Soạn bài Huyện Trìa xử án - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Huyện Trìa xử án trang 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Bạn biết gì về các con vật nghêu, sò, ốc, hến, hà, hàu, trìa,...? Bạn nghĩ thế nào khi tên các con vật này được dùng để đặt tên cho các nhân vật trong tác phẩm văn học?

Trả lời:

- Nghêu, sò, ốc, hến, hà, hàu, trìa,... là tên gọi của những con vật sống ở vùng ven biển.

- Em thấy cách đặt tên này rất thú vị, tạo được sự hấp dẫn cho người đọc

* Đọc văn bản:

1.Theo dõi: Chú ý nội dung tự giới thiệu trong lời xưng danh của nhân vật quan huyện ở đoạn này.

Trả lời:

- Nhân vật quan huyện trong lời tự xưng danh thể hiện sự tự đắc, tự mãn về bản thân.

2.Theo dõi: Chú ý mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời xưng danh của nhân vật này.

Trả lời:

- Mục đích xử kiện của Huyện Trìa qua lời danh xưng của nhân vật này: vì muốn được nhiều tiền của, vơ vét từ những ai đút lót càng nhiều càng được quan xử thắng, công lí trong mục đích xử kiện là đồng tiền.

3.Dự Đoán: Những điều Trùm Sò (kẻ mất trộm) khai báo ở đây, liệu có được Huyện Trìa và Đề Hầu chú ý đến khi xét xử không?

Trả lời:

- Theo em những điều Trùm Sò khai báo ở đây sẽ không được Huyện Trìa và Đê Hầu chú ý đến vì thái độ của Huyện Trìa và Đề Hầu rất thờ ơ, không quan tâm.

4.Theo dõi: Đoạn này Đề Hầu đang nói về ai, với ai?

Trả lời:

- Đoạn này Đề Hầu đang nói về Huyện Trìa và đây là lời Đề Hầu tự nói với mình

5.Suy luận: Lời phán quyết này của Huyện Trìa có dựa trên sự thật và có mang lại kết cục công bằng cho các bên: Vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến?

Trả lời:

- Lời phán quyết hoàn toàn dựa vào cảm tính của Huyện Trìa, dựa vào việc ông ta muốn bênh vực Thị Hến.

=> Điều này chỉ mang lại lợi ích cho Thị Hến còn vợ chồng Trùm Sò coi như không được gì

- Nguyên do là vì Huyện Trìa ham hư vinh dục vọng với Thị Hến.

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Vợ chồng trùm sò kiện thị Hến lên quan trên vì nghi ngờ ăn cắp đồ của gia đình mình. Tuy nhiên huyện Trìa quan xử án lại là tên quan mê tiền bạc, sắc đẹp, nên thị Hến đã thắng kiện.

Soạn bài Huyện Trìa xử án - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Xác định đặc điểm ngôn ngữ kịch trong văn bản Huyện trìa xử án bằng việc thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Nêu ví dụ về lời đối thoại, độc thoại, bằng thoại của nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu.

b. Cho biết nhân vật nào có số lượt lời nhiều nhất và giải thích lí do.

c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần.

d. Cho biết vì sao trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ lại được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ:

ĐỀ HẦU: (- Dạ! thưa quan bọn này)

...

HUYỆN TRÌA:

...

(Em) Phải năng lên hầu gần quan

(Thời) Ai dám nói vu oan gieo họa.

...

Trả lời:

a.

- Đối thoại:

Đề Hầu : Bắt tới chốn huyện nha,

Xin ngài ra xử đoán..

Huyện Trìa: Thôi ,đây đã biết

Lựa đó phải thưa..

- Độc thoại:

Đế Hầu : -Mụ đà nên tệ

Ông Huyện cũng xằng,

Phen này ông bày mặt thú lang

Huếch với mụ ắt râu trụi lủi

- Bàng thoại: Tri huyện Trìa là mỗ/nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/Hoa nguyệt hôm mai thong thả''

b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất

- Vì: Huyện Trìa là người cầm cân nảy mực, vừa ba hoa, vừa muốn làm ra vẻ công minh vừa muốn tán tỉnh, lấy lòng Thị Hến, lấn át Đê Hầu, dọa dẫm Trùm Sò,…Huyện Trìa nắm giữ, thích nói gì thì nói, miệng nhà quan có gang có thép,…tác giả dân gian muốn lật tẩu bản chất của y,…Đó có thể là lí do khiến tác giả để nhân vật này nói nhiều nhất, dài nhất.

c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần

''Nội hạt tiếng khen khen ta

Cầm đường ngày tháng vào ra/

Hoa nguyệt hôm mai thong thả''

Đây là gieo vần ''a''. Cách gieo vần đặc trưng trong thơ ca

d. Đây như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Chỉ ra mâu thuẫn giữa các nhân vật trước và trong phiên tòa. Phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, chuyển hóa mâu thuẫn đó.

Trả lời:

-Trước phiên tòa, các mâu thuẫn nảy sinh chồng chéo, liên quan đến vụ bắt giữ, kiện tụng:

+ Mâu thuẫn giữa trộm Ốc, Lữ Ngao với vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà

+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến

- Trong phiên tòa, các mâu thuẫn cũ tiếp tục phát triển:

+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến

+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đê Hầu

- Đồng thời nảy sinh thêm các mâu thuẫn mới

+ Mâu thuẫn Huyện Trìa với Đê Hầu

+ Mâu thuẫn Huyện Trìa với vợ chồng Trùm Sò.

- Nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn mới và trở thành mâu thuẫn chính trong các màn kịch là do Đê Hầu và Huyện Trìa đều mê nhan sắc Thị Hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho thị và xử ép Trùm Sò.

Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Từ lời xưng danh (bàng thoại) của Huyện Trìa và lời ông ta đối thoại với các nhân vật trong phiên tòa, nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

- Lời bàng thoại tự họa cho thấy chân dung của Huyện Trìa; một viên quan sâu mọt với nhiều thói xấu

- Lời độc thoại tự bộc lộ tính cách hách dịch, đố kị của Huyện Trìa trong quan hệ với thuộc cấp (Đê Hầu).

- Lời đối thoại, phán quyết phơi bày lối xưng hô thớ lợ, xử kiện thiên vị, bất minh với động cơ mờ ám của Huyện Trìa

=> Đây là viên quan mang nhiều thói hư tật xấu như háo sức, dại gái, sợ vợ, ham tiền, thích nhàn hạ hưởng thu,…

Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Bạn có nhận xét thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ kịch trong Huyện Trìa xử án?

Trả lời:

- Trong cả đoạn trích, tác giả đã bày tỏ sư mỉa mai, châm biếm đối với từng hân vật trong từng lời thoại.

- Ai cũng là có khuyết điểm, mưu tính, bày kế và có tham vọng.

Câu 5 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):Xác định đề tài và nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản Huyện Trìa xử án. Theo bạn, tích truyện của vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến được lấy từ đâu? Nêu một vài căn cứ giúp bạn nhận biết văn bản Huyện Trìa xử án (trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền miệng.

Trả lời:

- Đề tài: Những trò lố ở chốn huyện đường

- Cảm hứng chủ đạo: phê phán, chế giễu cung cách xử án tùy tiện, bất chấp sự thật của những kẻ đại diện cho chính quyền nông thôn như Huyện Trìa, Đê Hầu.

- Nguồn gốc tích truyện: Được xây dựng từ mô – típ truyện kể dân gian

- Phương thức sáng tác, lưu truyền: Truyền miệng, nên có các dị bản

Câu 6 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Từ lời phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than của Trùm Sò, lời tri ân của Thị Hến, bạn có nhận xét gì về kết quả của phiên tòa?

Trả lời:

Kết quả:

- Thị Hến được tha bổng trong khi Trùm Sò không lấy lại được của cải đã mất.

- Huyện Trìa xử án dựa vào tham mê, dục vọng với Thị Hến còn Trùm Sò chỉ biết than trời trong sự bất lực tuân theo phán quyết.

=> Đây là một kết quả không hề có sự công bằng, thể hiện sự vô lương tâm của viên quan.

Câu 7 (trang 124 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

- Đề tài, nội dung chính của văn bản

- Các kiểu nhân vật, những lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại

- Ý nghĩa, quan điểm được thể hiện trong văn bản

- Thể loại của văn bản.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác