Phương pháp Xét tính chẵn, lẻ, chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác
Với Phương pháp Xét tính chẵn, lẻ, chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác môn Toán lớp 11 sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Toán 11.
1. Lý thuyết
a) Tính chẵn, lẻ của hàm số:
* Định nghĩa:
- Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu: ∀x ∈ D thì -x ∈ D và f(-x) = f(x).
Đồ thị hàm số chẵn nhận trục tung Oy làm trục đối xứng.
- Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu: ∀x ∈ D thì -x ∈ D và f(-x) = - f(x).
Đồ thị hàm số lẻ nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.
* Đối với hàm số lượng giác:
- Hàm số y = sinx là hàm số lẻ trên D = R.
- Hàm số y = cosx là hàm số chẵn trên D = R.
- Hàm số y = tanx là hàm số lẻ trên
- Hàm số y = cotx là hàm số lẻ trên D = R\ .
b) Tính tuần hoàn và chu kì của hàm số:
* Định nghĩa:
- Hàm số y = f(x) xác định trên tập hợp D, được gọi là hàm số tuần hoàn nếu có số T ≠ 0 sao cho với mọi x ∈ D ta có (x + T) ∈ D; (x - T) ∈ D và f(x + T) = f(x).
- Nếu có số dương T nhỏ nhất thỏa mãn các điều kiện trên thì T gọi là chu kì của hàm tuần hoàn f.
* Đối với hàm số lượng giác:
Hàm số y = sinx; y = cosx tuần hoàn với chu kì 2π.
Hàm số y = tanx; y = cotx tuần hoàn với chu kì π.
2. Các dạng bài tập
Dạng 1. Xét tính chẵn, lẻ của hàm số lượng giác
Phương pháp giải:
Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số, khi đó:
- Nếu D là tập đối xứng (tức là ∀x ∈ D => -x ∈ D ), ta thực hiện tiếp bước 2.
- Nếu D không phải là tập đối xứng (tức là ∃x ∈ D mà -x ∉ D ), ta kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.
Bước 2: Xác định f(-x), khi đó:
- Nếu f(-x) = f(x) kết luận hàm số là hàm chẵn.
- Nếu f(-x) = - f(x) kết luận hàm số là hàm lẻ.
- Ngoài ra kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số:
a) y = f(x) = sinx + tan2x
b) y = f(x) = cos3x + sin22x
c) y = f(x) = cosx + tan2x
Lời giải
a) Tập xác định: D = R là một tập đối xứng. Do đó ∀x ∈ D thì -x ∈ D
Ta có: f(-x) = sin(-x) + tan(-2x) = - sinx – tan2x = - (sinx + tan2x) = -f(x).
Vậy y = sinx + tan2x là hàm số lẻ.
b) Tập xác định: D = R là một tập đối xứng. Do đó ∀x ∈ D thì -x ∈ D .
Ta có: f(-x) = cos(-3x) + sin2(-2x) = cos3x + (-sin2x)2 = cos3x + sin22x = f(x).
Vậy y = cos3x + sin22x là hàm số chẵn.
c) Điều kiện xác định:
Tập xác định:
Đặt m = -(k + 1), k ∈ Z khi đó: .
Ta có: f(-x) = cos(-x) + tan(-2x) = cosx – tan2x
Nhận thấy: f(-x) ≠ f(x) và f(-x) ≠ -f(x)
Vậy f(x) = cosx + tan2x không phải là hàm số chẵn, không phải là hàm số lẻ.
Ví dụ 2: Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số:
a) y = f(x) = |x|sinx
b) y = f(x) = cos(2x+1)
Lời giải
a) Tập xác định: D = R là một tập đối xứng. Do đó ∀x ∈ D thì -x ∈ D.
Ta có: f(-x) = |-x|sin(-x) = x.(-sinx) = -x.sinx = -f(x)
Vậy y = |x|sinx là hàm số lẻ.
b) Tập xác định: D = R là một tập đối xứng. Do đó ∀x ∈ D thì -x ∈ D
Ta có: f(-x) = cos[2(-x)+1] = cos(-2x+1) = cos(2x-1)
Nhận thấy f(-x) ≠ f(x) và f(-x) ≠ -f(x)
Vậy hàm số y = cos(2x-1) không phải hàm số chẵn, không phải hàm số lẻ.
c) Tập xác định: D = R là một tập đối xứng. Do đó ∀x ∈ D thì -x ∈ D
Ta có: f(-x) = cos(-2x) cos3(-x) = cos2xcos3x = f(x)
Vậy hàm số là hàm số chẵn.
d) Điều kiện xác định: .
Tập xác định:
Vậy là hàm số chẵn.
Dạng 2: Xét tính tuần hoàn, tìm chu kỳ của hàm số lượng giác
Phương pháp giải:
- Xét tính tuần hoàn và chu kì bằng định nghĩa.
- Sử dụng các kết quả sau:
+ Hàm số y = sin(ax + b) là một hàm số tuần hoàn với chu kì .
+ Hàm số y = cos(ax + b) là một hàm số tuần hoàn với chu kì .
+ Hàm số y = tan(ax + b) là một hàm số tuần hoàn với chu kì
+ Hàm số y = cot(ax + b) là một hàm số tuần hoàn với chu kì
+ Nếu hàm số y = f(x) tuần hoàn với chu kì T thì hàm số y = Af(x) (với A khác 0) tuần hoàn với chu kì T.
+ Nếu hàm số y = f(x) tuần hoàn với chu kì T thì hàm số y = f(x) + c (c là hằng số) tuần hoàn với chu kì T.
+ Nếu hàm số y = f1(x); y = f2(x);… y = fn(x) tuần hoàn với chu kì lần lượt là T1; T2; … Tn thì hàm số tuần hoàn với chu kì T là bội chung nhỏ nhất của T1; T2; … Tn.
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Tìm chu kì (nếu có) của các hàm số:
a) y = sin2x +1
b) y = -3tan
c) y = cos2x -1
d) y = sin2(2x - 3) + 5
Lời giải
a) Hàm số y = sin2x tuần hoàn với chu kì
Vậy hàm số y = sin2x +1 tuần hoàn với chu kì π.
b) Hàm số y = -3tan tuần hoàn theo chu kì .
c) Ta có:
Hàm số y = cos2x tuần hoàn với chu kì .
Vậy hàm số y = cos2x - 1 tuần hoàn với chu kì π.
d) Ta có:
Hàm số y = cos(4x+6) tuần hoàn với chu kì
Vậy hàm số y = sin2(2x-3) + 5 tuần hoàn với chu kì
Ví dụ 2: Tìm chu kì (nếu có) của các hàm số:
c) y = sin4x.cos2x
d) y = sinx + cos(√2x)
Lời giải
a) Hàm số y = sin3x tuần hoàn với chu kì
Hàm số tuần hoàn với chu kì .
Vậy hàm số tuần hoàn với chu kì T là bội chung nhỏ nhất của và , do đó T = 2π.
b) Hàm số tuần hoàn với chu kì
Hàm số tuần hoàn với chu kì
Vậy hàm số tuần hoàn với chu kì T là bội chung nhỏ nhất của π và 4π, do đó T = 4π .
c) Ta có: y = sin4x.cos2x .
Hàm số y = sin6x tuần hoàn với chu kì
Hàm số y = sin2x tuần hoàn với chu kì
Vậy hàm số y = sin4x.cos2x tuần hoàn với chu kì T là bội chung nhỏ nhất của và π, do đó T = π .
d) Hàm số y = sinx tuần hoàn với chu kì 2π .
Hàm số cos(√2x) tuần hoàn với chu kì
Giả sử T là bội chung nhỏ nhất của 2π và √2π. Khi đó tồn tại m,n ∈ Z; m,n ≠ 0 sao cho: T = m2π = n√2π
(vô lí vì √2 là số vô tỉ, là số hữu tỉ)
Do đó không tồn tại bội chung nhỏ nhất của 2π và √2π.
Vậy hàm số y = sinx + cos(√2x) không tuần hoàn.
3. Bài tập tự luyện
Câu 1. Cho hàm số f(x) = cot2x và g(x) = cos5x chọn mệnh đề đúng
A. f(x) là hàm số chẵn, g(x) là hàm số chẵn
B. f(x) là hàm số lẻ, g(x) là hàm số lẻ
C. f(x) là hàm số lẻ, g(x) là hàm số chẵn
D. f(x) là hàm số chẵn, g(x) là hàm số lẻ
Câu 2. Hàm số nào sau đây là hàm số chẵn?
A. y = sinx B. y = cos2x C. y = cotx D. y = tan3x
Câu 3. Hàm số nào sau đây là hàm số chẵn?
A. y = sin2x + cosx B. y = sinx – sin2x C. y = cot2x.cosx D. y = sinx.cos2x
Câu 4. Cho hàm số . Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Hàm số là hàm số lẻ B. Hàm số là hàm số chẵn
C. Hàm số không chẵn không lẻ D. Hàm số có tập xác định D = R\
Câu 5. Trong các hàm số sau, hàm số nào có đồ thị đối xứng qua trục tung?
A. sinx.cos3x B. C. cosx + sin2x D. |cot4x|
Câu 6. Trong các hàm số sau, hàm số nào có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ?
Câu 7. Trong các hàm số sau, hàm số nào có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ?
Câu 8. Hàm số tuần hoàn với chu kì?
A. 6π B. π C. 3π D.
Câu 9. Hàm số y = sin2x tuần hoàn với chu kì?
A. 2π B. 4π C. D. π
Câu 10. Hàm số y = tanx + cot4x tuần hoàn với chu kì?
A. B. 4π C. D. π
Câu 11. Hàm số tuần hoàn với chu kì?
A. 4π B. 2π C. π D. 6π
Câu 12. Hàm số y = 2cos2(πx) + 1 tuần hoàn với chu kì?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13. Hàm số y = 3sinx.cos3x + 1 tuần hoàn với chu kì:
A. B. 2π C. D. π
Câu 14. Trong các hàm số sau, hàm số nào nào không tuần hoàn:
A. y = tan22x + 1 B. y = sin5x – 4cos7x
C. y = sinx + sin(x√2) D. y = 3sin2x - √2
Câu 15. Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y = sin x – x B. y = -2cos3x + 2
C. y = xsin2x D. y = x4 + x2 + 1
Bảng đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
B |
A |
A |
D |
B |
B |
A |
D |
D |
C |
A |
D |
C |
B |
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- Phương pháp tính giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác
- Phương pháp giải phương trình lượng giác cơ bản
- Tất tần tật về phương trình bậc nhất đối với hàm số lượng giác
- Các bài toán về phương trình bậc hai của hàm số lượng giác và cách giải
- Các bài toán về phương trình bậc nhất đối với sin và cos và cách giải
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều