Bài 20: Bầu trời mùa thu - Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 20: Bầu trời mùa thu sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 20.

Video Giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 20: Bầu trời mùa thu - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)

Đọc: Bầu trời mùa thu trang 89, 90, 91

Nội dung chính Bầu trời mùa thu:

Văn bản đề cập đến thầy giáo giao cho các bạn học sinh nhiệm vụ suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để nói về bầu trời. Hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau. Các bạn hào hứng suy nghĩ và tưởng tượng để nói về bầu trời theo cách của riêng mình. Nhờ vậy bầu trời trở nên rất sinh động.

* Khởi động

Câu hỏi trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi với bạn: Bầu trời đẹp nhất vào lúc nào? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, bầu trời đẹp nhất vào buổi đêm. Vì vào buổi đêm, bầu trời tối đen như mực, ánh trăng và những vì sao chiếu rọi nổi bật trên bầu trời tạo nên một khung cảnh rất đẹp mắt. Thỉnh thoảng, những đám mây trắng che đi mặt trăng khiến bầu trời như được phủ một lớp sương mỏng.

* Đọc văn bản

BẦU TRỜI MÙA THU

Giờ học hôm nay, thầy giáo cùng cả lớp đi ra cánh đồng. Buổi sáng mùa thu mát mẻ. Thầy nói:

- Các em hãy nhìn lên bầu trời. Mùa hè, nó rất nóng với những tia nắng mặt trời chói chang. Còn bây giờ, bầu trời thế nào? Các em hãy suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để nói về bầu trời.

Các cô cậu học trò nhìn lên trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:

- Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

– Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – Thầy hỏi.

– Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt nên đứng yên với màu xanh nhạt.

Các bạn khác tiếp tục nói:

– Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.

– Bầu trời xanh biếc.

Thấy cô bé Va-li-a vẻ mặt đăm chiêu, thầy giáo hỏi:

– Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thế?

– Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình.

– Em đã tìm được chưa?

– Bầu trời dịu dàng. – Va-li-a khẽ nói và mỉm cười.

Sau đó, mỗi em đều muốn nói về bầu trời bằng những từ ngữ của riêng mình:

– Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.

– Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

– Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ, chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời - cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào. Cứ thế, các cô cậu hào hứng suy nghĩ và tưởng tượng để nói về bầu trời theo cách của riêng mình.

(Theo Xu-khôm-lin-xki, Mạnh Hưởng dịch)

Từ ngữ

Trầm ngâm: có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì.

Bài 20: Bầu trời mùa thu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Các bạn học sinh được thầy giáo giao cho nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Thầy giáo giao cho các bạn học sinh nhiệm vụ suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để nói về bầu trời.

Câu 2 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em có nhận xét gì về cách tả bầu trời của các bạn nhỏ trong những câu văn dưới đây?

Bài 20: Bầu trời mùa thu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa: ở đây bạn nhỏ đã miêu tả bầu trời với sắc màu xanh trong và nhiều ánh sáng. Đây là cách nhân hóa hình ảnh bầu trời với hoạt động "rửa mặt" của con người để chỉ được hình ảnh bầu trời sáng và trong.

- Bầu trời dịu dàng: ở đây hình ảnh bầu trời tiếp tục được nhân hóa để miêu tả màu sắc của bầu trời vào thu thật nhẹ nhàng, những gam màu không chói rực và cũng không gay gắt như trời hè.

- Bầu trời buồn bã: ở đây là hình ảnh bầu trời tĩnh lặng trước các sự vật giống như con người trong cuộc sống. Những đám mây xám là hình ảnh cho những dự cảm không lành hoặc là những lo âu, lo lắng buồn bã của bầu trời. Ngoài ra, hình ảnh buồn bã ở đây còn mang nghĩa thông báo trời chuẩn bị có cơn mưa.

- Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.: ở đây là hình ảnh của bầu trời tĩnh lặng. "Trầm ngâm" vốn là động từ chỉ trạng thái, cảm xúc của con người còn khi các bạn miêu tả như vậy thể hiện được cái nhìn sâu sắc và  miêu tả được nỗi nhớ của trời khi vào thu không còn được nghe tiếng hót của bầy chim sơn ca.

- Bầu trời ghé sát mặt đất... Bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào: vào thu, bầu trời thường lặng và dịu dàng mang sắc màu hồng mơ màng đan xen với chút ửng đỏ khác hẳn với trời xuân rạo rực sức sống, mọi vật ở mọi nơi đều kéo về trên bầu trời tự chung tiếng ca.

Câu 3 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trong bài có rất nhiều câu văn tả bầu trời, em thích câu văn nào? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất là câu: "Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ, chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.". Vì vào thu, bầu trời thường lặng và dịu dàng mang sắc màu hồng mơ màng đan xen với chút ửng đỏ khác hẳn với trời xuân rạo rực sức sống, mọi vật ở mọi nơi đều kéo về trên bầu trời tự chung tiếng ca. Cho nên đây là một hình ảnh so sánh độc đáo, sinh động.

Câu 4 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Theo em, vì sao hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau?

Trả lời:

Hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau vì mỗi bạn đều có một cảm quan khác nhau để cảm nhận những sự vật xung quanh mình. Chính vì thế mà có bạn miêu tả bầu trời buồn bã, có bạn lại miêu tả bầu trời dịu dàng, bạn lại cảm nhận được sự sống, hơi thở của bầu trời khi xuân đã qua.

Câu 5 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết 1 – 2 câu văn tả bầu trời theo quan sát và cảm nhận của em

Trả lời:

- Bầu trời cao, trong xanh như một tấm thảm khổng lồ. Ông mặt trời từ từ vươn khỏi dãy núi để tưới tắm cho muôn loài những tia nắng vàng tươi, ấm áp.

* Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Câu văn nào dưới đây sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hoá?

A. Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

B. Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng.

C. Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.

D. Bầu trời dịu dàng.

Trả lời:

A. Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

Câu 2 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đặt câu kể, tả về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Bài 20: Bầu trời mùa thu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Mây:

+ Những chị mây diện những chiếc váy trắng muốt đang bay trên bầu trời xanh cao.

+ Từng chị mây cam, hồng dần dần vẫy tay chào biệt buổi chiều để đến với màn đêm tĩnh lặng.

- Nắng: Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch.

Viết Trả bài viết đoạn văn tưởng tượng trang 91

Câu 1 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

Trả lời:

Em lắng nghe thầy cô nhận xét chung và ghi chép để sửa chữa.

Câu 2 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong đoạn văn em viết.

- Đoạn văn có đủ mở đầu, triển khai, kết thúc không?

- Những điều em tưởng tượng có kết nối với câu chuyện không? Đoạn văn có mắc lỗi về dùng từ, viết câu, chính tả không?

Trả lời:

Em đọc nhận xét để biết ưu điểm và nhược điểm trong đoạn văn em viết và ghi chép để sửa chữa và rú kinh nghiệm dựa vào gợi ý.

Câu 3 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi với bạn để tìm cách sửa lỗi, khắc phục nhược điểm trong bài làm của mình. Viết lại câu văn em muốn chỉnh sửa cho hay hơn.

Trả lời:

Em trao đổi với bạn và viết lại hoàn chỉnh.

Câu 4 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc bài làm của các bạn trong nhóm hoặc bài làm được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập.

Bài 20: Bầu trời mùa thu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Điều em muốn học tập:

- Cách viết mở đầu có sức cuốn hút.

- Cách viết kết bài gây bất ngờ hoặc có sức gợi mở.

- Những chi tiết tưởng tượng độc đáo, thú vị, có nhiều sáng tạo.

Đọc mở rộng trang 92

Câu 1 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc sách báo viết về các thông tin khoa học và công nghệ.

Bài 20: Bầu trời mùa thu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Em đọc sách báo viết về các thông tin khoa học và công nghệ.

Câu 2 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Bài 20: Bầu trời mùa thu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Em tìm đọc sách báo và ghi vào phiếu đọc sách theo mẫu.

Ví dụ:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên sách báo: Một trăm phát minh làm nên lịch sử

Tác giả: Tracey Trurner, Andrea Mills, Clive Gifford

Ngày đọc: 23/12/2023

Nội dung chính: Những phát minh đáng kinh ngạc và những câu chuyện đằng sau chúng. 100 phát minh làm nên lịch sử là toàn bộ những câu chuyện hậu trường về sự ra đời của các loại dụng cụ và thiết bị tuyệt vời nhất trên thế giới. Nếu không có bánh xe thì giờ chúng ta đang ở đâu? Ai đã phát minh ra bóng điện? Chiếc máy bay đầu tiên cất cánh khi nào?...

Kiến thức hoặc phát minh khoa học được nói tới: cung cấp những thông tin thú vị về sự ra đời của các loại dụng cụ và thiết bị hữu dụng như bóng điện, ti vi, ô tô,....

Thông tin bổ ích đối với em: em biết được lịch sự, sự ra đời và cấu tạo của các phát minh.

Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu 3 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc.

Trả lời:

Em trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc.

Ví dụ:

Hơn 1000 lần thí nghiệm để phát minh bóng đèn

Do kết quả học tập ở trường không tốt, Edison đã sớm bị đuổi học chỉ sau thời gian ngắn đến trường. Dù rất đau khổ, gia đình Edison đành phải chấp nhận.

Có mẹ là giáo viên, Edison được dạy học riêng ở nhà. Bà thường hướng dẫn, khuyến khích con trai làm một số thực nghiệm đơn giản giống như trong những cuốn sách bà thường đưa cho Edison đọc.

Một lần, mẹ mua cho Edison cuốn sách Nhập môn khoa học thực nghiệm và khoa học tự nhiên, cậu bé lập tức bị cuốn hút bởi phần khoa học thực nghiệm trình bày trong đó. Edison say sưa nghiên cứu những điều viết trong cuốn sách và dành thời gian làm những thí nghiệm nhỏ.

Edison đã biến căn phòng hầm của gia đình thành phòng thí nghiệm nhỏ với rất nhiều dụng cụ như dây đồng, dây sắt, que thủy tinh, ống nhựa… Đây chính là nơi Edison đã làm những thí nghiệm đầu tiên về điện và hóa học.

Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của Edison, phát minh vĩ đại và nổi tiếng nhất của ông chính là bóng đèn dây tóc, mang lại ánh sáng cho nhân loại.

Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là "người hoang tưởng", "quân lừa bịp", Edison vẫn không nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.

Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như những cơ hội để học hỏi.

Ông từng nói rằng: "Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình".

Sau hàng nghìn lần thất bại, cho đến một ngày, Edison tình cờ sờ vào cái nút tòn ten ở trên khuy áo khoác rồi thốt lên: "Đây rồi! đây chính là cái mà ta sẽ dùng làm dây tóc!".

Tiếp theo, ông cho cái sợi chỉ vào một cái khuôn niken, nung trong lò lửa suốt 5 giờ đồng hồ để sợi chỉ biến thành than. Sau khi để nguội, ông lấy sợi chỉ ra, cho vào một vật chứa bằng thủy tinh đã được tạo chân không ở bên trong, để sợi chỉ không bị đốt cháy rồi cho dòng điện đi qua.

Edison hồi hộp, băn khoăn, không biết dòng điện sẽ chạy được trong bao lâu? Nhưng kết quả thật mỹ mãn, sợi dây tóc sáng liên tục được tới 45 tiếng. Giống như thí nghiệm của mình, mặt Edison cũng sáng lên vì sung sướng.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay. Về sau, cùng các cộng sự của mình, Edison còn tạo tạo ra nhiều thiết bị để cải tiến và cách tân công nghệ.

Từ cậu bé sớm phải rời ghế nhà trường vì bị nghi ngờ đần độn đến trở thành nhà phát minh vĩ đại, nhà sáng chế hàng đầu của nhân loại, Edison đã chứng minh rằng "thiên tài không tự sản sinh ra".

Tính tò mò, sự hiếu kỳ, sở thích khám phá để giải đáp những điều xung quanh đã giúp Edison biến ý tưởng có phần không tưởng của ông thành hiện thực để giúp ích cho nhân loại.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chia sẻ với người thân về những thông tin bổ ích trong sách báo em và các bạn đã đọc.

Trả lời:

Em chia sẻ với người thân về những thông tin bổ ích trong sách báo em và các bạn đã đọc.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: