10+ Dàn ý bài văn miêu tả cây cối lớp 4 (hay nhất)

Dàn ý bài văn miêu tả cây cối lớp 4 hay nhất với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

I. Dàn ý chung bài văn miêu tả cây cối

- Bố cục của bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu cây định tả theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Thân bài:

● Tả đặc điểm của cây theo trình tự đã lựa chọn. Tập trung vào những đặc điểm đáng chú ý của cây (ví dụ: đặc điểm nổi bật của thân, cành, lá, hoá,…)

● Tả sự vật, hoạt động có liên quan đến cây (ví dụ: quang cảnh thiên nhiên, hoạt động của con người, các cây xung quanh,…)

(Cần lựa chọn từ ngữ miêu tả để làm nổi bật đặc điểm của cây, kết hợp thể hiện tình cảm đối với cây.)

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

- Lưu ý khi viết dàn ý bài văn miêu tả cây cối:

+ Viết về gì?: Tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).

+ Sử dụng sơ đồ tư duy:

● Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).

● Sắp xếp ý: Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau; Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết; Sắp xếp các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.

II. Bài mẫu tham khảo

Đề 1. Bài văn miêu tả giàn mướp

a. Mở bài:

Giới thiệu về giàn cây ăn quả sẽ tả: giàn mướp:

- Ai trồng?

- Trồng vào khi nào?

- Trồng ở đâu?

b. Thân bài:

- Tả cây: Cây thân leo, bò ngoằn ngoèo trên giàn.

- Tả lá: Lá to hơn bàn tay người lớn, mặt lá ram ráp,...

- Tả hoa: Hoa màu vàng tươi.

- Tả quả: Nhiều quả. Lúc đầu nhỏ sau to dần, to dần.

c. Kết bài:

- Nêu tác dụng của của mướp.

- Cảm nghĩ của em đối với giàn cây em tả.

Đề 2. Bài văn miêu tả cây hoa mai vàng

a. Mở bài: Giới thiệu loài hoa mà em thích: Hoa mai vàng.

b. Thân bài: Miêu tả cây hoa mai vàng:

- Tả hình dáng cây hoa:

+ Cao 3m, thân to như cổ tay, cứng cáp và dẻo dai.

+ Lớp vỏ bao quanh thân cây màu xám, vài chỗ có vết loang màu trắng.

+ Các cành mai nhỏ như que đũa, mọc tỏa ra khắp các hướng.

+ Cành mai được cắt tỉa gọn gàng, tạo thành dáng bầu cho khung cây.

+ Lá mai nhỏ như cái thìa, xanh sẫm, hơi bóng ở mặt trên.

+ Lá mai non có màu cánh gián pha xanh lá mạ.

- Tả hoa mai:

+ Nụ mai nhỏ như hạt đầu, xanh non, mọc thành chùm.

+ Nụ mai lớn dần lên, nứt lớp vỏ màu xanh non ra, lộ ra đầu cánh hoa màu vàng chúm chím bên trong.

+ Cánh mai xòe bung ra, bông hoa mai nở hết cỡ lớn bằng chén trà.

+ Cánh mai vàng nhỏ và mỏng manh như cánh bướm.

+ Hoa mai dưới nắng sẽ sáng rực lên như được đúc ra từ vàng.

- Tả hoạt động của con người với cây mai:

+ Đầu tháng 12 âm lịch, trảy hết lá cũ của cây mai để cây ra hoa.

+ Tưới nước, bón phân cho cây để cây có sức nở hoa.

+ Sau ngày ông Công ông Táo, bắt đầu trang trí cho cây mai bằng các dây liễn màu đỏ.

+ Quấn các dây đèn nháy nhiều màu quanh gốc cây.

c. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cây hoa mai vừa miêu tả.

Đề 3. Bài văn miêu tả cây bàng

a. Mở bài:

Giới thiệu cây bàng: quang cảnh sân trường

- Sân trường em có rộng không? Trồng những cây gì?

- Cây bàng nằm ở đâu?

- Nó ở đó bao lâu rồi?

b. Thân bài:

- Miêu tả bao quát cây bàng:

Cao bao nhiêu, tán lá có rộng không?

Thân cây có sần sùi không?

- Miêu tả cây bàng trong 4 mùa:

+ Mùa hè: Bàng lặng lẽ, khoe những chiếc lá to tròn, đợi chờ học sinh đến.

+ Mùa thu: Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những là bàng,....

+ Mùa đông: Lá bàng rụng, chỉ còn lại thân cây.

+ Mùa xuân: Nhưng chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,...

c. Kết bài: Kỉ niệm với cây bàng.

Đề 4. Bài văn miêu tả cây hoa hồng non

a. Mở bài: Giới thiệu về cây hoa hồng non

b. Thân bài:

- Tả đặc điểm của cây hoa hồng non:

+ Hôm ấy, bà đi chợ về, mang theo một gốc cây nhỏ màu xanh, nhưng bé chỉ bằng ngón tay út của em mà thôi.

+ Quanh thân chỉ có những chiếc gai nhỏ, nhưng các bạn được coi thường những chiếc gai nhỏ ấy nhé. Chúng bảo vệ cả cây hoa khỏi những chú sâu phá hoại.

+ Trên thân, những cành hoa nhỏ bằng que tăm vươn ra một cách yếu ớt nâng những chiếc lá non bên mình.

+ Lá hoa hồng được bao phủ bởi một lớp răng cưa mỏng ở bên ngoài. Lá có màu xanh nhạt, nhưng khi lớn hơn thì màu xanh nhạt sẽ chuyển thành màu xanh thẫm hơn.

- Cách trồng cây:

+ Bà dỡ cây hoa một cách nhẹ nhàng, cẩn thận ra khỏi túi bóng trắng và gọi ông để ông trồng xuống đất nhà mình.

+ Ông nội bắt đầu cầm lấy cuốc và xới đất ở dưới lên tạo thành một hình lõm vừa phải cho cây trụ vững dưới đất lâu dài.

+ Sau đó, ông đặt cây non xuống và vun đất xuống, đắp một ụ đất nho nhỏ vào gốc cây. Giúp cho cây càng thêm chắc chắn.

+ Nhiệm vụ của em là tưới nước cho cây để cây nhanh lớn và ra hoa, tỏa hương thơm cho đời.

c. Kết bài: Thể hiện tình cảm của em với cây.

Đề 5. Bài văn miêu tả cây cam con

a. Mở bài: Giới thiệu về cây cam non.

b. Thân bài:

- Miêu tả đặc điểm của cây cam non:

+ Em nhìn cây cam con thật đẹp biết bao nhiêu.

+ Cây cam con bố mua về được người ta bó rễ cây trong một túi đất nhỏ thật gọn gàng để cây được xanh tốt trong thời gian dài.

+ Cây cam nhỏ có chiều cao tầm 30cm nhưng đã có những chiếc lá xanh sẫm màu tươi tốt rồi.

+ Cách gốc cây chừng 10cm thì đã được phân nhánh thành hai nhánh nhỏ.

+ Tuy còn nhỏ như vậy nhưng cây cam con này mang được hình dạng của một cây cam trưởng thành nhưng thu nhỏ.

- Hoạt động chăm sóc cây:

+ Bố em đào những cái hố to, xới đất quanh đó và bỏ lớp túi nilon ở phần rễ cây ra đặt gốc cây vào và vun đất vào.

+ Bố đều đặn tưới nước cho cây mỗi ngày và nhắc nhở em phải thường xuyên nhổ cỏ quanh gốc cây.

+ Dần dần cây cam non mới trồng cũng đã tươi tốt hẳn lên, hơn cả lúc mua về nữa.

c. Kết bài: Thể hiện những tình cảm của em dành cho cây.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: