Bài 3: Anh em sinh đôi - Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 3: Anh em sinh đôi sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 3.

Video Giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 3: Anh em sinh đôi - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)

Đọc: Anh em sinh đôi trang 16, 17

* Nội dung chính Anh em sinh đôi: Văn bản kể về hai anh em sinh đôi Long và Khánh. Anh Khánh rất vui vẻ, hài hước khi có cậu em trai giống mình. Còn Long luôn cố làm mọi thứ khác anh và rất khó chịu khi bị nhận nhầm là anh Khánh.

* Khởi động

Câu hỏi trang 16 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm và nói nhanh 5 điểm khác nhau giữa 2 tranh.

Anh em sinh đôi lớp 4 (trang 16, 17) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

5 điểm khác nhau giữa hai tranh: màu áo, màu quyển vở, kiểu tóc, bụi cỏ trước chân, bụi cỏ sau cây.

* Đọc văn bản

Văn bản: Anh em sinh đôi

Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Hồi nhỏ, thấy mọi người không nhận ra ai là anh, ai là em, Long khoái chí lắm. Nhưng dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa. Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết.”.

Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc. Còn anh cậu chẳng bận tâm đến chuyện đó.

Một lần, hai anh em tham gia hội thao của trường. Long vô cùng lo lắng. Hai anh em mặc đồng phục và đội mũ giống hệt nhau, bạn bè lại cổ vũ nhầm mất thôi. Nhưng khi thi đấu, Long nhận ra các bạn không nhầm lẫn chút nào. Các bạn cổ vũ Long đuổi theo Khánh khi Khánh dẫn đầu đường chạy. Các bạn cuống quýt gọi Khánh thay thế khi thấy Long nhăn nhó vì đau trong trận kéo co… Hội thao kết thúc trong nỗi ngạc nhiên ngập tràn của Long.

Trên đường về, Long hỏi Vân:

- Sao hôm nay không ai nhầm chúng tớ nhỉ?

Vân khúc khích:

- Vì Khánh hay cười, còn cậu thì lúc nào cũng nghiêm túc.

Vinh chen vào

- Cậu thì chậm rãi, Khánh thì nhanh nhảu, sao nhầm được.

Nghe Long thắc mắc về những lần bạn bè nhầm lẫn, các bạn cùng cười:

- Nhìn xa thì tưởng giống nhau, chứ nhìn gần thì mỗi cậu một vẻ mà.

Có lúc bọn tớ còn giả vờ nhầm để trêu cậu đấy.

Anh Khánh lúc đó mới lên tiếng:

- Đôi khi giống nhau cũng hay mà, chỉ cần không bị phạt nhầm là được.

Tiếng cười rộn rã làm tan biến mọi thắc mắc của Long. Cậu cũng phá lên cười. Cậu hiểu ra: Cậu vẫn là cậu, anh Khánh vẫn là anh Khánh. Hai anh em chỉ giống nhau bề ngoài thôi.

(Châu Khuê)

Anh em sinh đôi lớp 4 (trang 16, 17) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 4

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào?

Trả lời:

Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Mọi người khó nhận ra ai là anh, ai làm em.

Câu 2 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh?

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh:

- Nhưng dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa. Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết.”.

- Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc. Còn anh cậu chẳng bận tâm đến chuyện đó.

Câu 3 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Theo em. Vì sao Long không muốn giống anh của mình? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em?

A. Vì Long không thích bị mọi người gọi nhầm.

B. Vì Long cảm thấy phiền hà khi giống người khác.

C. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.

Trả lời:

C. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.

Câu 4 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào?

Trả lời:

Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh: anh hay cười còn Long lúc nào cũng nghiêm túc.

Câu 5 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nhận xét vẻ đặc điểm của Long và Khánh thể hiện qua hành động, lời nói của từng nhân vật.

Trả lời:

Nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh qua hành động, lời nói của từng nhân vật:

- Long: người nghiêm túc, không muốn mình giống ai.

- Khánh: người vui vẻ, hay cười, cảm thấy vui vẻ khi có em trai giống mình.

Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng trang 18, 19

Câu 1 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Xếp các từ trong bông hoa và nhóm thích hợp.

Luyện từ và câu lớp 4 trang 18, 19 (Danh từ chung, danh từ riêng) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Người: Trần Thị Lý, Chu Văn An

Sông: Bạch Đằng, Cửu Long

Thành phố: Hà Nội, Cần Thơ

Câu 2 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chơi trò chơi: Gửi thư.

Tìm hộp thư phù hợp với mỗi phong thư.

G: Mỗi phong thư ghi nội dung hoặc cách viết của một nhóm từ trên hộp thư A hoặc B.

Luyện từ và câu lớp 4 trang 18, 19 (Danh từ chung, danh từ riêng) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

A. Gọi tên một loại sự vật, viết thường.

B. Gọi tên một sự vật cụ thể riêng biệt, viết hoa.

* Ghi nhớ:

- Danh từ chung là danh từ gọi tên một loại sự vật.

- Danh từ riêng là danh từ gọi tên một sự vật cụ thể, riêng biệt. Danh từ riêng được viết hoa.

Câu 3 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:

Kim Đồng là người anh hùng nhỏ tuổi của Việt Nam. Anh tên thật là Nông Văn Dèn (có nơi gọi là Nông Văn Dền), quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong lúc làm nhiệm vụ giao liên cho bộ đội ta, anh đã anh dũng hi sinh. Khi đó, anh vừa tròn 14 tuổi.

Trả lời:

- Danh từ chung: người anh hùng, tuổi, tên, quê, xã, huyện, tỉnh, nhiệm vụ, bộ đội, anh.

- Danh từ riêng: Kim Đồng, Việt Nam, Nông Văn Dền, Nông Văn Dèn, Nà Mạ, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng.

Câu 4 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm danh từ theo gợi ý dưới đây:

Luyện từ và câu lớp 4 trang 18, 19 (Danh từ chung, danh từ riêng) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

- Danh từ chung chỉ 1 dụng cụ học tập: bút, sách, vở.

- Danh từ riêng gọi tên 1 người bạn: Trang, Tiến, Ly.

- Danh từ chung chỉ 1 nghề: giáo viên, bác sĩ, ca sĩ.

- Danh từ riêng gọi tên 1 con đường, con phố: Xuân Thủy, Vũ Tông Phan, Phạm Hùng.

- Danh từ chung chỉ 1 đồ dùng gia đình: bếp, nồi, bát, đũa.

- Danh từ riêng gọi tên 1 đất nước: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến trang 19

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc đã nghe

Đề 2: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe

Câu 1 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chuẩn bị

- Em thích câu chuyện nào? Câu chuyện đó em đã đọc hay được nghe kể?

- Vì sao em thích câu chuyện đó? (Câu chuyện có nội dung gì hấp dẫn? Nhân vật nào thú vị? Chi tiết nào gây ấn tượng?,…)

Trả lời:

Đề 1.

- Em thích câu chuyện Sự tích cây vú sữa, câu chuyện em đã được đọc.

- Em thích câu chuyện đó vì câu chuyện nói về tình cảm mẹ con, chi tiết gây ấn tượng là chi tiết cây vú sữa cuối câu chuyện.

Đề 2

- Em thích câu chuyện Câu chuyện Rùa và thỏ, câu chuyện em đã được đọc.

- Em thích câu chuyện đó vì nói về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ, nhân vật rùa tuy chậm chạp nhưng chăm chỉ về đích trước, nhân vật thỏ tuy chạy nhanh nhưng coi thường rùa nên về đích sau,…

Câu 2 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm ý

Mở đầu

Giới thiệu tên câu chuyện và nêu ý kiến chung về câu chuyện.

Triển khai

Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện, chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.

Kết thúc

Khẳng định lại ý kiến của em đối với câu chuyện.

Trả lời:

Đề 1.

Mở đầu

Giới thiệu tên câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện nổi tiếng viết về tình cảm gia đình.

Triển khai

- Câu chuyện kể về tình mẹ con sâu nặng. Cậu con trai ham chơi ngỗ ngược bỏ đi khiến mẹ buồn lòng và ngóng trông từng ngày. Khi cậu hối hận trở về thì mẹ đã biến thành cây vú sữa. Người mẹ thương con, dù biến thành cây nhưng vẫn cho ra những trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ cho con.

- Câu chuyện sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn.

Kết thúc

- Câu chuyện khiến em rưng rưng xúc động.

- Bài học: Là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ.  

Đề 2

Mở đầu

Giới thiệu tên câu chuyện “Rùa và Thỏ” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện viết về các con vật.  

Triển khai

- Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đua giữa Thỏ và Rùa. Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin. Cuối cùng Rùa đã thắng thỏ.

- Cách kể sinh động, con vật có suy nghĩ, hành động, nói năng như con người.  

Kết thúc

Câu chuyện đưa ra bài học: Trong cuộc sống, không được chủ quan, kiêu ngạo. Kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công.

Câu 3 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Góp ý và chỉnh sửa

- Thông tin về câu chuyện rõ ràng, đầy đủ.

- Lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, có dẫn chứng cụ thể.

Trả lời:

- Cả 2 đề đã thể hiện rõ ràng, đầy đủ thông tin trong câu chuyện.

- Lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, dẫn chứng rất đầy đủ, phong phú.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết, vẽ,… lên một tấm bìa cứng để giới thiệu bản thân.

- Chú ý tạo sự độc đáo để nêu bật được những nét riêng của mình.

- Nhớ viết hoa danh từ riêng (nếu có)

Trả lời:

HS tự thiết kế một tấm bìa giới thiệu bản thân. Ví dụ:

Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến trang 19 lớp 4 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 4

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: