Bài 25: Bay cùng ước mơ - Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 25: Bay cùng ước mơ sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 25.

Video Giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 25: Bay cùng ước mơ - Cô Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)

Đọc: Bay cùng ước mơ trang 109, 110

Nội dung chính Bay cùng ước mơ:

Văn bản đề cập đến ước mơ của các bạn nhỏ. Mỗi bạn lại có một ước mơ khác nhau.

* Khởi động

Câu hỏi trang 109 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Quan sát tranh minh họa, đoán xem các bạn nhỏ đang nói chuyện gì.

Bài 25: Bay cùng ước mơ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Em đoán các bạn nhỏ đang nói chuyện về những quang cảnh xinh đẹp xung quanh.

* Đọc văn bản

BAY CÙNG ƯỚC MƠ

Đuổi bắt nhau chán, chúng tớ nằm lăn ra bãi cỏ ở lưng đồi. Từ đây nhìn xuống làng, thật khó có bức tranh nào đẹp hơn. Những mái nhà cao thấp, nhấp nhô. Những rặng dừa cao

vút ôm quanh ao phủ đầy bèo tây hoa nở tím lịm. Những vườn mía lá xanh rờn. Những vườn rau xanh mướt, với rất nhiều bù nhìn làm bằng rơm vàng óng hoặc nâu sậm, gắn thêm các mảnh áo mưa bay phấp phới.

Nhìn xuống rồi lại nhìn lên. Trời cao vời vợi. Và xanh thăm thẳm.

Điệp chỉ tay:

– Ước gì tớ được bay như đám mây kia.

– Cậu ngủ mơ à? – Lê cười.

– Đấy không phải ngủ mơ mà là ước mơ. Ước mơ thì không cần ngủ, mở mắt và mơ thôi.

Thế là cả lũ kể về ước mơ của mình. Tuyết ước mơ làm cô giáo. Văn ước mơ làm chú bộ đội ngoài đảo, để tha hồ đọc thư của học sinh gửi cho. Điệp mơ làm y tá, vì muốn chăm sóc sức khoẻ cho ông nó. Lê mơ thành lái xe, ngồi trên cái xe thật xịn đi lại vòng vòng cho oách. Thành mơ làm phi công. Phi công nhảy dù cực mát.

– Thôi, tớ không làm bộ đội hải quân nữa, tớ cũng làm phi công lái máy bay giống Thành. – Văn bảo.

– Tớ cũng không lái xe nữa, tớ lái tàu vũ trụ. – Lê nói.

– Tớ làm hoạ sĩ, vẽ tất cả các thứ mà mọi người mơ. – Tuyết lập tức từ bỏ ước mơ làm cô giáo.

Cứ thế, chúng tớ thay đổi ước mơ liên tục, cho đến khi những tia nắng cuối ngày nấp sau lưng đồi hoặc đi ngủ từ lúc nào không hay.

Đêm ấy, tớ mơ thấy các ước mơ như những quả bóng bay lớn đủ màu sắc, chao liệng khắp đồi. Cả hội bám vào những quả bóng ước mơ của mình, lửng lơ bay lên, vào thăm thẳm trời xanh.

(Theo Văn Thành Lê)

Bài 25: Bay cùng ước mơ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 110 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Tìm thông tin về bối cảnh diễn ra câu chuyện?

Bài 25: Bay cùng ước mơ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Thông tin về bối cảnh diễn ra câu chuyện:

- Thời gian: buổi chiều

- Địa điểm: bãi cỏ lưng đồi

Câu 2 trang 110 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Các bạn nhỏ cảm nhận như thế nào khi quan sát ngôi làng và bầu trời?

Trả lời:

Khi quan sát ngôi làng và bầu trời, các bạn nhỏ cảm nhận khó có bức tranh nào đẹp hơn.

Câu 3 trang 110 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Các bạn nhỏ đã mơ ước những gì? Đóng vai một bạn nhỏ trong câu chuyện, nói về ước mơ của mình và giải thích vì sao mình có ước mơ đó.

Trả lời:

- Các bạn nhỏ mơ ước rất nhiều điều: làm cô giáo, chú bộ đội, y tá, lái xe, phi công, lái tàu vũ trụ, họa sĩ…

- Em ước mơ trở thành ca sĩ vì em rất thích hát, em muốn mang tiếng hát của mình đến với mọi người.

Câu 4 trang 110 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh.

Trả lời:

Em cảm thấy hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh rất đẹp, các bạn rất hồn nhiên, ngây thơ, thỏa sức bay lên, sáng tạo với những niềm ước mơ của mình.

Câu 5 trang 110 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Nếu tham gia vào câu chuyện của các bạn nhỏ, em sẽ kể những gì về ước mơ của mình.

Trả lời:

Nếu tham gia vào câu chuyện của các bạn nhỏ, em sẽ kể về ước mơ trở thành nhà khoa học của mình. Em mơ ước trở thành nhà khoa học bởi vì em muốn sáng chế ra những điều mới lạ giúp cho xã hội ngày càng phát triển hơn.

Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ trang 111, 112

Câu 1 trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm từ ngữ thích hợp để tả độ cao tăng dần của mỗi con vật trong tranh:

Bài 25: Bay cùng ước mơ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Con ngựa: hơi cao

Con lạc đà: khá cao

Con voi: cao

Con hươu cao cổ: rất cao

Câu 2 trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đặt 3 câu có dùng từ hơi, khá, rất, quá, lắm kết hợp với từ chậm hoặc nhanh để tả đặc điểm của các con vật theo mẫu.

Bài 25: Bay cùng ước mơ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Con rùa bò rất chậm.

- Ốc sên di chuyển quá chậm.

- Con mèo chạy hơi nhanh.

- Con ngựa phi nhanh lắm.

- Con báo di chuyển rất nhanh.

Câu 3 trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm từ phù hợp thay cho mỗi ô vuông trong bảng dưới đây:

Bài 25: Bay cùng ước mơ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Tim tím, tím lịm

- Xanh xanh, xanh ngắt.

Câu 4 trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Từ ngữ nào có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây?

Bài 25: Bay cùng ước mơ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Mặt trời vừa hé những tia nắng đầu ngày. Thoáng chốc, nắng đã bừng lên toả khắp nơi, khiến vạn vật đều rất vàng theo màu nắng. Những đám mây trôi rất chậm trên nền trời hơi xanh như dùng dằng chờ gió đến đẩy đi. Chờ mãi gió không tới, mây lại đứng soi mình xuống mặt hồ nước rất trong, phẳng lặng.

Trả lời:

Rất vàng -> vàng rực

Rất chậm -> chậm rãi

Hơi xanh -> xanh xanh

Rất trong -> trong veo

Viết Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật trang 112, 113

Câu 1 trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.

Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở đôi mắt an toàn rồi, chú mới chịu chui ra ngoài, nhỏ xíu như hạt đậu, thấy

Su có bốn chiếc chân tí hon. Mỗi bàn chân có năm ngón ngắn ngủn với những chiếc móng dài mà không hề sắc nhọn, bởi Su rất chăm chỉ tập đi bộ. Mảnh vườn nhỏ của ông bà em, không có chỗ nào mà chú chưa bò qua. Chăm đi bộ là thế, nhưng lần nào thi đi nhanh với em chú cũng thua. Em bế chú lên và bảo: “Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!”

Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.

(Nguyễn Ngọc Minh Anh)

a. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn trên. Nêu nội dung chính của mỗi phần.

b. Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả đặc điểm gì của con rùa?

Trả lời:

a.

- Phần mở bài: Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

Nội dung chính: Giới thiệu về chú rùa Su.

- Phần thân bài:

Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở đôi mắt an toàn rồi, chú mới chịu chui ra ngoài, nhỏ xíu như hạt đậu, thấy

Su có bốn chiếc chân tí hon. Mỗi bàn chân có năm ngón ngắn ngủn với những chiếc móng dài mà không hề sắc nhọn, bởi Su rất chăm chỉ tập đi bộ. Mảnh vườn nhỏ của ông bà em, không có chỗ nào mà chú chưa bò qua. Chăm đi bộ là thế, nhưng lần nào thi đi nhanh với em chú cũng thua. Em bế chú lên và bảo: “Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!”

Nội dung chính: Miêu tả đặc điểm, hoạt động… của chú rùa Su.

- Phần kết bài: Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.

Nội dung chính: Bạn nhỏ bày tỏ tình cảm với chú rùa Su.

b. Phần thân bài có 2 đoạn.

- Đoạn 1: Miêu tả những đặc điểm của chú rùa là: mai, đầu, đôi mắt

- Đoạn 2: Miêu tả những đặc điểm của chú rùa là:chân, móng, chăm đi bộ.

Câu 2 trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nêu những điểm khác nhau giữa hai cách mở bài và hai cách kết bài dưới đây:

Bài 25: Bay cùng ước mơ Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự vật mình định miêu tả.

- Mở bài gián tiếp: nói thêm những chi tiết khác để dẫn vào sự vật định miêu tả.

- Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết cảm nghĩ về sự vật đang miêu tả mà không bình luận gì thêm.

- Kết bài mở rộng: mở rộng thêm nội dung, đưa ra thêm nhiều vấn đề xung quanh sự vật được miêu tả.

Câu 3 trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật.

- Bố cục của bài viết.

- Cách lựa chọn đặc điểm của con vật, cách miêu tả,….

- Cách trình bày bài viết.

Trả lời:

Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật:

- Bố cục bài viết: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Lựa chọn những đặc điểm nổi bật của con vật như thân, mắt, mũi, bộ lông, chân…. Khi miêu tả con vật thì sử dụng từ ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa cho bài văn thêm sinh động…

- Tình bày bài viết đủ 3 phần, rõ sàng, sạch đẹp.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 113 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Quan sát một con vật (trong nhà, trong tranh ảnh hoặc trên ti vi,...), tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó. Ghi chép và trao đổi với người thân những tính từ tìm được.

Trả lời:

Một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con mèo: đôi mắt to tròn, long lanh, chiếc đuôi dài, bộ lông mềm mượt,….

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: