Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 63 Tập 1 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 63 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

- Chủ thể trữ tình là khái niệm chỉ người thể hiện thái độ, cảm xúc, tư tưởng của mình trong suốt văn bản thơ. Đọc thơ trữ tình, trước mắt ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, những con người, sự kiện mà còn gọi lên hình tượng một ai đó đang ngắm nhìn, đang rung động, suy tưởng về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là chủ thể trữ tình trong thơ. Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “ta”, “chúng ta”, “anh”, “em”,... hoặc nhập vai vào một nhân vật nào đó, cũng có thể là “chủ thể ẩn”. Các hình thức xuất hiện nêu trên của chủ thể trữ tình cũng có thể thay đổi, xen kẽ trong một bài thơ.

- Vần và nhịp là những yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu trong thơ.

+ Vần tạo nên sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ, đồng thời làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Cách gieo vần phụ thuộc vào yêu cầu và quy cách riêng của mỗi thể thơ. Nhưng nói chung, xét về vị trí xuất hiện, có cần chân (cuộc vận) là vần giữa các chữ ở cuối dòng thơ, cần lưng (yêu vận) là vần giữa chữ cuối của dòng trước với chữ ở gần cuối hay ở khoảng giữa của dòng thơ sau, hoặc giữa các chữ ngay trong một dòng thơ. Xét về thanh điệu, có vấn thanh trặc (T) và vận thanh bằng (B).

+ Nhịp (hay ngắt nhịp) là cách tổ chức sắp xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua các chỗ dùng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ. Cách ngắt dòng, ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ tạo nên hình thức của nhịp thơ. Nhịp thơ là nhân tố tạo nên bước đi của thơ với âm vang nhanh, chậm, dài ngắn, nhặt, khoan...

Trước hết, ngắt nhịp liên quan đến cách xuống dòng. Điều này phụ thuộc vào số lượng chữ của dòng thơ. Ví dụ: thơ lục bát luân phiên ngắt dòng 6 – 8, thơ song thất lục bát luân phiên ngắt dòng7 -7 – 6 – 8; các thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ,7 chữ, 8 chữ,... đều có nhịp ngắt dòng riêng. Với thơ tự do, cách ngắt nhịp theo dòng rất đa dạng, bởi số tiếng trong mỗi dòng thơ không bị ràng buộc chặt chẽ.

Thứ đến, nhịp thơ còn toát ra từ cách ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ. Ví dụ: thơ 7 chữ thường ngắt nhịp 4/3, thơ 5 chữ thường ngắt nhịp 2/3; việc thay đổi cách ngắt nhịp quen thuộc trong dòng thơ thường là có dụng ý: cũng là câu thơ lục bát nhưng cách ngắt nhịp khác nhau tạo nên hiệu quả khác nhau.

- Từ ngữ, hình ảnh trong thơ mang lại sức gợi cảm lón, có khả năng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ có thể được miêu tả trực quan, các hình thức láy, điệp làm cho đường nét, màu sắc trở nên lung linh, sống động, hoặc có thể gọi tả gián tiếp bằng liên tưởng, tưởng tượng, các biện pháp tu từ như So sánh, ẩn nhân hoá, hoán dụ,... làm cho cái vô hình trở nên hữu hình, ấn tượng, cái vô tri, vô giác trở nên có hồn và giàu ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ luôn chứa đựng tâm hồn của nhà thơ.

- Lỗi dùng từ và cách sửa

Có thể phân loại một số lỗi dùng từ như sau:

• Lỗi lặp từ

Ví dụ: Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc truyện thần thoại.

Cách sửa: Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lặp bằng từ ngữ khác. Chúng ta có thể sửa câu trên như sau: Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc thể loại này.

Lưu ý: Cần phân biệt lỗi lặp từ với biện pháp lặp từ để liên kết văn bản (phép lặp) hoặc để nhấn mạnh một nội dung nào đó (phép điệp).

• Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm Ví dụ: Anh ấy đã kịp thời khắc phục những thiếu sót của mình.

Cách sửa: Sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ âm. Trong cấu trên, chúng ta phải dùng từ “thiếu sót”.

• Lỗi dùng từ không đúng nghĩa Ví dụ: Những kiến thức về thơ thầy giáo truyền tụng, chúng em đều rất hứng thú.

Từ “truyền tụng” thường dùng với ý nghĩa “truyền miệng cho nhau với lòng ngưỡng mộ”. Trong trường hợp này, chúng ta không dùng từ “truyền tụng”.

Cách sửa: Thay thế từ đúng nghĩa. Trong ví dụ trên, chúng ta thay từ “truyền tụng” bằng “truyền đạt”.

• Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp Ví dụ: Chúng tôi rất quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường.

Trong ví dụ trên, từ “quan tâm” không thể kết hợp trực tiếp với“vấn đề ô nhiễm môi trường” mà cần có thêm một quan hệ từ “đến” hoặc “tới”.

Cách sửa: Thêm, bớt, thay thế từ ngữ cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ. Trong câu trên, chúng ta cần thêm từ “đến” hoặc “tới” sau từ “quan tâm”: Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường.

• Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản

Ví dụ: Trong bản kiểm điểm, học sinh viết: Nhỏ Lan đã móc cô giáo 0 1ị em và Nam gây lộn trong giờ giải lao. Trong câu trên, các từ ngữ “nhỏ”, “mác”, “vụ”, “gây lộn” không phù hợp với kiểu văn bản.

Cách sửa: Thay thế từ ngữ phù hợp. Bạn Lan đã nói với cô giáo chuyện em và Nam tranh cãi trong giờ giải lao.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác