Soạn bài Thơ Duyên (trang 68) - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thơ Duyên trang 68, 69 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

* Trước khi đọc:

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.

Trả lời:

- Thiên nhiên quanh ta có rất nhiều những thú vị, những ngày mùa hạ oi bức, những ngày mùa thu thời tiết nhẹ nhàng, mát mẻ, nhưng ngày mua đông có tuyết rơi và lanh, mùa xuân thời tiết trong lành, cây cối đâm trồi nảy lộc.

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?

Trả lời:

- Trong hình dung của tôi, bức tranh mùa thu sẽ có những nét đặc trưng sau:

+ Hình ảnh: có lá vàng rơi, nhẹ nhàng

+ Màu sắc: màu vàng sẽ là màu chủ đạo xuất hiện nhiều nhất vào mùa thu.

+ Đường nét, không gian thu thanh mát mẻ, dịu dàng.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

- Từ ngữ chỉ mối quan hệ: ''Cặp chim chuyền''. Đây là mối quan hệ có đôi có cặp, gắn bó với nhau.

2. Suy luận: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1,2?

Trả lời:

- So với khổ 1,2, cảnh vật ở khổ 4 mang một màu sắc trầm hơn và có vẻ dồn dập, nhanh chóng hơn. Qua từ ''gấp gáp'', ta thấy được sự hối hả, thúc giục chứ không yên bình như ở khổ 1 và khổ 2

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ cho thấy khung cảnh mùa thu đẹp đẽ, thơ mộng, tinh khôi và tươi mới, đầy sức sống qua cái nhìn của những người trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết, yêu đời, yêu người.

Soạn bài Thơ Duyên - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?

Trả lời:

- Cách hiểu về từ “duyên”: nghĩa từ “duyên” rất phong phú: chỉ quan hệ vợ chồng, những gặp gỡ trong đời, quan hệ gắn bó như tự nhiên mà có, sự duyên dáng,…

- Cách hiểu về từ “duyên” trong Thơ duyên: Bức tranh thu ở đây là sự giao hòa, giao duyên tựa như tự nhiên mà có giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người. Thơ duyên nói về những duyên tình đẹp đẽ ấy.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.

Trả lời:

- Nét tương đồng: Đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khao khát lứa đôi.

- Nét khác biệt:

+ Khổ thứ nhất: Bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với hình ảnh cặp chim chuyền ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong đang tuôn tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và khúc giao hòa du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan tỏa dịu dàng, sâu lắng trong không gian

+ Khổ thứ tư: Cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới: “chiều thưa” với “sương xuống dần”. Các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim… đang vội vã, “phân vân” tìm nơi chón của mình khi chiều lạnh dần buông.

Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình “anh” – “em”

Khổ...



Khổ...



...



Trả lời:

Khổ thơ

Sắc thái thiên nhiên

Duyên tình “anh” – “em”

1

Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình.

Không gian thời gian gợi duyên tình.

2 và 3

Con đường thu nhỏ nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió…mời gọi những bước chân đôi lứa.

Nghe tiếng lòng mình, lòng nhau cùng rung động; sự gắn bó mặc nhiên, anh với em đã gắn bó như “một cặp vần”.

4

Chiều thu sương lạnh xuống dần chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc…đều tìm về nơi chốn của mình

Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn

Xao động tâm hồn, gợi nhắc thôi thúc kết đôi

5

Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm”; không gian chan hòa sắc thu, tình thu

Thu chiều hôm: lặng êm, ngơ ngẩn

Sự xui khiến đầy ma lực: “kết duyên”.

Trông cảnh chiều thu mà lòng “ngẩn ngơ” khiến: Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.

Trả lời:

- “Anh” và “em” đều là những tâm hồn giàu cảm xúc, xao xuyến, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên chiều thu

- Chiều thu hữu tình, mọi vật đều có lứa đôi khiến con người cũng mong muốn có đôi có lứa. Khi chiều buông lạnh, những sinh linh cô độc cũng khao khát tìm nơi chốn của mình.

=> Cảm xúc của anh/ em trước thiên nhiên chiều thu đều có vai trò dẫn dắt, kết nối duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Xác định chủ thể trữ tình trong bài Thơ duyên có hai dạng:

+ Chủ thể ẩn: không xuất hiện trực tiếp, người đọc chỉ cảm nhận được có một ai đó (chủ thể) đang quan sát và bộc lộ cảm xúc.

+ Chủ thể có danh xưng rõ ràng (anh)

=> Như vậy, hai chủ thể xuất hiện xen kẽ trong bài thơ, có lúc độc lập, có lúc hòa vào nhau.

Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

Trả lời:

- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.

- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.

- Có thể lấy đoạn thơ

“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu

La lả cành hoang nắng trở chiều

Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân”

+ Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu

+ Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa

+ Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.

+ Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác