15 Bài tập trắc nghiệm Tập hợp (có đáp án) - Kết nối tri thức Toán lớp 6
Với 20 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.
I. Nhận biết
Câu 1. Tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. 11 ∈ A;
B. 1 ∉ A;
C. 10 ∈ A;
D. 7 ∉ A;
Câu 2. Viết tập hợp các chữ cái trong từ QUY NHƠN.
A. M = {Q; U; Y; N; H; Ơ; N};
B. M= {Q; U; Y; N; H; O; N};
C. M = {Q; U; Y; N; H; O};
D. M = {Q; U; Y; N; H; Ơ};
Câu 3. Cho tập hợp K = {0; 5; 3; 4; 7}. Tập hợp K có bao nhiêu phần tử:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2.
Câu 4. Các cách để mô tả tập hợp là:
A. Liệt kê các phần tử của tập hợp.
B. Nếu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
C. Minh họa bằng sơ đồ Venn
D. Cả A và B.
Câu 5. Bác Nam có một khu vườn trồng hoa quả. Trên khu vườn bác trồng cam, quýt, bơ, chuối và dứa. Gọi E là tập hợp các cây mà bác Nam trồng trên khu vườn đó. Hãy viết E bằng cách liệt kê.
A. E = {cam; quýt; bơ};
B. E = {cam; quýt; bơ; dứa};
C. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dứa};
D. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dừa}.
Câu 6. Cho hình vẽ sau:
Tập hợp M gồm các phần tử:
A. M = {A; D; B; E; F};
B. M = {A; G; D; B; E; F};
C. M = {A; D; B; E};
D. M = {A; D; E; F: I; H}.
Câu 7. Tập hợp Ν* là:
A. tập hợp số tự nhiên.
B. tập hợp các số tự nhiên chẵn.
C. tập hợp các số tự nhiên lẻ.
D. tập hợp có số tự nhiên khác 0.
Câu 8. Chọn phát biểu sai.
A. Tập hợp N = {0;1;2;3;4;5;...}
B. 7 ∈ Ν*
C. Tập hợp Ν* = {1;2;3;4;5;...}.
D. 0 ∈ Ν*
Câu 9. Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ “thanh”. Cách viết đúng là:
(A) X = {t; h; a; n; h}.
(B) X = {t; h; n};
(C) X= {t; h; a; n}.
(D) X = {t; h; a; n; m}.
Câu 10. (Trang 46/SGK Chân trời sáng tạo Toán 6)
Gọi X là tập hợp các số tự nhiên không lớn hơn 5. Cách viết sai là:
(A) X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.
(B) X = {0; 2; 4; 1; 3; 5}.
(C) X= {x ∈N | x %lt; 5}.
(D) X = {x ∈N | x ≤ 5}.
II. Thông hiểu
Câu1. Cho tập hợp U = { x ∈ Ν* |x là số lẻ}. Trong các số 3; 5; 6; 0; 7; 9 có bao nhiêu số không thuộc tập hợp U?
A. 0;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Câu 2. Tập hợp Q là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 50. Viết tập hợp Q bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.
A. Q = { x ∈ N | 10 < x < 50} ;
B. Q = {11; 12; 13; 14; 15; …48; 49};
C. Q = {x ∈ Ν | x < 50};
D. Q = { x ∈ Ν | x > 10};
Câu 3. Cho tập hợp H được minh họa bằng sơ đồ Venn. Chọn phát biểu đúng:
A. x ∈ H;
B. y ∉ H;
C. u ∈ H
D. t ∉ H;
Câu 4. Cho tập hợp P = {10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}. Viết tập hợp P bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.
A. P = {x ∈ N*| 10 < x < 19}.
B. P = {x ∈ N*| 11 < x < 20}.
C. P = {x ∈ N*| 9 < x < 20}.
D. P = {x ∈ N*| 9 < x < 19}.
Câu 5. Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”. Ba bạn An, Bình, Nam, Nhi lần lượt viết được các tập M sau đây. Cho biết bạn nào viết đúng tập hợp M.
A. Bạn An viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; I; Ê; N; P; H; U}.
B. Bạn Bình viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; N; P; H; U}.
C. Bạn Nam viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; P; U}.
D. Bạn Nhi viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}.
III. Vận dụng
Câu 1. Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết tập hợp sau: Tập hợp K các tháng (dương lịch) có 31 ngày trong năm.
A. K = {tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 9; tháng 11};
B. K = {tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12};
C. K = {tháng 2; tháng 4; tháng 6; tháng 8; tháng 10; tháng 12};
D. K = {tháng 1; tháng 3; tháng 4; tháng 7; tháng 8; tháng 11; tháng 12};
Câu 2. Cho tập hợp U = {x ∈ N | x là số chia hết cho 3 và x nhỏ hơn 10}
Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng:
(I) U = {0; 3; 6; 9}.
(II) 12 ∈ U.
(III) 5 ∉ U.
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Câu 3. Tập hợp M là tập hợp các loại phương tiện cơ giới đường bộ.
A. M = {xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự}.
B. M = {xe ô tô; xe máy; xe đạp; xe tải; xe container}
C. M = {xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; xe đạp; xe xích lô; xe xúc vật kéo}..
D. M = {môtô; xe đạp; xe gắn máy; xe ô tô; xe taxi; xe buýt}.
Câu 4. Gọi Q là tập hợp các nước tham gia khối ASEAN. Chọn đáp án đúng.
A. Việt Nam không thuộc tập hợp Q.
B. Singapore thuộc tập hợp Q.
C. Brunei không thuộc tập hợp Q.
D. Nga thuộc tập hợp Q.
Câu 5. Cho các tập hợp sau:
X = {0};
Y = {1; 2; 3; …; 49; 50}.
N = {0;1;2;3;...}.
Trong các tập hợp trên tập hợp nào hữu hạn phần tử?
A. X và N;
B. Y và N;
C. N;
D. X và Y.
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án sách hay khác:
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Toán 6 Kết nối tri thức
- Giải SBT Toán 6 Kết nối tri thức
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT