Câu hỏi lý thuyết về Sản xuất điện năng cực hay
Bài viết Câu hỏi lý thuyết về Sản xuất điện năng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Câu hỏi lý thuyết về Sản xuất điện năng.
Phương pháp giải:
Sự chuyển hóa năng lượng trong các nhà máy phát điện
- Nhiệt điện: năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng rồi thành điện năng.
- Thủy điện: thế năng của nước trên hồ chứa được biến đổi thành động năng rồi thành điện năng.
- Điện gió: động năng của gió được biến đổi thành điện năng.
- Pin mặt trời: biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
- Điện hạt nhân: năng lượng hạt nhân được biến đổi thành nhiệt năng rồi thành cơ năng cuối cùng thành điện năng.
Trong nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân, đều có máy phát điện trong đó cơ năng được chuyển hóa thành điện năng.
Ví dụ 1. Ở nhà máy nhiệt điện
A. cơ năng biến thành điện năng.
B. nhiệt năng biến thành điện năng
C. quang năng biến thành điện năng
D. hóa năng biến thành điện năng.
Lời giải: Nhà máy nhiệt điện biến nhiệt năng biến thành điện năng.
Đáp án: B
Ví dụ 2. Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là
A. lò đốt than. B. nồi hơi.
C. máy phát điện. D. tua bin.
Lời giải: Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là tua bin.
Đáp án: D
Ví dụ 3. Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là
A. nhiên liệu. B. nước C. hơi nước. D. quạt gió.
Lời giải: Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là hơi nước.
Đáp án: C
Câu 1. Trong trường hợp nào dưới đây, điện năng được tạo ra không phải do biến đổi trực tiếp từ cơ năng?
A. Ở nhà máy nhiệt điện. B. Ở nhà máy thủy điện.
C. Ở nhà máy điện hạt nhân. D. Ở pin Mặt Trời.
Lời giải:
Đáp án: D
Pin Mặt Trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
Câu 2. Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?
A. Mùa khô, nước trong hồ chứa ít.
B. Mùa mưa hồ chứa đầy nước.
C. Độ cao mực nước của hồ chứa tính từ tua bin thấp.
D. Lượng nước chảy trong ống dẫn nhỏ.
Lời giải:
Đáp án: B
Vào mùa mưa, hồ chứa đầy nước nên công suất phát điện của nhà máy thủy điện lớn hơn.
Câu 3. Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là
A. tránh được ô nhiễm môi trường.
B. việc xây dựng nhà máy là đơn giản.
C. tiền đầu tư không lớn.
D. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.
Lời giải:
Đáp án: A
Ưu điểm của nhà máy thủy điện là tránh được ô nhiễm môi trường.
Câu 4. Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được
A. điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J.
B. năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
C. điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J.
D. năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J.
Lời giải:
Đáp án: B
Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
Câu 5. Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành
A. cơ năng. B. nhiệt năng.
C. cơ năng và nhiệt năng. D. cơ năng và năng lượng khác
Lời giải:
Đáp án: A
Động cơ điện biến điện năng thành cơ năng. Hiệu suất 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành cơ năng.
Câu 6. Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?
A. Không gây ô nhiễm môi trường. B. Không tốn nhiên liệu.
C. Thiết bị gọn nhẹ. D. Có công suất rất lớn
Lời giải:
Đáp án: D
Điện gió có ưu điểm: Không gây ô nhiễm môi trường, không tốn nhiên liệu, thiết bị gọn nhẹ.
Câu 7. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là:
A. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.
C. Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng.
D. Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng
Lời giải:
Đáp án: D
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là: Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng.
Câu 8. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là :
A. Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
C. Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng.
D. Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.
Lời giải:
Đáp án: A
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là: Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng
Câu 9. Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là
A. nhà máy phát điện gió. B. pin mặt trời.
C. nhà máy thuỷ điện. D. nhà máy nhiệt điện
Lời giải:
Đáp án: D
Nhà máy nhiệt điện là nguồn điện gây ô nhiễm nhiều nhất
Câu 10. Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất?
A. Nhà máy nhiệt điện đốt than. B. Nhà máy điện gió.
C. Nhà máy điện nguyên tử. D. Nhà máy thủy điện.
Lời giải:
Đáp án: B
Nhà máy điện gió có công suất không ổn định nhất, do gió có mùa và chuyển động của gió phụ thuộc nhiều vào các điều kiện thiên nhiên.
Câu 11. Trong nhà máy thủy điện thì chủ yếu có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào dưới đây?
A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành hóa năng.
C. Nhiệt năng thành điện năng. D. Điện năng thành cơ năng.
Lời giải:
Đáp án: A
Trong nhà máy thủy điện thì chủ yếu có sự chuyển hóa dạng năng lượng từ cơ năng của nước thành điện năng.
Câu 12. Trong các cách sản xuất điện năng sau đây, cách nào không sử dụng máy phát điện xoay chiều?
A. Điện Mặt Trời. B. Nhiệt điện. C. Thủy điện. D. Điện gió.
Lời giải:
Đáp án: A
Điện Mặt Trời không sử dụng máy phát điện xoay chiều
Câu 13. Ánh sáng Mặt Trời mang đến cho mỗi m2 mặt đất một công suất 0,8 kW. Hiệu suất của pin Mặt Trời là 10%. Hỏi các tấm pin Mặt Trời có diện tích tổng cộng là 40 m2 có thể thắp sáng nhiều nhất bao nhiêu bóng đèn loại 100 W.
Lời giải:
Tóm tắt:
1 m2: công suất 0,8 kW. Hiệu suất của pin Mặt Trời là 10%
S = 40 m2 có thể thắp sáng nhiều nhất bao nhiêu bóng đèn loại 100 W.
HD:
Với diện tích 40 m2 thì pin có thể cung cấp lượng điện năng là:
P = 40.0,8.10% = 3,2 kW = 3200 W
Lượng điện năng này có thể thắp sáng số bóng đèn 100W là:
N = P: 100 = 32 bóng
Đáp án:
32 bóng đèn.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Dạng 1: Câu hỏi lý thuyết về Các dạng năng lượng cực hay
- Dạng 2: Bài tập về sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cực hay
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều