Soạn bài (Nói và nghe trang 59) Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

Đề bài:

Thuyết trình về một trong những vấn đề sau (Có sử dụng kết hợp phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ):

+ Tầm quan trọng của động cơ học tập;

+ Ứng xử trên không gian mạng;

+ Quan niệm về lòng vị thay

+ Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...

Bước 1: Chuẩn bị nói

Bước chuẩn bị nói gồm: Xác định đề tài: Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói; Tìm ý và lập dàn ý; Luyện tập.

- Xác định đề tài

Bạn cần xác định rõ: Đề tài bài nói (trong trường hợp này chính là đề tài của bài viết).

- Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói

- Tìm ý, lập dàn ý

+ Tìm ý

Trong trường hợp này, ý tưởng và các thông tin, tài liệu chính đã được bạn xác định khi thực hiện bài viết. Bạn có thể sử dụng các ý tưởng, thông tin, tài liệu đã có sao cho việc nói có hiệu quả nhất. Tuy vậy, nói là trình bày giao tiếp trực tiếp với người nghe cụ thể trong không gian, thời gian xác định. Vì thế, bạn cần:

• Tìm những cách mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người nghe.

• Sử dụng công cụ hỗ trợ như: bản tóm tắt các ý chính, hình ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu,...

• Dự kiến trước một số điểm nghi vấn, băn khoăn, thắc mắc mà người nghe có thể nêu lên để tìm cách trả lời, giải đáp.

+ Lập dàn ý

Dàn ý của bài nói cơ bản cũng là dàn ý mà bạn đã chuẩn bị cho bài viết. Có thể chỉnh sửa lại dàn ý dùng cho phù hợp với bài nói của bạn.

- Luyện tập:

Bạn có thể luyện nói theo nhiều cách:

• Tập trình bày với bạn cùng nhóm.

• Thu hình, thu âm bài nói, sau đó xem lại, tự phân tích ưu, nhược điểm từng nội dung trình bày của mình để rút kinh nghiệm lần trình bày chính thức.

Bước 2: Trình bày bài nói

• Khi trình bày, có thể dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước. Có thể sử dụng những tờ giấy nhỏ để viết, ghi chú ngắn gọn, súc tích nội dung nói dưới dạng tù, cum tù,...

• Về trình tự, nên trình bày từ khái quát đến cụ thể; nêu các luận điểm, sau đó mới trình bày cụ thể từng luận điểm, nhằm giúp người nghe dễ dàng và chủ động hơn trong việc theo dõi phần trình bày.

• Những nội dung đã trình bày trong phần viết ở trên mang đặc điểm của ngôn ngữ viết. Vì vậy, khi chuyển thành bài nói, nên lựa chọn những từ ngữ thích hợp của ngôn ngữ nói và quen thuộc với người nghe, tránh dùng ngôn ngữ viết và đọc lại bài viết.

• Kết hợp sử dụng tranh ảnh, video clip, sơ đồ, số liệu, biểu bảng, điệu bộ sao cho phù hợp với nội dung bài nói.

• Để thuận lợi trong việc tương tác với người nghe, nên chọn vị trí đúng thuận lợi nhất, có thể di chuyển trong lúc trình bày để tiếp cận khán giả ở nhiều vị trí khác nhau. Chú ý trong tác bằng mắt, giọng điệu cần trình bày tự tin, nói rõ ràng, rành mạch, có cảm xúc.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

- Trao đổi

• Trong vai trò là người nói: Sau khi trình bày xong, hãy lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc ý kiến góp ý của các bạn về nội dung, hình thức bài trình bày giải thích và làm rõ những điều các bạn chưa rõ hoặc có ý kiến khác với mình. Những ý kiến chưa được phản hồi trực tiếp, nếu cần, bạn có thể tiếp tục trao đổi sau buổi trình bày thông qua một số phương tiện như thư điện tử, tin nhắn, mạng xã hội,...

• Trong vai trò là người nghe: Sau khi lắng nghe bài trình bày của bạn mình, bạn có thể nêu câu hỏi hoặc ý kiến góp ý cho bạn về nội dung, hình thức của bài trình bày. Cũng có thể yêu cầu bạn giải thích và làm rõ những điều mình chưa rõ hoặc có ý kiến khác với người trình bày. Dù trong vai người nói hay người nghe thì khi trao đổi, bạn cần tôn trọng các ý kiến khác biệt.

- Đánh giá

• Trong vai trò người nói, bạn hãy tự đánh giá phần trình bày của mình.

• Trong vai trò người nghe, bạn hãy đánh giá phần trình bày của người nói.

Trong cả hai vai trò ấy, khi đánh giá, bạn có thể sử dụng các gợi ý trong bảng sau đây:

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Bài nói tham khảo

Các bạn thân mến! Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.

Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.

Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác