:
Học sinh cần nắm được kiến thức về cấu tạo máy ảnh, Sự tạo ảnh trên phim, công thức thấu kính (thấu kính hội tụ) và số phóng đại của ảnh
1. Máy ảnh
* Cấu tạo:
- Gồm hai bộ phận chính: vật kính, buồng tối. Ngoài ra trong máy ảnh còn có cửa điều chỉnh độ sáng và cửa sập, chỗ đặt phim.
- Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.
2. Sự tạo ảnh trên phim:
- Ảnh trên phim của máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.
- Để điều chỉnh ảnh rõ nét trên phim người thợ ảnh điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim. Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to
- Số phóng đại của ảnh:
- Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến vật kính
d’ là khoảng cách từ phim đến vật kính
h là chiều cao của vật
h’ là chiều cao của ảnh trên phim
3. Công thức thấu kính hội tụ
- Ảnh thật
Ví dụ 1. Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là chính xác? Trong máy ảnh:
A. Ảnh của một vật qua vật kính của máy là ảnh ảo.
B. Tiêu cự của vật kính là hằng số.
C. Khoảng cách từ màn ảnh đến vật kính không thay đổi được.
D. Vật kính là thấu kính phân kì
Lời giải:
Đáp án: B
Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự không đổi. Khoảng cách từ màn ảnh đến vật kính có thể thay đổi được. Ảnh của một vật qua vật kính của máy là ảnh thật.
Ví dụ 2. Chọn phát biểu sai về máy ảnh:
A. Phim ảnh được lắp trong buồng tối của máy ảnh
B. Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhất định
C. Trong máy ảnh, tiêu cự của vật kính là không thay đổi.
D. Khi chụp ảnh của một vật bằng máy ảnh, độ phóng đại ảnh luôn lớn hơn 1.
Lời giải:
Đáp án: D
Khi chụp ảnh, thì ảnh xuất hiện trên phim có kích thước nhỏ hơn vật. Nên số phóng đại của ảnh nhỏ hơn 1.
Ví dụ 3. Vật kính của một máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm. Người ta dùng máy ảnh chụp một con cá cách máy 6m. Để chụp được ảnh con cá thì khoảng cách từ vật kính đến phim là bao nhiêu?
Lời giải:
Ảnh của con cá là ảnh thật. Áp dụng công thức
Để chụp được ảnh con cá thì khoảng cách từ vật kính đến phim là 12,24cm
Câu 1. Kết luận nào sau đây là sai khi so sánh mắt và máy ảnh?
A. Thuỷ tinh thể có vai trò giống như vật kính.
B. Thủy tinh thể và vật kính là những thấu kính hội tụ có thể thay đổi tiêu cự.
C. Giác mạc có vai trò giống như phim.
D. Ảnh thu được trên phim của máy ảnh và trên võng mạc của mắt có tính chất giống nhau
Lời giải:
Đáp án: B
Thủy tinh thể có thể thay đổi tiêu cự, nhưng vật kính của máy ảnh thì không thay đổi tiêu cự được.
Câu 2. Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim người ta làm thế nào? Chọn cách làm đúng.
A. Giữ phim cố định, thay đổi vị trí của vật kính.
B. Giữ phim cố định, điều chỉnh độ tụ của vật kính.
C. Giữ vật kính cố định, thay đổi vị trí phim.
D. Dịch chuyển cả vật kính lẫn phim.
Lời giải:
Đáp án: A
Để điều chỉnh ảnh rõ nét trên phim người thợ ảnh điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim. Trong quá trình điều chỉnh thì phim được giữ cố định còn vật kính thì có thể thay đổi vị trí.
Câu 3. Chọn phát biểu sai về máy ảnh:
A. Ảnh trên phim luôn có kích thước nhỏ hơn vật
B. Máy ảnh có thể chụp ảnh được những vật ở rất xa.
C. Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ
D. Ảnh của vật trên phim cùng chiều với vật
Lời giải:
Đáp án: D
Ảnh của vật trên phim ngược chiều với vật
Câu 4. Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Lời giải:
Đáp án: B
Ảnh của vật là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.
Câu 5. Một máy ảnh có vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 7cm. Người ta dùng máy ảnh này để chụp ảnh một cái cây cách máy 21m. Sau khi chụp xong, người ta thấy ảnh của cái cây trên phim cao 4,2cm. Chiều cao thực của cái cây là:
A. 11,652m
B. 12,558m
C. 13,045m
D. 14,502m
Lời giải:
Đáp án: B
Áp dụng công thức
Số phóng đại của ảnh:
Chiều cao của cái cây là:
=1255,8 (cm) = 12,558 (m)
Câu 6. Để chụp ảnh của một vật ở rất xa bằng một máy ảnh thông thường thì khoảng cách từ vật kính đến phim phải điều chỉnh như thế nào? Giải thích tại sao?
Lời giải:
Phải điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim bằng đúng tiêu cự của vật kính.
Vì vật ở rất xa máy ảnh nên ảnh của nó qua vật kính của máy ảnh là ảnh thật, ở đúng tiêu điểm phía sau vật kính. Do đó để chụp được ảnh thì phải điều chỉnh vật kính để phim nằm đúng vị trí tiêu điểm của vật kính.
Câu 7. Tại sao vật kính của máy ảnh lại là thấu kính hội tụ mà không phải là thấu kính phân kì?
Lời giải:
Vì để hứng được ảnh trên phim thì ảnh này phải là ảnh thật. Mà thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nên vật kính của máy ảnh phải là thấu kính hội tụ.
Câu 8. Vật kính của máy ảnh có tiêu cự f = 9 cm. Dùng máy này chụp ảnh một vật ở cách vật kính 4,5m. Độ phóng đại của ảnh là bao nhiêu?
Lời giải:
Đổi 4,5m = 450cm
Khi chụp ảnh thì ảnh của vật trên phim là ảnh thật
Áp dụng công thức
Số phóng đại của ảnh:
Số phóng đại của ảnh là 0,02
Câu 9. Người ta sử dụng một máy ảnh để chụp ảnh một bức tượng cách đó 8m. Biết rằng bức tượng đó có chiều cao là 3m, chiều cao của ảnh trên phim là 4cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính là bao nhiêu? Vật kính của máy ảnh có tiêu cự là bao nhiêu?
Lời giải:
Số phóng đại của ảnh:
Ta lại có
Tiêu cự của vật kính là:
Vậy khoảng cách từ vật kính đến phim của máy ảnh là 10,67cm, tiêu cự của vật kính là 10,53.
Câu 10. Người ta sử dụng một máy ảnh có vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 6cm để chụp ảnh một cái cây cách máy 10m. Biết rằng cái cây đó có chiều cao là 6,5m. Tính chiều cao của ảnh cái cây trên phim.
Lời giải:
Khi chụp ảnh thì ảnh của vật trên phim là ảnh thật
Áp dụng công thức
Khoảng cách từ vật kính đến phim là:
Số phóng đại của ảnh:
Chiều cao của cái cây là:
=> h' = h . k
Chiều cao của ảnh trên phim là 3,92cm
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Dạng 8: Cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính phân kì cực hay
- Dạng 9: Phương pháp giải bài tập xác định tiêu cự của thấu kính cực hay
- Dạng 10: Cách giải bài tập xác định vị trí của vật đến thấu kính cực hay
- Dạng 11: Cách giải bài tập xác định vị trí của ảnh qua thấu kính cực hay
- Dạng 12: Cách xác định hệ số phóng đại của ảnh qua thấu kính cực hay
- Dạng 13: Phương pháp giải bài tập về kính lúp cực hay
- Dạng 14: Cách xác định hệ số phóng đại của ảnh qua kính lúp cực hay
- Dạng 16: Cách giải bài tập về máy ảnh nâng cao cực hay
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều