Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

Tài liệu chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song Toán lớp 11 sách Cánh diều gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Toán 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Toán 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Bài 1. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

I. LÝ THUYẾT

I. KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU

1. Mặt phẳng trong không gian

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

2. Điểm thuộc mặt phẳng

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

3. Hình biểu diễn của một hình trong không gian

a) Khái niệm

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

b) Quy tắc vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

II. CÁC TÍNH CHẤT THỪA NHẬN.

Tính chất 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

Tính chất 2: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.

Tính chất 3: Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt cùng thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó.

Tính chất 4: Tồn tại bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.

Tính chất 5: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng còn có một điểm chung khác nữa.

Vậy thì: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung đi qua điểm chung ấy. Đường thẳng đó được gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng.

Tính chất 6: Trên mỗi mặt phẳng các, kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng.

III. MỘT SỐ CÁCH XÁC ĐỊNH MẶT PHẲNG.

Định lý 1: Cho điểm A không thuộc đường thẳng d . Khi đó, qua điểm A và đường thẳng d có một và chỉ một mặt phẳng, kí hiệu mp(A,d) hoặc (A,d) .

Định lý 2: Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau. Khi đó, qua a và b có một và chỉ một mặt phẳng, kí hiệu mp(a,b) hoặc (a,b).

Nhận xét: Từ tính chất 2 và 2 định lí trên mặt phẳng hoàn toàn xác định theo một trong 3 cách sau:

- Đi qua ba điểm không thẳng hàng.

- Đi qua một điểm và một đường thẳng không đi qua điểm đó.

- Đi hai đường thẳng cắt nhau.

Các kí hiệu:

- (ABC) là kí hiệu mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng A, B, C.

- (M,d) là kí hiệu mặt phẳng đi qua d và điểm M d

- (d1,d2) là kí hiệu mặt phẳng xác định bởi hai đường thẳng cắt nhau d1,d2

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

IV. HÌNH CHÓP VÀ HÌNH TỨ DIỆN.

1. Hình chóp.

Trong mặt phẳng α cho đa giác lồi A1A2...An. Lấy điểm S nằm ngoài α .

Lần lượt nối S với các đỉnh A1,A2,...,An ta được n tam giác SA1A2,SA2A3,...,SAnA1. Hình gồm đa giác A1A2...An và n tam giác SA1A2,SA2A3,...,SAnA1 được gọi là hình chóp, kí hiệu là S.A1A2...An .

Ta gọi S là đỉnh, đa giác A1A2...An là đáy, các đoạn SA1,SA2,...,SAn là các cạnh bên, A1A2,A2A3,...,AnA1 là các cạnh đáy, các tam giác SA1A2,SA2A3,...,SAnA1 là các mặt bên…

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

2. Hình Tứ diện

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

II. HỆ THỐNG BÀI TẬP

DẠNG 1: TÌM GIAO TUYẾN CỦA HAI MẶT PHẲNG.

1. PHƯƠNG PHÁP

Để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng, ta tìm hai điểm chung của chúng. Đường thẳng đi qua hai điểm chung đó là giao tuyến.

Lưu ý: Điểm chung của hai mặt phẳng αβ thường được tìm như sau:

Tìm hai đường thẳng a,b lần lượt thuộc αβ , đồng thời chúng cùng nằm trong mặt phẳng γ nào đó; giao điểm M=ab là điểm chung của αβ

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

2. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là tứ giác có các cặp cạnh đối không song song, điểm M thuộc cạnh SA. Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng:

a) (SAC) và (SBD)

b) (SAC) và (MBD)

c) (MBC) và (SAD)

d) (SAB) và (SCD)

Câu 2: Cho hình chóp S.ABCD có ACBD=M và ABCD=N. Tìm giao tuyến của mặt phẳng (SAC) và mặt phẳng (SBD).

Câu 3: Cho tứ diện ABCD. G là trọng tâm tam giác BCD. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (ACD) và (GAB).

Câu 4: Cho hình chóp S.ABCD. Gọi I là trung điểm của SD, J là điểm trên SC và không trùng trung điểm SC. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (ABCD) và (AIJ).

Câu 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AD và BC. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SMN) và (SAC).

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 6: Cho hình chóp S.ABCD có ACBD=M và ABCD=I.

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

Giao tuyến của mặt phẳng (SAB) và mặt phẳng (SCD) là đường thẳng:

A. SI

B. SA

C. MN

D. SM

Câu 7: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD (AB // CD).

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

Khẳng định nào sau đây sai?

A. Hình chóp S.ABCD có 4 mặt bên.

B. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là SO (O là giao điểm của AC và BD).

C. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là SI (I là giao điểm của AD và BC).

D. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SAD) là đường trung bình của ABCD.

Câu 8: Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác BCD. Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và (GAB) là:

A. AM (M là trung điểm của AB)

B. AN (N là trung điểm của CD)

C. AH (H là hình chiếu của B trên CD)

D. AK (K là hình chiếu của C trên BD)

Câu 9: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I, J lần lượt là trung điểm SA và SB. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. IJCD là hình thang.

B. (SAB)(IBC)=IB.

C. SBDJCD=JD.

D. IACJBD=AO, O là tâm hình bình hành ABCD.

Câu 10: Cho điểm A không nằm trên mặt phẳng α chứa tam giác BCD. Lấy E, F là các điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB, AC. Khi EF và BC cắt nhau tại I, thì I không phải là điểm chung của hai mặt phẳng nào sau đây?

A. (BCD) và (DEF)

B. (BCD) và (ABC)

C. (BCD) và (AEF)

D. (BCD) và (ABD)

Câu 11: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC, CD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (MBD) và (ABN) là:

A. đường thẳng MN

B. đường thẳng AM

C. đường thẳng BG (G là trọng tâm tam giác ACD)

D. đường thẳng AH (H là trực tâm tam giác ACD)

DẠNG 2: TÌM GIAO ĐIỂM CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

1. PHƯƠNG PHÁP

Để tìm giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (P) ta cần lưu ý một số trường hợp sau:

Trường hợp 1. Nếu trong (P) có sẵn một đường thẳng d' cắt d tại M, khi đó

MdMd'PMdMPM=dP

Trường hợp 2. Nếu trong (P) chưa có sẵn d' cắt d thì ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chọn một mặt phẳng (Q) chứa d

Bước 2: Tìm giao tuyến Δ=PQ

Bước 3: Trong (Q) gọi M=dΔ thì M chính là giao điểm của dP.

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song lớp 11 (Cánh diều)

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Toán lớp 11 các chương hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học