Bài tập tác dụng từ của dòng điện xoay chiều cực hay
Bài viết Bài tập tác dụng từ của dòng điện xoay chiều với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài tập tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
Học sinh cần nhớ và nắm được kiến thức về dòng điện xoay chiều
1. Dòng điện xoay chiều:
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm chuyển sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
2. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ …
Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
Ví dụ 1 : Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm
A. dòng điện xoay chiều luôn xoay quanh một trục.
B. dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
C. cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng.
D. hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng.
Lời giải:
Đáp án B
Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi, còn dòng điện một chiều thì luôn luôn không đổi chiều
Ví dụ 2 : Điều nào sau đây SAI khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy.
B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.
D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.
Lời giải:
Đáp án A
Dòng điện xoay chiều không trực tiếp nạp điện được cho ắc quy. Chỉ có dòng điện một chiều là có thể trực tiếp nạp điện cho ắc quy được
Ví dụ 3 : Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì có hiện tượng gì xảy ra?
Lời giải:
Kim nam châm quay ngược lại
Do dòng điện đảo chiều nên lực từ cũng bị thay đổi và kim nam châm quay ngược lại so với lúc đầu.
Câu 1: Tác dụng nào phụ thuộc chiều của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng quang.
D. Tác dụng sinh lý.
Lời giải:
Đáp án B
Tác dụng từ của dòng điện phụ thuộc vào chiều của dòng điện vì lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
Câu 2: Dòng điện xoay chiều qua dụng cụ nào sau đây chỉ gây tác dụng nhiệt?
A. Bóng đèn. B. Quạt điện.
C. Mỏ hàn điện. D. Loa điện
Lời giải:
Đáp án C
Mỏ hàn điện hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 3: Đặt một đầu nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một thanh sắt nhỏ. Người ta thấy thanh sắt nhỏ bị hút về phía nam châm điện. Đây là tác dụng gì của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng cơ B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng hấp dẫn D. Tác dụng từ.
Lời giải:
Đáp án D
Đây là tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
Câu 4: Cho khung dây hình chữ nhật có dòng điện chạy qua quay đều giữa hai cực của nam châm. Kết luận nào dưới đây là chính xác?
A. Trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều, vì số đường sức từ qua khung dây thay phiên tăng giảm
B. Trong khung dây xuất hiện dòng điện một chiều, vì số đường sức từ qua khung dây không đổi
C. Trong khung dây xuất hiện dòng điện một chiều, vì số đường sức từ qua khung dây luôn tăng hoặc luôn giảm
D. Trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều, vì lực điện từ tác dụng lên khung dây thay phiên tăng giảm
Lời giải:
Đáp án A
Vì khi khung dây quay thì số đường sức từ qua khung dây thay phiên tăng giảm nên dòng điện xuất hiện trong khung dây là dòng điện xoay chiều
Câu 5: Người ta không dùng dòng điện xoay chiều để chế tạo nam châm vĩnh cửu vì lõi thép đặt trong ống dây
A. không bị nhiễm từ.
B. bị nhiễm từ rất yếu.
C. không có hai từ cực ổn định
D. bị nóng lên.
Lời giải:
Đáp án C
Vì dòng điện xoay chiều thay đổi chiều liên tục, nên cực từ cũng thay đổi liên tục.
Câu 6 : Trong thí nghiệm tác dụng từ của dòng điện. Ban đầu kim nam châm bị hút về phía lõi sắt. Nếu ta thay đổi chiều dòng điện qua cuộn dây thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích
Lời giải:
Nếu ta thay đổi chiều dòng điện qua cuộn dây thì kim nam châm sẽ bị đẩy ra xa lõi sắt. Do khi đảo chiều dòng điện thì lực từ cũng bị đảo chiều, ban đầu hút thì sau đó sẽ là đẩy kim nam châm.
Câu 7 : Khi treo nam châm lên giá đỡ bằng một sợi dây và kích thích cho nam châm dao động qua lại trước cuộn dây dẫn kín thì bóng đèn led sẽ như thế nào? Hãy giải thích hiện tượng này?
Lời giải:
Bóng đèn led sẽ luân phiên sáng tắt.
Vì khi nam châm dao động qua lại trước cuộn dây thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. Khi dòng điện có chiều trùng với hai đầu bóng đèn led thì bóng đèn sẽ sáng, khi dòng điện đổi chiều thì bóng đèn sẽ không sáng
Câu 8 : Biết rằng lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. Tại sao nam châm điện xoay chiều lại luôn hút thanh sắt (mà không phải là hút - đẩy luân phiên)?
Lời giải:
Vì khi chiều dòng điện thay đổi thì cực của nam châm điện thay đổi. Nhưng vẫn là nam châm nên nó vẫn hút thanh sắt.
Câu 9 : Đặt một kim nam châm trước một nam châm điện. Nếu dòng điện qua cuộn dây là dòng điện xoay chiều thì có hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Lời giải:
Kim nam châm quay tròn
Vì dòng điện qua cuộn dây là dòng xoay chiều, nên cực từ của nam châm điện luân phiên thay đổi. Lực từ tác dụng lên kim nam châm cũng luân phiên thay đổi (hút – đẩy) làm kim nam châm quay tròn
Câu 10 : Dòng điện một chiều được dùng để mạ điện. Vì sao lại không sử dụng dòng điện xoay chiều để mạ điện?
Lời giải:
Vì dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi, nên cực âm dương cũng thay đổi, vì thế không thể mạ điện được.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Dạng 1: Dạng bài tập Ứng dụng của nam châm cực hay
- Dạng 2: Cách giải bài tập Động cơ điện, máy phát điện cực hay
- Dạng 3: Cách xác định chiều của đường sức từ cực hay
- Dạng 4: Cách xác định chiều của lực điện từ cực hay
- Dạng 5: Bài tập về hiện tượng cảm ứng điện từ cực hay
- Dạng 7: Cách giải bài tập truyền tải điện năng cực hay
- Dạng 8: Phương pháp tính độ giảm điện thế cực hay
- Dạng 9: Phương pháp giải bài tập điện thế truyền tải thay đổi cực hay
- Dạng 10: Phương pháp giải bài tập điện trở thay đổi cực hay
- Dạng 11: Cách tính hiệu suất truyền tải điện năng cực hay
- Dạng 12: Phương pháp giải bài tập về máy biến thế cực hay
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều