Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 10 hay nhất năm 2021
Để giúp học sinh ôn luyện Ngữ Văn lớp 10, Vietjack biên soạn Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 10 hay nhất năm 2021 Ngữ văn 10 chọn lọc, hay nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác cũng như ý tưởng của tác giả từ đó dễ dàng trong việc viết bài văn phân tích tác phẩm.
- Ý nghĩa nhan đề Tấm Cám
- Ý nghĩa nhan đề Tỏ lòng
- Ý nghĩa nhan đề Cảnh ngày hè
- Ý nghĩa nhan đề Nhàn
- Ý nghĩa nhan đề Đọc Tiểu Thanh kí
- Ý nghĩa nhan đề Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- Ý nghĩa nhan đề Cảm xúc mùa thu
- Ý nghĩa nhan đề Phú sông Bạch Đằng
- Ý nghĩa nhan đề Đại cáo bình Ngô
- Ý nghĩa nhan đề Tựa “Trích diễm thi tập”
- Ý nghĩa nhan đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Ý nghĩa nhan đề Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều
- Ý nghĩa nhan đề Trao duyên (trích Truyện Kiều)
- Ý nghĩa nhan đề Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều)
- Ý nghĩa nhan đề Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều)
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM LỚP 10
Tấm Cám
- Vì xung đột chủ yếu của tác phẩm là xung đột giữa Tấm và Cám, chứ không phải là Tấm và dì ghẻ;
- Đây là cách đặt tên con cái phổ biến của người xưa, đặt tên theo những vật dụng bình thường trong cuộc sống; Tấm và Cám đều là sản phẩm từ hạt lúa, hàm ý một người cha sinh ra, song lại khác nhau về chất: tấm đáng quý hơn cám…
Tỏ lòng (Thuật hoài)
- Thuật: Bày ra, bày tỏ;
- Hoài: Nhớ nhung, lo nghĩ, buồn thương, ôm ấp…
ð Sự giãi bày những tâm sự, nghĩ suy, hoài bão to lớn của một võ tướng trước thời cuộc.
Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)
- Bài này thuộc phần Vô đề - thơ không có tựa đề nhưng được sắp thành một số mục: Ngôn chí, Mạn Thuật, Bảo kính cảnh giới.... Mục Bảo kính cảnh giới có 61 bài, bài số 43 vẫn hay được gọi là cảnh ngày hè. Nhan đề này không phải do Nguyễn Trãi đặt mà khi đưa vào sách giáo khoa được đặt như vậy
Nhàn
- Nhàn trong từ điển tiếng Việt được giải thích là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến.
- Nhàn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc và phong phú. Nó trở thành triết lý sống cao đẹp của tác giả trong suốt hơn bốn mươi năm sống ẩn dật. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng tác cả trăm bài thơ về lối sống nhàn và luôn tự hào về sự lựa chọn của mình: “Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách” (bài 31 tập thơ Nôm của ông).
- Nhàn đã trở thành đề tài chủ đạo trong những sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì vậy, người biên soạn lấy Nhàn làm nhan đề cho bài thơ.
Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)
- Độc: Đọc
- Kí: ở phía sau thường chỉ những tác phẩm văn học bằng văn xuôi.
g Tiểu Thanh kí là câu chuyện viết về nàng Tiểu Thanh.
- Tiểu Thanh ở đây là nhân vật trong tác phẩm, lúc sinh thời cô có làm thơ, khi chết những bài thơ ấy đã bị vợ cả đốt, còn sót lại một ít trang. Người đời thương tiếc đem khắc in gọi là “phần dư” gồm 11 bài.
- Nhưng Tiểu Thanh trong tác phẩm không phải là nhân vật hoàn toàn trùng khớp với Tiểu Thanh trong cuộc đời. Tiểu Thanh trong đời thực sinh năm 1594 mất 1612 còn Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820, dù tính ra sao cũng không thể là “300 năm lẻ”. Ở đây cần lưu ý Tiểu Thanh trong Tiểu Thanh kí thì mất năm 1492. Nguyễn Du khóc nàng 1813 nên nói 300 năm lẻ là đúng.
ð Vì thế có người đã cho rằng đặt tên cho nhân vật Tiểu Thanh tác giả muốn nhắn nhủ với độc giả rằng con người lụy tình sẽ có số phận thật hẩm hiu đáng thương (chữ TIỂU hợp với chữ THANH trong tiếng Hán là chữ TÌNH).
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
- Lầu Hoàng Hạc là một địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc, là một di tích lịch sử, một di chỉ thần tiên. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cỡi hạc vàng ngao du sông thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên “Đồi Rắn” để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ.
- Quảng Lăng là một địa danh trong thành Dương Châu.
- Mạnh Hạo Nhiên là một người bạn thơ của Lý Bạch hơn nhau nhiều tuổi nhưng lại là tri kỉ của nhau.
ð Nhan đề có ý nghĩa là tiễn bạn hiền trên lầu Hoàng hạc đi Quảng Lăng. Bài thơ nói về sự đưa tiễn mà không thấy bất kì một âm thanh nào, cả lời tiễn biệt lẫn tiếng sóng, tiếng gió. Chỉ thấy cảnh, thấy hình, thấy tình. Sự vô thanh khiến cho con người càng dồn về chiều sâu tâm tưởng, làm ra tăng sự trĩu nặng của tình người.
Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)
- Thu hứng nghĩa là cảm xúc mùa thu đã nói lên được nội dung của cả bài thông qua hình ảnh mùa thu. Đó là tâm trạng cảm nhận của thu nhân trước cảnh mùa thu là nỗi lòng u uất, là nỗi buồn man mác của nhà thơ bao trùm lên cả cảnh vật. Nỗi lo ấy bắt nguồn nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lưu lạc.
Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)
- Bạch Đằng giang phú là bài phú về sông Bạch Đằng. Tác phẩm làm theo thể loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ - khách để thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc – tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời, thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.
Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)
- Đại: lớn;
- Cáo: báo cáo;
- Bình: dẹp yên giặc, bình định xong;
- Ngô: Giặc Ngô (Nhà Minh Trung Quốc).
g Bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.
Tựa “Trích diễm thi tập”
- Trích: Rút ra, lược trích;
- Diễm: tươi đẹp;
- Thi: thơ;
- Tập: quyển.
g Tuyển tập những bài thơ.
- Tựa là bài viết đặt ở đầu sách, do tác giả hoặc người được tác giả mời viết.
Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
- Hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức.
- Nguyên khí là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
ð Vậy Hiền tài là nguyên khí quốc gia có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Quốc gia có nhiều hiền tài và biết sử dụng hiền tài thì sẽ phát triển vững mạnh.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)
- Nhan đề: Truyền kì mạn lục ( truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục: sao lục, ghi chép): ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng.
ð Tản Viên từ phán sự lục tức chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện xuất sắc của Truyền kì mạn lục.
Truyện Kiều
- Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm – dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.
- Đoạn trường tân thanh: đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm – tiếng kêu đau xót xa toát lên từ số phận con người.
ð Tóm lại tác phẩm là tiếng kêu dứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của người phụ nữa trong xã hội phong kiến xưa.
Truyện Kiều (tiếp theo – Trao duyên)
- Nhan đề đoạn trích do người biên soạn SGK là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, Trao duyên, ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.
Truyện Kiều (tiếp theo – Nỗi thương mình)
- Nhan đề đoạn trích do người biên soạn SGK là Nỗi thương mình để làm nổi bật ý nghĩa thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình. Con người tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình.
Truyện Kiều (tiếp theo – Chí khí anh hùng)
- Chí: thể hiện ý chí con người hướng đến những việc làm lớn lao.
- Khí: là nghị lực để đạt tới mục đích.
→ Chí khí anh hùng: là lí tưởng, nghị lực, và mục đích cao cả của người anh hùng.
Xem thêm bộ tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn chọn lọc, mới nhất hay khác:
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 7 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 8 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 9 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 11 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 12 năm 2021
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)