Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức
Với tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.
Lý thuyết Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ
1. Lựa chọn biểu đồ tranh hay biểu đồ cột
Có thể dùng biểu đồ tranh, biểu đồ cột để biểu diễn số lượng các loại đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, khi dùng biểu đồ tranh mà phải vẽ rất nhiều biểu tượng thì ta nên dùng biểu đồ cột.
Ví dụ: Nên lựa chọn biểu đồ tranh hay biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu dưới đây? Dựa vào biểu đồ cho ta biết điều gì?
Hướng dẫn giải
Lập bảng thống kê cho dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ. Nên biểu diễn dữ liệu này bằng biểu đồ cột. Từ biểu đồ cột, ta có thể thấy:
- Buổi biểu diễn âm nhạc bán được 700 vé loại 200 nghìn, 500 vé loại 250 nghìn, 400 vé loại 300 nghìn, 100 vé loại 500 nghìn; 150 vé loại 1 triệu.
2. Lựa chọn biểu đồ cột hay biểu đồ đoạn thẳng
Nếu muốn biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian ta dùng biểu đồ đoạn thẳng. Khi số lượng thời điểm quan sát ít ta cũng có thể biểu diễn bằng biểu đồ cột.
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau. Ta nên sử dụng biểu đồ cột hay biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn số liệu của bảng thống kê này?
Số học sinh lớp 7C đạt điểm tốt môn Toán trong 4 tháng |
|
Tháng |
Số học sinh |
9 |
8 |
10 |
5 |
11 |
9 |
12 |
12 |
Hướng dẫn giải
Ta nên sử dụng biểu đồ đoạn thẳng.
3. Lựa chọn biểu đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn
Khi muốn so sánh hai tập dữ liệu với nhau, ta dùng biểu đồ cột kép. Khi muốn biểu diễn tỉ lệ các phần trong tổng thể ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.
Ví dụ:
a) Tỉ lệ các loại con vật nuôi tại một nông trường.
b) Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm học sinh.
c) Số lượng huy chương của đoàn thể thao Mỹ và Nhật Bản tại Olympic Tokyo 2020.
Hướng dẫn giải
a)
b)
c)
Bài tập Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ
Bài 1: Quan sát biểu đồ dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
b) Đơn vị thời gian là gì?
c) Tháng nào cửa hàng có doanh thu cao nhất?
d) Tháng nào cửa hàng có doanh thu thấp nhất?
e) Doanh thu của cửa hàng tăng trong những khoảng thời gian nào?
f) Doanh thu của cửa hàng giảm trong những khoảng thời gian nào?
Hướng dẫn giải
a) Biểu đồ biểu diễn thông tin về doanh thu của cửa hàng A trong 12 tháng.
b) Đơn vị thời gian là tháng.
c) Tháng 12 cửa hàng có doanh thu cao nhất.
d) Tháng 5 cửa hàng có doanh thu thấp nhất.
e) Doanh thu của cửa hàng tăng trong những khoảng thời gian: tháng 1 đến tháng 4; tháng 5 đến tháng 6; tháng 7 đến tháng 8; tháng 10 đến tháng 12.
f) Doanh thu của cửa hàng giảm trong những khoảng thời gian: tháng 4 đến tháng 5; tháng 6 đến tháng 7; tháng 8 đến tháng 10.
Bài 2: Biểu diễn dữ liệu từ bảng thống kê dưới đây vào biểu đồ.
Các loại cây ăn quả trong vườn |
|
Loại cây |
Tỉ lệ phần trăm |
Vải thiều |
27,5% |
Xoài |
17,5% |
Nhãn |
20% |
Các loại cây ăn quả khác |
? |
Hướng dẫn giải
Từ bảng thống kê ta có:
Tỉ lệ phần trăm của các loại cây ăn quả khác là 100% – 27,5% – 17,5% – 20% = 35%.
Ta biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ như dưới đây:
Bài 3: Cho dữ liệu từ bảng thống kê sau? Vẽ biểu đồ biểu diễn dữ liệu đó.
Số lượng các con vật nuôi tại nông trường Phong Phú |
||||
Loại vật nuôi |
Bò |
Lợn |
Gà |
Thỏ |
Số lượng (con) |
25 |
500 |
100 |
100 |
Hướng dẫn giải
Tổng các số lượng vật nuôi tại nông trường là: 25 + 500 + 100 + 100 = 725 (con).
Tính tỉ lệ phần trăm của từng đối tượng so với toàn thể:
Số lượng bò: ≈ 3%
Số lượng lợn: ≈ 69%
Số lượng gà: ≈ 14%
Số lượng thỏ: ≈ 14%
Biểu diễn số liệu
- Ghi tên biểu đồ: Tỉ lệ phần trăm các loại vật nuôi tại nông trường Phong Phú.
- Điền tên các đối tượng và tỉ lệ phần trăm tương ứng trên biểu đồ: Bò: 3%, Lợn: 69%, Gà: 14%, Thỏ: 14%.
Ta có biểu đồ sau:
Bài 4: Đọc biểu đồ cột kép biểu diễn tình hình sĩ số của 4 lớp khối 6 sau đây và lập bảng thống kê số liệu, nêu nhận xét.
Hướng dẫn giải
Từ biểu đồ trên, ta có bảng số liệu sau:
Tình hình sĩ số của 4 lớp khối 6 |
||||
Lớp |
Lớp 6A1 |
Lớp 6A2 |
Lớp 6A3 |
Lớp 6A4 |
Sĩ số đầu năm |
32 |
35 |
35 |
40 |
Sĩ số cuối năm |
30 |
38 |
35 |
38 |
Nhận xét:
- Sĩ số đầu năm của lớp 6A4 là cao nhất, của lớp 6A1 là thấp nhất.
- Sĩ số cuối năm của lớp 6A2, lớp 6A4 bằng nhau và cao nhất; sĩ số cuối năm của lớp 6A1 là thấp nhất.
- Các lớp có sĩ số giảm là: lớp 6A1 và lớp 6A4 (cùng giảm 2 học sinh).
- Lớp có sĩ số tăng là: lớp 6A2 (tăng 3 học sinh).
- Lớp có sĩ số không đổi là: lớp 6A3.
- Lớp có số lượng học sinh thay đổi nhiều nhất là lớp 6A2 (tăng 3 học sinh).
Học tốt Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ
Các bài học để học tốt Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ Toán lớp 8 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay khác:
Lý thuyết Toán 8 Bài 17: Tính chất đường phân giác của tam giác
Lý thuyết Toán 8 Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Giải sgk Toán 8 Kết nối tri thức
- Giải SBT Toán 8 Kết nối tri thức
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT