Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 9 hay nhất năm 2021

Để giúp học sinh ôn luyện Ngữ Văn lớp 9, Vietjack biên soạn Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 9 hay nhất năm 2021 Ngữ văn 9 chọn lọc, hay nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác cũng như ý tưởng của tác giả từ đó dễ dàng trong việc viết bài văn phân tích tác phẩm.

Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM LỚP 9

Phong cách Hồ Chí Minh

- Phong cách: nghĩa là tác phong làm việc, sinh hoạt, đối nhân xử thế tạo nên cái riêng, cái đặc trưng của một người hay một tập thể nào đó

- Nhan đề Phong cách Hồ Chí Minh được rút từ nhan đề của bài viết Phong cách Hồ Chí Minh – cái vĩ đại gắn với cái giản dị. Nhan đề này nói lên nội dung của cả văn bản: tác phong làm việc nghiêm túc, đáng để học hỏi của Bác. Đồng thời nhấn mạnh thêm vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

- Văn bản được đặt tên Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, vì vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

- Nhan đề cho chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Trên tinh thần vì tương lai của nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cũng là chiến lược hành động một cách toàn diện cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Công việc này còn đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng.

Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)

- Nhan đề: Truyền kì mạn lục ( truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục: sao lục, ghi chép): ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tuỳ bút)

Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn – trích)

- Tức là ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.

Truyện Kiều của Nguyễn Du

- Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm – dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.

- Đoạn trường tân thanh: đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm – tiếng kêu đau xót xa toát lên từ số phận con người.

ð Tóm lại tác phẩm là tiếng kêu dứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của người phụ nữa trong xã hội phong kiến xưa.

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)

- Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình cảm bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang, đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.

- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy.

- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.

Đồng chí

- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.

- Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ – những con người cùng chung cảnh ngộ, chung chí hướng, lý tưởng, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kì chống Pháp.

- Đồng chí, đó là tiếng gọi thiêng liêng sâu thẳm, nơi hội tụ, kết tinh của bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

- Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo.

- Nhan đề của bài thơ làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

- Hai chữ Bài thơ cho ta thấy rõ hơn cách nhìn,cách khai thác hiện thực của tác giả: Phạm Tiến Duật không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu ông muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi, có một trái tim luôn đập vì miền Nam phía trước.

Đoàn thuyền đánh cá

- Trước hết, nhan đề “Đoàn thuyền đánh cá” cho biết hình tượng trung tâm của bài thơ là những đoàn thuyền đánh cá. 

- “Đoàn thuyền”: không chỉ là một con thuyền, mà là cả một đoàn – một tập thể đông đảo cùng nhau ra khơi. Nhưng đó không phải là những đoàn thuyền bình thường, mà gắn với công việc lao động cụ thể: đánh cá – một công việc vất vả, nặng nhọc. 

ð Qua đó, Huy Cận muốn ca ngợi thiên nhiên, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn)

- Bếp lửa vốn là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam đã trở thành hình ảnh tượng trưng gợi kỉ niệm ấm áp của tình bà cháu.

- Bếp lửa là nơi bà nhóm lên tình cảm khát vọng trở thành ngọn lửa của tình yêu, niềm tin.

- Bếp lửa là kỉ niệm thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

- Khúc hát ru là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thủa ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.

- Nhà thơ lấy hình ảnh những em bé mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.

ð Ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.

Ánh trăng

- Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.

- Ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn ngọn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghĩa tình thủy chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.

Làng (trích)

- Đặt tên Làng mà không phải là Làng chợ Dầu vì vấn đề tác giả đề cập tới không chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.

- Bên cạnh đó, truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: yêu quê hương, yêu đất nước.

ð Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.

- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân - làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng.

- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.

Lặng lẽ Sa Pa (trích)

- Khi nhắc đến Sa Pa người ta thường nghĩ ngay đến vẻ yên tĩnh của một nơi nghỉ ngơi lý tưởng. Đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước..

ð Tạo ra sự đối lập nhan đề tác phẩm tác giả muốn làm nổi bật nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm: “Trong cái không khí lặng im của Sa Pa lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.”

Chiếc lược ngà (trích)

- Chiếc lược ngà là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.

+ Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ.

+ Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó chứa đựng tình yêu, nỗi nhớ thương của ông đối với đứa con gái và làm dịu đi nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giân…

ð Với nhan đề ấy, nhà văn không chỉ nói tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.

Cố hương

- Cố hương nghĩa là quê cũ. Thế nhưng người dịch không để nhan đề là quê cũ mà vẫn giữ nguyên cố hương một cái tên nghe khá "cổ" – để nhấn mạnh vào cái cũ, gợi về xã hội nông thôn cũ trước kia, đồng thời đây là cái tên mang đậm màu sắc trữ tình, thể hiện tình cảm của "tôi" với cố hương.

Con cò

- Con cò là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp.

- Từ hình ảnh trong ca dao qua các lời hát ru: “con cò cổng phủ”, ”con cò Đồng Đăng” nay đã hóa thân vào hình bóng của người mẹ gầy lam lũ trọn đời lo lắng cho con. Hình ảnh con cò trong ca dao là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng sáng tạo rộng mở của tác giả. Nó đã trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhưng lại rất gẫn gũi, rất quen thuộc mà do đó có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới giàu giá trị biểu cảm.

Mùa xuân nho nhỏ

- Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm – ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.

+ Mùa xuân là biểu tượng cho vẻ đẹp, cho sức sống thanh tân tươi trẻ, cho những gì tinh khiết nhất của đất trời.

+ Từ láy "nho nhỏ" làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất khiêm nhường.

ð Tên bài thơ thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời. Bên cạnh đó thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

Viếng lăng Bác

Sang thu

- Nhan đề bài thơ Sang thu trước hết giúp người đọc cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

- Nhan đề này cũng bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyền biến của đất trời trong khoảnh khắc sang thu.

- Qua nhan đề Sang thu người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của Hữu Thỉnh trước vẻ đẹp tạo hóa, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ.

Nói với con

- Nhan đề bài thơ Nói với con nhưng cũng như chính lời nói của nhà thơ nhắc nhở thế hệ con cháu phải biết rõ cội nguồn từ đó giữ gìn truyền thống của quê hương sống xứng đáng là những con người nhỏ mà không bé (nhỏ dáng nhỏ hình nhưng không nhỏ chí nhỏ tâm).

- Nhan đề bài thơ khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, tức là bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha để nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thắm thiết.

Bến quê (trích)

- Bến quê là nơi ghi dấu bao kỉ niệm từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Ở đó mỗi con người đã được nuôi dưỡng và lớn lên cả về thể chất lẫn tâm hồn.

- Lấy Bến quê làm nhan đề truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của gia đình, quê hương.

Những ngôi sao xa xôi (trích)

- Hình ảnh ngôi sao xa xôi thường biểu tượng cho cái đẹp, sự trong sáng, biểu tượng cho tương lai rực rỡ.

- Những ngôi sao xa xôi trong truyện chính là những cô gái, biểu tượng cho vẻ đẹp anh hung của những cô thanh niên. Ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức tỏa sáng kì diệu nhưng không rực rỡ, chói chang.

- Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là “Những ngôi sao xa xôi” trên đỉnh Trường Sơn, những ngôi sao dẫn đường cho dân tộc Việt Nam đi tới thắng lợi.

Bố của Xi-mông (trích)

- Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với nhân vật bác Phi-líp, môt người đàn ông nhân hậu yêu thương con trẻ. Sự xuất hiện của bác Phi-líp như ông bụt trong truyện cổ tích, đem đến sự kì diệu trong cuộc sống cho bé Xi-mông.

- Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc trong mái ấm gia đình của nhân vật bé Xi-mông.

ð Thông điệp của Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và ứng xử đầy tình thương yêu giữa con người với con người.

Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)

- Nơi hoang dã là nơi núi rừng g Tiếng gọi nơi hoang dã vì thế có thể hiểu là tiếng gọi của đại ngàn, của tổ tiên loài sói, gọi con chó Bấc về với đồng loại của nó ở chốn rừng sâu.

- Bên cạnh đó Nơi hoang dã còn là nơi cõi lòng băng giá của một bộ phận người trong xã hội tư bản Mĩ đương thời. Ở đó người với người tàn nhẫn, khái niệm tình thương, sự công bằng, lòng nhân hậu bị xem rẻ. Hàm ý sâu xa của nhan đề này chính là tiếng gọi vào cõi lòng giá lạnh, vô cảm, tàn nhẫn của con người. Tác giả muốn đánh thức lương tri con người, gọi họ trở về với lối sống văn minh, tình nghĩa.

Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)

- Tôi là số ít là cá nhân với những suy nghĩ chủ quan. 

- Ta vừa là cái chung vừa là cái riêng, chỉ tập thể nhiều cái tôi cùng tham gia. 

- Một tập thể mạnh khi có nhiều cá nhân xuất sắc, một tổ chức sống cá nhân ổn định, vững mạnh.

ð Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Một bên tư tưởng bảo thủ, nguyên tắc, quy chế, cứng nhắc, lạc hậu. Một bên là những dự án mới, kế hoạch đổi mới vì lợi ích tập thể.

Xem thêm bộ tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn chọn lọc, mới nhất hay khác: