10+ Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến lớp 4 (hay nhất)

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến lớp 4 hay nhất với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

I. Dàn ý chung đoạn văn nêu ý kiến

- Bố cục của đoạn văn nêu ý kiến thường có 3 phần:

+ Mở đầu: Giới thiệu tên câu chuyện và nêu ý kiến chung về câu chuyện.

+ Triển khai: Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện, chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.

+ Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của em đối với câu chuyện.

II. Dàn ý mẫu đoạn văn nêu ý kiến

1. Dàn ý đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Bó đũa”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Câu chuyện “Bó đũa”.

- Nêu ý kiến chung về câu chuyện: Là câu chuyện về tình cảm gia đình mà em yêu thích nhất.

b. Triển khai:

- Bài học về sự đoàn kết và yêu thương trong gia đình:

+ Người cha mượn hình ảnh bó đũa để chứng minh rằng “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau.”.

+ Chi tiết người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. 

- Tình cảm gia đình được gắn kết qua lời dạy của người cha:

+ Người cha đã giúp các con nhận ra tầm quan trọng của tình anh em và sự hỗ trợ lẫn nhau trong gia đình, từ đó tạo nên một gia đình hạnh phúc và đoàn kết.

+ Anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau.

c. Kết thúc:

- Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.

2. Dàn ý đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”.

- Nêu ý kiến chung về câu chuyện: Là câu chuyện nổi tiếng viết về tình cảm gia đình.

b. Triển khai:

- Đây là câu chuyện về tình mẹ con sâu nặng:

+ Cậu con trai ham chơi ngỗ ngược bỏ đi khiến mẹ buồn lòng và ngóng trông từng ngày. Khi cậu hối hận trở về thì mẹ đã biến thành cây vú sữa.

+ Người mẹ thương con, dù biến thành cây nhưng vẫn cho ra những trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ cho con.

- Câu chuyện sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn:

+ Người mẹ biến thành cây vú sữa, cho con trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ.

+ Tiếng lá cây xì xào như tiếng mẹ, cây xoà cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về.

c. Kết thúc:

- Câu chuyện khiến em rưng rưng xúc động.

- Câu chuyện cho em bài học: Là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ. 

3. Dàn ý đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Rùa và Thỏ”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Câu chuyện “Rùa và Thỏ”.

- Nêu ý kiến chung về câu chuyện: Là câu chuyện đặc sắc viết về các con vật.

b. Triển khai:

- Bài học về không được chủ quan, kiêu ngạo; kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công:

+ Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đua giữa Thỏ và Rùa: Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin.

+ Rùa vì sự kiên trì, bền bỉ mà chiến thắng Thỏ.

- Câu chuyện có cách kể sinh động, con vật có suy nghĩ, hành động, nói năng như con người:

+ Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai chạy nhanh hơn và quyết định chạy đua.

+ Thỏ nghĩ mình đã bỏ xa Rùa nên nằm nghỉ dưới gốc cây.

c. Kết thúc:

- Câu chuyện mang đến một dấu ấn khó phai trong lòng em.

- Câu chuyện dạy em bài học về sự kiên trì, bền bỉ, không chủ quan, ngạo mạn.

4. Dàn ý đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Cóc kiện Trời”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Câu chuyện “Cóc kiện Trời”.

- Nêu ý kiến chung về câu chuyện: Là câu chuyện đặc sắc viết về các con vật.

b. Triển khai:

- Chuyện kể về một chú Cóc vừa thông minh lại dũng cảm, gan dạ:

+ Thấy nhân gian không được ông trời ban mưa mà trở nên khô hạn, các loài vật đều đang chực chờ cái chết.

+ Cóc dạ đã lãnh đạo các con vật khác cùng lên trời xin ban mưa cho mặt đất.

- Câu chuyện vừa giải thích một cách thú vị lí do khi cóc nghiến răng thì trời có mưa và nhân hóa các con vật một cách thú vị, nhưng vẫn giữ được đặc tính riêng của từng loài:

+ Các loại vật giao tiếp với nhau, rủ nhau lên Trời xin ban mưa.

+ Cóc dàn trận, Ong giương nọc, Cáo giương nanh, Cọp giương vuốt, Cua giương càng, Gấu giương cánh tay đầy sức mạnh…

c. Kết thúc:

Câu chuyện vô cùng hấp dẫn và được các bạn nhỏ yêu thích.

5. Dàn ý đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Sự tích dưa hấu”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Câu chuyện “Sự tích dưa hấu”.

- Nêu ý kiến chung về câu chuyện: Là câu chuyện vô cùng hấp dẫn và có ý nghĩa lớn lao.

b. Triển khai:

- Câu chuyện ca ngợi tinh thần kiên cường, không chịu khuất phục trước nghịch cảnh của vợ chồng Mai An Tiêm:

+ Ở trên đảo, vợ chồng Mai An Tiêm từ hai bàn tay trắng đã dựng nên nhà cửa, trồng và phát triển nên một loại quả mới là dưa hấu.

+ Vợ chồng Mai An Tiêm buôn bán dưa hấu cho tàu thuyền qua đảo.

=> Nhờ vậy, cuộc sống của hai vợ chồng ngày càng tốt hơn.

- Câu chuyện truyền động lực cho người đọc về sự nỗ lực trong cuộc sống: Em luôn nhắc nhở bản thân phải kiên trì, kiên cường, không đầu hàng trước nghịch cảnh.

c. Kết thúc:

- Em rất yêu thích câu chuyện “Sự tích dưa hấu” vì những bài học ý nghĩa và sự truyền cảm hứng mà nó mang lại.

6. Dàn ý đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Cây bút thần”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Câu chuyện “Cây bút thần”.

- Nêu ý kiến chung về câu chuyện: Là câu chuyện vô cùng hấp dẫn kể về cậu bé Mã Lương tốt bụng.

b. Triển khai:

- Ý nghĩa sâu sắc về niềm tin, sự kiên trì:

+ Mã Lương dù sống trong cảnh nghèo khó, nhưng cậu không từ bỏ ước mơ trở thành họa sĩ tài ba.

+ Cậu chăm chỉ luyện vẽ mỗi ngày, mặc dù bị mọi người chế giễu.

+ Mã Lương vẽ chim, cá một cách sống động đến mức người ta tưởng như có thể nghe chim hót hoặc thấy cá bơi.

=> Cuối cùng, Mã Lương đã trở thành một họa sĩ giỏi và nổi tiếng.

- Lòng tốt và hành động chính nghĩa sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống:

+ Mã Lương không dùng bút thần để thỏa mãn ham muốn cá nhân mà chỉ dùng nó để vẽ những vật dụng giúp đỡ dân nghèo và trừng trị kẻ ác.

+ Cậu vẽ những vật dụng như mũi cày, cái cuốc để giúp đỡ bà con nghèo khó.

- Bài học về ướ mơ và sự nỗ lực để vượt qua khó khăn: Dù trong hoàn cảnh khó khăn, chỉ cần có niềm tin, sự kiên trì, mọi người đều có thể vượt qua thử thách để đạt được ước mơ.

c. Kết thúc:

- Câu chuyện “Cây bút thần” là một trong những câu chuyện cổ tích em yêu thích vì những bài học về lòng tốt, sự kiên trì và sức mạnh của ước mơ.

7. Dàn ý đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Chiếc bánh mì cháy”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Câu chuyện “Chiếc bánh mì cháy”.

- Nêu ý kiến chung về câu chuyện: Là một câu chuyện ngắn nhưng rất sâu sắc, để lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm trong lòng em.

b. Triển khai:

- Giúp em nhận ra những giá trị từ những điều đơn giản:

+ Chiếc bánh mì cháy, một món ăn bình dị, trở thành biểu tượng cho sự quý giá của những điều tưởng chừng nhỏ nhặt trong cuộc sống.

+ Câu chuyện nhắc nhở em rằng chúng ta chỉ thực sự trân trọng những thứ quý giá khi chúng không còn nữa.

- Tầm quan trọng của sự sẻ chia và lòng nhân ái:

+ Người đàn ông chia sẻ chiếc bánh mì cháy với người khác dù bản thân cũng đang đói. Hành động này đã tạo sự kết nối và niềm vui cho cả hai người.

+ Sự chia sẻ và lòng nhân ái có thể làm thay đổi cuộc sống và tạo ra những mối quan hệ đáng quý.

- Ý nghĩa của sự tận hưởng cuộc sống:

+ Người đàn ông thưởng thức chiếc bánh mì cháy với niềm vui dù nó không hoàn hảo.

+ Câu chuyện nhắc nhở em rằng không phải mọi thứ trong cuộc sống đều hoàn hảo, nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ bé.

c. Kết thúc:

- Câu chuyện giúp em nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực và trân trọng những điều quý giá xung quanh mình.

8. Dàn ý đoạn văn nêu lí do yêu thích câu chuyện “Sọ Dừa”

a. Mở đầu:

- Giới thiệu tên câu chuyện: Câu chuyện “Sọ Dừa”.

- Nêu ý kiến chung về câu chuyện: Là câu chuyện có sức hấp dẫn bởi mở ra một thế giới thần tiên diệu kì.

b. Triển khai:

- Bài học về cách sống hiền lành, lương thiện sẽ được hạnh phúc:

+ Chuyện kể về Sọ Dừa sinh ra có hình dáng khác lạ nhưng có tài năng và phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông chăn bò.

+ Sọ Dừa trải qua nhiều gian nan, thử thách.

+ Sọ Dừa nên duyên cùng con gái phú ông và có được cuộc sống hạnh phúc.

- Câu chuyện có cách kể sinh động, sử dụng những chi tiết nhân hoá để các nhân vật trở nên gần gũi với con người hơn:

+ Mẹ ướm chân vào vết chân trên đất mang thai Sọ Dừa.

+ Sọ Dừa sinh hoạt như một người bình thường, biết làm các công việc để giúp đỡ mẹ.

+ Sọ Dừa kết hôn cùng con gái phú ông.

c. Kết thúc:

- Câu chuyện đưa ra bài học về cách sống hiền lành, lương thiện, gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: