Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 8 hay nhất năm 2021
Để giúp học sinh ôn luyện Ngữ Văn lớp 8, Vietjack biên soạn Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 8 hay nhất năm 2021 Ngữ văn 8 chọn lọc, hay nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác cũng như ý tưởng của tác giả từ đó dễ dàng trong việc viết bài văn phân tích tác phẩm.
- Ý nghĩa nhan đề Tôi đi học
- Ý nghĩa nhan đề Trong lòng mẹ
- Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ
- Ý nghĩa nhan đề Lão Hạc
- Ý nghĩa nhan đề Đánh nhau với cối xay gió
- Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá cuối cùng
- Ý nghĩa nhan đề Hai cây phong
- Ý nghĩa nhan đề Ôn dịch, thuốc lá
- Ý nghĩa nhan đề Bài toán dân số
- Ý nghĩa nhan đề Đập đá ở Côn Lôn
- Ý nghĩa nhan đề Muốn làm thằng Cuội
- Ý nghĩa nhan đề Hai chữ nước nhà
- Ý nghĩa nhan đề Nhớ rừng
- Ý nghĩa nhan đề Ông đồ
- Ý nghĩa nhan đề Khi con tu hú
- Ý nghĩa nhan đề Tức cảnh Pác Bó
- Ý nghĩa nhan đề Ngắm trăng
- Ý nghĩa nhan đề Chiếu dời đô
- Ý nghĩa nhan đề Hịch tướng sĩ
- Ý nghĩa nhan đề Nước Đại Việt ta
- Ý nghĩa nhan đề Thuế máu
- Ý nghĩa nhan đề Đi bộ ngao du
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM LỚP 8
Tôi đi học
- Tô đậm, nhấn mạnh cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “Tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)
- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
- Nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: trong lòng mẹ là được sống trong tình thương của mẹ, là những khoảnh khắc bình yên, hạnh phúc của cậu bé khi được mẹ chở che, vỗ về.
ð Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng và phải sống giữa những cay nghiệt của người đời.
Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)
- Tức nước có nghĩa là nước rất đầy, như muốn trào ra.
- Bờ là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào.
ð Hiện tượng tức nước vỡ bờ chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra.
- Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua. Nhưng nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là quy luật tất yếu trong cuộc sống.
- Chị đã chạy vạy hết sức để có tiền nộp sưu, đến nỗi phải bán cả đứa con gái yêu quý mà vẫn không đủ tiền nộp sưu cho chồng. Khi bọn cai lệ đến, chị đã hết mực lạy lục van xin vậy mà chúng vẫn không chịu tha cho anh Dậu đang ốm yếu, nhất quyết bắt anh ra đình tra tấn. Như vậy chị đã bị dồn ép đến bước đường cùng, không còn chịu đựng được nữa, chị đã vùng lên chống lại bọn cai lệ để bảo vệ chồng mình.
Lão Hạc
- Là nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
- Nam cao đã lấy tên nhân vật chính đặt tên cho tác phẩm. Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh số phận nghèo khổ của lão Hạc.
- Nhan đề đã phần nào gợi sự đồng cảm của người đọc với thân phận người nông dân đồng thời gợi sự căm phẫn đối với ách thống trị của chế độ thực dân – phong kiến.
Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)
- Đề cao tấm lòng yêu tự do, công bằng, chính nghĩa và nhân đạo.
- Ca ngợi tinh thần sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho công bằng, lẽ phải.
Chiếc lá cuối cùng (trích)
- Đó là chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật. Chiếc lá sinh động giống như thật, được vẽ bởi một người nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng.
- Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm. Đó chính là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. Đó còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vì con người.
g Nhà văn chọn hình tượng "chiếc lá cuối cùng" để đặt tên cho tác phẩm vì đây là hình ảnh thể hiện chủ đề của chuyện, gắn liền với diễn biến tâm trạng của cả ba nhân vật.
Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)
- Hai cây phong là biểu tượng truyền thống của quê hương tác giả, nó là tất cả những kỉ niệm đẹp của tác giả về làng quê yêu dấu.
g Thông qua hình ảnh hai cây phong, tác giả nói lên tình yêu quê hương của mình.
Ôn dịch, thuốc lá
- Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.
- Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê sợ).
Bài toán dân số
- Nhan đề đặt ra vấn đề gia tăng dân số và làm thể nào để khắc phục tình trạng gia tăng dân số là một bài toán vô cùng nan giải của thế giới hiện nay.
Đập đá ở Côn Lôn
- Nhan đề gợi ra cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo với cái án khổ sai chung thân.
Muốn làm thằng Cuội
- Cuội là một nhân vật trong câu truyện cổ tích dân gian. Tác giả thể hiện ước muốn làm một nhân vật cổ tích, được sánh đôi với chị Hằng trên cung trăng và gửi gắm ước mơ sống ở cõi mộng.
- Ước muốn đó bắt nguồn từ tâm trạng chán ghét thực tại, cuộc sống với quá nhiều bất công, đau khổ. Vì vậy tác giả muốn rời cõi thực để đến với cõi mơ, được bầu bạn với thần tiên và nhìn xuống nhân gian. Qua đó, cũng thể hiện ước muốn của tác giả về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
ð Bài thơ tiêu biểu cho chất ngông trong thơ Tản Đà.
Hai chữ nước nhà (trích)
- Nhà: đạo hiếu của người con
- Nước: trung với vua với nước.
g Mối quan hệ mật thiết gắn bó của chữ trung và chữ hiếu: Khi tổ quốc lâm nguy chữ trung được đặt lên cao.
Nhớ rừng
- Nhan đề bao hàm chứa đựng ý nghĩa sâu xa mà Thế Lữ muốn làm toát lên nội dung thông qua lời của một con hổ đang bị giam cầm và có thể mãi mãi không thể trở về quê hương mà nó đang sống chính là rừng xanh. Hay nói cách khác thì tác giả muốn mượn lời con hổ để nói về số phận người dân trong thời kì phong kiến bị chà đạp, lợi dụng và khốn khổ hơn cả là bị lấy mất đi quyền tự do không được trở về với quê hương mình , phải làm nô lệ cho bọn vua chúa, quan lại.
Ông đồ
- Ông đồ là người theo học chữ nho nhưng không đỗ đạt, sống bằng nghề dạy học chữ nho, ngày tết thường viết chữ viết câu đối thuê.
Khi con tu hú
- Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) cảm thấy phòng giam chật chội, ngột ngạt và khao khát cuộc sống tự do ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ gợi mở cảm hứng, cảm xúc chung cho toàn bài thơ. Nhan đề này có giá trị hoán dụ, giá trị liên tưởng cao. Tu hú là tín hiệu của mùa hè, của sự sống bên ngoài. Nó tác động sâu sắc tới tâm hồn người tù làm cho người tù mang nhiều tâm trạng.
Tức cảnh Pác Bó
- Tức cảnh: Người viết bất chợt bắt gặp một sự việc, một cảnh tượng cụ thể mà nảy sinh cảm hứng sáng tác nên bài thơ.
- Pác Bó: Một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (thuộc tỉnh Cao Bằng), đây là nơi Bác sinh sống và làm việc hết sức gian khổ.
g Nhan đề bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh bí mật, khó khăn, gian khổ.
Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
- Vọng nguyệt: nhìn, ngắm trăng
- Đây là một đề tài rất phổ biến trong thơ cổ phương Đông, cũng như thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng; đó là một cuộc ngắm trăng mười phần thi vị:
+ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén (Nguyễn Trãi)
+ Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên (Nguyễn Du)
ð Tuy nhiên, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong tù; tuy vậy, hoàn cảnh đặc biệt ấy không làm phần thưởng trăng kém đi phần thi vị.
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
- Nguyên văn chữ Hán nhan đề: Thiên đô chiếu
ð Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quần thần hoặc toàn dân. Chiếu dời đô thể hiện ý chí tự cường của dân tộc, khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, mở ra một thời kì hưng thịnh của đất nước.
Hịch tướng sĩ
- Nguyên văn được viết bằng chữ hán: Dự chư tì tướng hịch văn
ð Hịch văn răn bảo các tì tướng, khích lệ lòng yêu nước, tinh thần trung nghĩa với chủ tướng của các tướng sĩ, khích lệ tinh thần trọng danh dự ở họ, từ đó củng cố ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh giặc của toàn quân khi kẻ thù xâm lược đã ngấp nghé ngay cửa ngõ đất nước.
Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)
- Nhan đề đoạn trích được nhà biên soạn đặt.
- Đại: lớn;
- Cáo: báo cáo;
- Bình: dẹp yên giặc, bình định xong;
- Ngô: Giặc Ngô (Nhà Minh Trung Quốc).
g Bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.
Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
- Nhan đề Thuế máu có một ý nghĩa rất đặc biệt và hết sức sâu sắc, song cũng không kém phần ám ảnh. Đó là cái tên gợi lên những gì mà những người dân thuộc địa phải gánh chịu với nhiều thứ thuế bất công và hết sức vô lí. Thuế máu là thứ thuế tàn nhẫn, ghê gớm nhất của chủ nghĩa thực dân thời bấy giờ. Bên cạnh đó, tác giả cũng bày tỏ thái độ mỉa mai, sự phẫn nộ và châm biếm với tội ác của chính quyền thực dân.
Đi bộ ngao du (trích Ê-min hay Về giáo dục)
- Nhan đề gợi ra chuyện ngao du thì phải đi bộ, tác giả bộc lộ lòng yêu mến thiên nhiên, quý trọng tự do. Đồng thời đi bộ ngao du còn là một cách nói gián tiếp ngụ ý về con đường tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, về con đường tự học tập, chiếm lĩnh tri thức.
Xem thêm bộ tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn chọn lọc, mới nhất hay khác:
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 7 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 9 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 10 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 11 năm 2021
- Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 12 năm 2021
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)