Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 7 hay nhất năm 2021

Để giúp học sinh ôn luyện Ngữ Văn lớp 7, Vietjack biên soạn Tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn lớp 7 hay nhất năm 2021 Ngữ văn 7 chọn lọc, hay nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nắm được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác cũng như ý tưởng của tác giả từ đó dễ dàng trong việc viết bài văn phân tích tác phẩm.

Cổng trường mở ra

- Hình ảnh cánh cổng trường là ranh giới, bản lề giữa hai miền thế giới:

+ Thế giới tuổi thơ (rong chơi cùng bạn bè, ở nhà cùng bố mẹ, ông bà).

+ Thế giới của tri thức – trường học (được học tập, rèn luyện và trưởng thành cùng thầy cô bè bạn).

- Hình ảnh cánh cổng trường mở ra:

+ Nghĩa đen: Mời gọi, dẫn lối cho các em học sinh bước vào trường học - nơi sẽ là ngôi nhà thứ hai của các em.

+ Nghĩa bóng: Chào đón các em đến với thế giới của sách vở, tri thức, thế giới với vô vàn những điều kì diệu, mới lạ cho các em được khám phá, thể hiện mình, được phát triển bản thân và tiến vào tương lai.

→ Hình ảnh thế giới diệu kì sau cánh cổng và niềm vui sướng, mong chờ của các em học sinh dành cho khoảnh khắc ấy góp phần thể hiện được vai trò, ý nghĩa to lớn của trường học. Cùng niềm khát khao đối với tri thức và học tập của những mầm non tổ quốc.

Mẹ tôi

- Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.

Cuộc chia tay của những con búp bê

+ Búp bê vốn là một món đồ chơi thân thiết của tuổi thơ, thường gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Những con búp bê trong văn bản cũng như hai anh em Thành và Thủy rất hồn nhiên, vô tư và không có tội lỗi gì mà lại phải chia lìa nhau.

g Tác giả đã dùng phép nhân hóa để đặt ra tình huống cuộc chia tay của những con búp bê và như thế, Cuộc chia tay của những con búp bê cũng là cuộc chia tay của hai anh em chú bé.

+ Nhan đề chuyện gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi, đồng thời cũng là thể hiện được ý định mà người viết muốn gửi gắm trong văn bản.

Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)

- Nam quốc sơn hà: tức là Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Bởi đó là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.

Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)

- Tụng giá hoàn kinh sư nghĩa là Phò giá về kinh. Tựa đề nêu lên một sự kiện lịch sử, nhưng sâu xa còn là nguyên cớ gợi cảm hứng cho nhà thơ. Bởi lẽ, sự kiện đưa vua trở về kinh đô đánh dấu chiến thắng của quân ta, khẳng định đất nước ta sạch bóng quân thù, quê hương dã trở lại những ngày thanh bình. Mặt khác, tác giả còn là người góp một phần công sức vào niềm vui chiến thắng của toàn dân tộc. Vì thế, sự kiện lịch sử không là những con số vô cảm mà là một niềm thơ, niềm cảm xúc dạt dào.

Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca – trích)

- Địa danh Côn Sơn: núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình; là mảnh đất gắn bó máu thịt với Nguyễn Trãi từ thủa ấu thơ đến tuổi già. Sau này Nguyễn Trãi trở về với Côn Sơn như về với nơi chôn rau cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm.

Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc)

- Nhan đề do người soạn sách đặt, thể hiện nói về tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia li. 

Bánh trôi nước

+ Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như sau: bánh làm bằng bột nếp màu trắng có hình tròn, nhân bằng đường phèn. Khi luộc trong nước sôi bánh chín thì nổi lên, chưa chín thì chìm xuống.

+ Với nghĩa thứ hai, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ được thể hiện như sau :

- Hình thức: xinh đẹp

- Thân phận: chìm nổi bấp bênh

- Phẩm chất: cao quí, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ tấm lòng chung thủy, sắt son.

Cảnh khuya 

- Cảnh khuya → Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya.

Tiếng gà trưa

- Tiếng gà trưa là một hình ảnh quen thuộc với tuổi thơ tác giả và tiếng gà trưa cũng chính là nguồn cảm hứng của tác giả để viết bài thơ.


→ Những kí ức tuổi thơ, nhấn mạnh, khơi gợi cảm xúc của người chiến sĩ (người cháu) qua Tiếng gà trưa để kết dính mạch cảm xúc của bài thơ.

Một thứ quà của lúa non: Cốm

- Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Từ những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất làm nên nguyên liệu thơm ngon của cốm. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo,  là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt. Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Tình thần yêu nước của nhân dân ta là lòng yêu tha thiết quê hương, muốn sống với nhau khi đất nước yên bình . Điều đó đã làm trổi dậy một sức mạnh yêu nước quật cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hi sinh. Đây là một tính vốn quý báu của dân tộc ta, cần phát huy trong hôm nay và mai sau.

Sống chết mặc bay

- Sống chết mặc bay là một vế của câu tục ngữ dân gian Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi: phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). 

- Đặt cụm từ sống chết mặc bay vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. 

→ Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

- Trò lố: Những sự việc không phù hợp với lẽ thường đến mức trơ trẽn, đáng cười chê, chế nhạo

- Trò lố mà Varen tự tạo ra:

+ Lời hứa sẽ "chăm sóc" vụ Phan Bội Châu nhưng chính hắn là người không giữ lời hứa đó, lời hắn nói ra chỉ với mục đích trấn an dư luận trước khi nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.

+ Khi gặp mặt cụ Phan: Lời nói của Varen hoàn toàn trái ngược với hành động của hắn: Miệng nói mang tự do đến cho Phan Bội Châu nhưng "tay nâng cái gông to kệch"; miệng ba hoa nói những lời nịnh bợ, mua chuộc, dụ dỗ nhưng thực chất những hành động của hắn lại chứng tỏ hắn là kẻ phản bội, lừa lọc, xảo trá.

⇨ Những trò lố mà Varen diễn chỉ nhận lại sự im lặng, dửng dưng, cái ngoảnh mặt, nhếch mép, "cười ruồi" của người chí sĩ yêu nước đầy bản lĩnh Phan Bội Châu, điều này càng chứng tỏ bản chất bịp bợm và sự lố bịch đến trâng tráo của tên Varen.

Quan âm thị kính

- Quan Âm: Theo nghĩa cứu đời thì là một vị Bồ-tát coi xem cái tiếng đời kêu tên ngài mà ngài cứu cho. Tiếng kêu mà lại nói là coi xem được, là vì Bồ-tát đã tu chứng tới cõi sáu căn cùng dùng chung được, như tai có thể trông, mắt có thể nghe được vậy. Theo nghĩa tự tu, là Bồ-tát dùng cái trí tuệ sáng láng chiếu rọi vào trong, thấy rõ cái bản tính vì sao mà nghe được tiếng tâm của thế gian mà ngộ đạo vậy.

- Thị Kính: Thị là họ, đàn bà dùng chữ Thị để phân biệt khác với lối đặt tên của đàn ông. Kính là giữ gìn nghiêm cẩn, không phóng túng buông lung. Trong kinh Phổ Môn nói: Chúng sinh tham dục quá, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ-tát, tự nhiên sạch lòng tham dục; Chúng sinh hay giận dữ, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ-tát, liền sạch lòng giận dữ; Chúng sinh ngu si, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ-tát liền hết ngu si. Ấy là cái chính nghĩa chữ KÍNH là cái công hiệu chữ KÍNH đó. Hễ hiểu được nghĩa chữ KÍNH, làm cho được hết chữ KÍNH, tức là tiến được quá nửa con đường vào đạo vậy. Khi bà Thị Kính tới chùa Vân mà sư cụ đặt tên cho là Kính Tâm, cũng một ý ấy vậy.

- Theo nghĩa kinh điển nhà Phật, hai chữ “quan” và “quán” có đồng một nghĩa. Do vậy, có thể gọi tên tác phẩm là “Quan Âm Thị Kính” hay “Quán Âm Thị Kính” cũng không làm thay đổi ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

Xem thêm bộ tổng hợp ý nghĩa nhan đề Ngữ Văn chọn lọc, mới nhất hay khác: