Đơn thức (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức
Với tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 1: Đơn thức sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.
Lý thuyết Đơn thức
1. Đơn thức và đơn thức thu gọn
• Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.
Ví dụ: Tìm đơn thức trong các biểu thức sau:
3; – x; x + y; 3x2y; (x + 1)y; ;
; ; (1 – )xy; 2y.
Hướng dẫn giải
+ Biểu thức x + y không là đơn thức vì có phép cộng.
+ Biểu thức (x + 1)y không là đơn thức vì có phép cộng của biến.
+ Biểu thức không là đơn thức vì có phép chia cho biến = 2y : x
+ Biểu thức không là đơn thức vì có chứa căn bậc hai của biến.
+ Biểu thức (1 – )xy dù có phép trừ nhưng 1 – cho kết quả là một số cụ thể nên (1 – )xy là đơn thức.
+ Biểu thức 2y không là đơn thức vì có chứa trị tuyệt đối của biến.
Vậy các đơn thức là: 3; – x; 3x2y; ; (1 – )xy.
• Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số, hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
• Đơn thức chưa là đơn thức thu gọn có thể thu gọn bằng cách áp dụng các tính chất của phép nhân và phép nâng lên lũy thừa.
• Tổng số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác 0 gọi là bậc của đơn thức đó.
• Trong một đơn thức thu gọn, phần số còn gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến. Khi viết một đơn thức thu gọn, ta thường viết hệ số trước, phần biến sau; các biến viết theo thứ tự trong bảng chữ cái.
Ví dụ:
+ Đơn thức A = 2x2y3z là đơn thức thu gọn. Đơn thức B = 3xy2(–2)x2yz là đơn thức chưa thu gọn vì ta thấy trong B có hai số (3 và –2), biến x; y xuất hiện 2 lần.
+ Thu gọn đa thức B = 3xy2(–2)x2yz ta làm như sau:
B = 3xy2(–2)x2yz = 3 . (–2) . (x . x2) . (y2 . y) . z = – 6x3y3z.
+ Đơn thức A = 2x2y3z có tổng các số mũ của x, y và z là 2 + 3 + 1 = 6 nên A có bậc là 6.
+ Đơn thức – 6x3y3z có hệ số là – 6, phần biến là x3y3z.
Chú ý:
• Với các đơn thức có hệ số là + 1 hay – 1, ta không viết số 1.
Chẳng hạn, đơn thức xy có hệ số là 1; đơn thức – x2 có hệ số là – 1.
• Mỗi số khác 0 là một đơn thức thu gọn bậc 0.
• Số 0 cũng được coi là một đơn thức. Nó không có bậc.
2. Đơn thức đồng dạng
• Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức với hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.
• Nhận xét:
- Hai đơn thức đồng dạng thì có cùng bậc.
- Hai số khác 0 cũng được coi là hai đơn thức đồng dạng.
Ví dụ: Đơn thức A = 2xy2 và đơn thức B = – xy2 là hai đơn thức đồng dạng vì có hệ số (2 và – 1) khác 0 và có cùng phần biến là xy2.
• Muốn cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Ví dụ: Cho các đơn thức đồng dạng A = x2y; B = – 5x2y; C = 4x2y. Khi đó ta có:
A – B + C = [1 – (–5) + 4] x2y = 10x2y.
Bài tập Đơn thức
Bài 1. Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức?
–2y; (1 + )xy; x2 ; 0; 3 ; x3y2; (y – 1)x2.
Hướng dẫn giải
–2y là đơn thức vì là tích của số và biến.
(1 + )xy là đơn thức vì là tích của số với các biến.
x2 không là đơn thức vì có phép chia cho biến y.
0 là đơn thức.
3 không là đơn thức vì có căn bậc hai của biến.
x3y2 là đơn thức vì lũy thừa của biến cũng là tích của các biến.
(y – 1)x2 không là đơn thức vì có phép trừ của biến.
Bài 2. Cho các đơn thức.
A = 5x(–2)x2yy; B = 2x2yz; C = xy2(1 + 2.1,5)x2z; D = (2023 + )x.
a) Liệt kê các đơn thức thu gọn trong các đơn thức trên và thu gọn các đơn thức còn lại.
b) Xác định hệ số, phần biến và bậc của mỗi đa thức trên.
Hướng dẫn giải
a) Các đơn thức thu gọn là: B = 2x2yz và D = (2023 + )x.
Thu gọn đa thức A và C ta được:
A = 5x(–2)x2yy = 5. (–2). .(x.x2).(y.y) = – x3y2
C = xy2(1 + 2.1,5)x2z = (1 + 2.1,5).(x.x2).y2.z = –2x3y2z.
b)
Đơn thức A khi thu gọn là – x3y2 có hệ số là – 1, phần biến là x3y2 và bậc là 3 + 2 = 5.
Đơn thức B = 2 x2yz có hệ số là 2 , phần biến là x2yz và bậc là 2 + 1 + 1 = 4.
Đơn thức C khi thu gọn là –2x3y2z có hệ số là – 2, phần biến là x3y2z và bậc là 3 + 2 + 1 = 6.
Đơn thức D = (2023 + )x có hệ số là 2023 + , phần biến là x, bậc là 1.
Bài 3. Cho các đơn thức: 4xy2; yxy; – 3x2y; 4y2 x; 5yxy2.
a) Liệt kê các đơn thức đồng dạng trong các đơn thức trên.
b) Tính tổng S của các đơn thức đồng dạng ở trên.
c) Tính giá trị của tổng S tại x = 1; y = – 2.
Hướng dẫn giải
a) Thu gọn các đơn thức chưa thu gọn, ta được:
yxy = xy2
4y2 x = 2xy2
5yxy2 = 5xy3
Vậy các đơn thức đồng dạng là: 4xy2; yxy; 4y2 vì có cùng phần biến là xy2.
b)
S = 4xy2 + ( yxy) + 4y2
= 4xy2 + ( xy2) + 2xy2
= [4 + ( ) + 2]xy2
= xy2
c) Thay x = 1; y = – 2, ta có:
S = .1.( – 2)2 = .4 = 22.
Vậy S = 22 tại x = 1; y = – 2.
Học tốt Đơn thức
Các bài học để học tốt Đơn thức Toán lớp 8 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Giải sgk Toán 8 Kết nối tri thức
- Giải SBT Toán 8 Kết nối tri thức
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT