Soạn bài Thần Trụ trời (trang 13) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thần Trụ trời trang 13, 14 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Chuyện thần thoại mà em biết đó là: Thần thoại cây Lúa

- Sự tích cây Lúa là truyện thần thoại Việt Nam, ngoài việc lí giải về sự ra đời của cây Lúa, câu chuyện còn giải thích phong tục cúng nữ thần Lúa một số nơi.

* Đọc văn bản:

1. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

- Theo em, thần Trụ trời là vị thần rất cao lớn, khỏe mạnh, thần còn biết rất nhiều phép lạ, thần còn giữ chức vụ cai quản, phân chia đất đai các vùng.

2. Tưởng tượng: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

- Khi có cột chống trời trời đất sẽ tách riêng ra, trời đất phân đôi, đất phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

3. Suy luận: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

- Theo em, kết chuyện rất ý nghĩa, giới thiệu về công việc của các vị thần khác như thần Sông, thần Biển, thần Sao cùng nhau xây dựng để tạo nên thế gian.

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: 

Thần trụ trời là truyện giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. Dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.

Soạn bài Thần Trụ trời | Ngắn nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Không gian

- Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo

- Trời như một tấm màn rộng mênh mông

- Mây xanh mù mịt

- Trời đất phân đôi

- Đất phăng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp

- Trời đã cao và khô

- Mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà chỗ lồi, chỗ lõm.

Thời gian

- Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Dấu hiệu nhận biết Thần Trụ trời là chuyện thần thoại là dựa vào khái niệm truyện thần thoại:

+ Nhân vật chính được nhắc tới trong chuyện là một vị thần- thần trụ trời

+ Văn bản sử dụng các yếu tố kỳ ảo, không có thật

+ Giải thích đặc điểm tự nhiên có thật trong cuộc sống.

→ Thần Trụ trời là một truyện thần thoại.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Quá trình tạo lập nên trời và đất là:

Soạn bài Thần Trụ trời | Ngắn nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

- Nhận xét: Trụ trời là một vị thần vô cùng mạnh mẽ, quyền năng, với nhiều phép lạ thần đã tạo nên cả trời và đất, khai sinh ra thế giới

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Truyện thần Trụ trời lí giải sự ra đời của mặt đất và bầu trời. Từ đó thể hiện vẻ đẹp văn hóa, truyền thống dân tộc.

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Cuộc sống ngày càng phát triển, khoa học công nghệ hiện đại đã tìm ra những cách lí giải về tự nhiên hợp lí hơn nên cách giải thích này không còn phù hợp nữa.

- Tuy nhiên xét một phần nào đó cách lí giải dân gian này lại giúp gìn giữ được nét văn hóa trong dân gian Việt Nam 

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, - Chi tiết này gợi nhớ đến câu truyện Sự tích bánh chưng bánh giày

- Tóm tắt: Vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi dẹp được giặc Ân, vua Hùng quyết định sẽ truyền ngôi cho con. Ngài bảo rằng nhân dịp đầu Xuân, hoàng tử nào tìm được thức ăn ngon lành, ý nghĩa nhất để bày cỗ thì sẽ truyền ngôi cho người đó. Vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu- một người con hiền hậu, hiếu thảo rất lo lắng vì không biết phải làm sao. Một hôm, chàng đã nằm mộng và được thần chỉ bảo lấy gạo nếp tạo bánh hình tròn, hình vuông để tượng trưng cho trời đất. Bên ngoài lấy lá bọc bánh, làm nhân bên trong để tượng trưng cho Cha mẹ sinh thành. Nhờ sự chỉ dẫn đó, Lang Liêu đã quyết định tạo nên bánh chưng- tượng trưng cho đất, bánh giày- tượng trưng cho Trời. Cuối cùng, chàng đã được thừa kế ngôi vị nhờ hương vị cùng ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh này.

- Điểm tương đồng:

+ Đất: Trong Thần Trụ trời thì là : Đất phẳng như cái mâm vuông

          Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh chưng vuông vức tượng trung cho đất

+ Trời: Trong Thần Trụ trời thì là : Trời trùm lên như cái bát úp

          Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh giày cũng màu trắng tròn đầy như cái bát tượng trưng cho Trời.

Để học tốt bài hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác