Nhân một số thập phân với một số tự nhiên lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Bài viết Nhân một số thập phân với một số tự nhiên Toán lớp 5 sẽ tóm tắt lại lý thuyết trọng tâm, cách giải các dạng bài tập giúp bạn học tốt môn Toán 5.

1. Lý thuyết nhân một số thập phân với một số tự nhiên

Quy tắc: Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau:

- Nhân như nhân các số tự nhiên.

- Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.

Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính: 3,18 × 4

Hướng dẫn giải:

Ta đặt tính rồi làm như sau:

×3,18       4¯      12,72

- Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên

- Phần thập phân của số 3,18 có hai chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra hai chữ số kể từ phải sang trái.

Vậy: 3,18 × 4 = 12,72

Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính: 12,6 × 15

Hướng dẫn giải:

Ta đặt tính rồi làm như sau:

×12,615¯        630     126    ¯189,0

- Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên.

- Phần thập phân của số 12,6 có một chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra một chữ số kể từ phải sang trái

Vậy: 12,6 × 15 = 189

Ví dụ 3: Hình tam giác ABC có ba cạnh bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Hỏi chu vi của hình tam giác đó bằng bao nhiêu mét?

Hướng dẫn giải:

Ta phải thực hiện phép nhân: 1,2 × 3 = ? (m)

Nhân một số thập phân với một số tự nhiên lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

×1,2   3¯        3,6

Thực hiện phép nhân như nhân số tự nhiên.

Phần thập phân của số 1,2 có một chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra một chữ số kể từ phải sang trái.

Ví dụ 4: 0,46 × 12 = ?

Ta đặt rồi làm như sau: 

×0,4612¯   092   046     ¯      05,52

Vậy 0,46 × 12 = 5,52.

Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên.

Phần thập phân của số 0,46 có hai chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra hai chữ số kể từ phải sang trái

2. Bài tập minh họa

Bài 1. Tính nhẩm.

a) 7 × 4

0,7 × 4

0,07 × 4

b) 11 × 8

1,1 × 8

0,11 × 8

Hướng dẫn giải

a) 7 × 4 = 28

0,7 × 4 = 2,8

0,07 × 4 = 0,28

b) 11 × 8 = 88

1,1 × 8 = 8,8

0,11 × 8 = 0,88

Bài 2. Tính.

a) 3,16 × 4

b) 1,507 × 9

c) 3,8 × 25

d) 0,52 × 37

Hướng dẫn giải

a) 3,16 × 4

×3,16       4¯    12,64

Vậy 3,16 × 4 = 12,64.

b) 1,507 × 9

×1,507          9¯     13,563

Vậy 1,507 × 9 = 13,563.

c) 3,8 × 25

×  3,825¯    190     76    ¯    95,0

Vậy 3,8 × 25 = 95.

d) 0,52 × 37

×0,52   37¯     364   156   ¯   19,24

Vậy 0,52 × 37 = 19,24.

Bài 3. Tìm lỗi sai trong mỗi phép tính sau và sửa lại cho đúng.

Nhân một số thập phân với một số tự nhiên lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Hướng dẫn giải

a) Lỗi sai: Kết quả sai, chưa điền dấu “,” vào tích.

Sửa lại:

Nhân một số thập phân với một số tự nhiên lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

b) Lỗi sai: kết quả sai do đặt sai vị trí của tích thứ hai 152.

Sửa lại:

Nhân một số thập phân với một số tự nhiên lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Bài 4. Một ô tô đi trong 2 giờ đầu, mỗi giờ đi được 55,5 km và 3 giờ sau, mỗi giờ đi được 60,5 km. Hỏi ô tô đi được tất cả bao nhiêu ki-lô-mét?

Hướng dẫn giải

Quãng đường 2 giờ đầu ô tô đi được là:

55,5 × 2 = 111 (km)

Quãng đường 3 giờ sau ô tô đi được là:

60,5 × 3 = 181,5 (km)

Ô tô đi được tất cả số ki-lô-mét là:

111 + 181,5 = 292,5 (km)

Đáp số: 292,5 km

Bài 5. Một miếng gỗ hình chữ nhật có chiều dài là 5,6 dm và chiều rộng là 20 cm. Tính diện tích của miếng gỗ đó.

Hướng dẫn giải

Đổi 20 cm = 2 dm

Diện tích miếng gỗ hình chữ nhật đó là:

5,6 × 2 = 11,2 (dm2)

Đáp số: 11,2 dm2

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Phép nhân số thập phân có tính chất nào dưới đây?

A. Tính chất giao hoán

B. Tính chất kết hợp

C. Cả A và B đều đúng

C. Cả A và B đều sai

Bài 2. Một con gà nặng 2,5 kg. Vậy 5 con gà nặng:

A. 12,5 kg

B. 15 kg

C. 15,2 kg

D. 7,5 kg

Bài 3. Một hình vuông có cạnh dài 8,34cm. Chu vi của hình vuông đó là:

A. 33,36cm

B. 33,63cm

C. 36,33cm

D. 33,66cm

Bài 4. Đặt tính rồi tính:

a) 4,9 × 3

b) 2,34 × 5

c) 23,44 × 9

d) 17,88 × 2

e) 36,25 × 24

Bài 5. Đặt tính rồi tính:

a) 12,75 × 3

b) 3,68 × 5

c) 42,28 × 9

d) 20,26 × 4

Bài 6. Đặt tính rồi tính:

a) 12,54 × 12

b) 105,46 × 18

c) 0,372 × 26

d) 1,723 × 32

Bài 7. Tìm lỗi sai trong mỗi phép tính sau và sửa lại cho đúng.

Nhân một số thập phân với một số tự nhiên lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Bài 8. Đặt tính rồi tính.

a) 8,27 × 3

b) 3,061 × 8

c) 3,9 × 16

d) 0,47 × 25

Bài 9. a) Tính nhẩm.

3 × 9

0,3 × 9

0,03 × 9

18 × 6

1,8 × 6

0,18 × 6

b) Cho biết 452 × 12 = 5 424. Không thực hiện tính, hãy tìm các tích sau:

45,2 × 12

4,52 × 12

0,452 × 12

Bài 10. >; <; =?

a) 23,5 × 5 ... 6 × 20,5

b) 5,6 × 9 ... 9 × 5,8

c) 3,4 × 12 .... 1,2 × 34

d) 15,3 + 15,3 + 15,3 ….. 15,3 × 3,8

Bài 11. Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

a)  Mỗi chai dầu ăn chứa 1,23 lít. 7 chai như vậy có ... lít.

b) Trung bình mỗi quả cam cân nặng 0,125 kg. 12 quả cam như thế có nặng trung bình là ... kg.

Bài 12. Tính.

a) 36,25 + 13,82 × 8

b) 40,51 × 35 + 20,139

c) 90,05 – 12,8 × 6

Bài 13. Hình tam giác ABC có ba cạnh bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Hỏi chu vi của hình tam giác đó bằng bao nhiêu mét?

Nhân một số thập phân với một số tự nhiên lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Bài 14. Một xe máy trung bình mỗi giờ đi được 37,8 km. Hỏi trong 3 giờ xe máy đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 15. Một vườn cây hình chữ nhật có chiều dài 14,23 m và chiều rộng 8,2 m. Tính chu vi vườn cây đó.

Bài 16. Mẹ mua 2 kg xoài hết 52 000 đồng. Cô Thanh mua 3,5 kg xoài cùng loại đó, cô đưa cho người bán hàng tờ tiền 100 000 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại cô Thanh bao nhiêu tiền?

Bài 17. Tính chu vi của hình vuông sau:

Nhân một số thập phân với một số tự nhiên lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập)

Bài 18. Một người thợ dệt ngày thứ nhất dệt được 8,4 m vải. Ngày thứ hai dệt được gấp đôi ngày thứ nhất. Hỏi trong hai ngày người đó dệt được bao nhiêu mét vải?

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết, công thức Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học