Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam trang 82, 83, 84, 85, 86 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.
- Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam (hay nhất)
- Tóm tắt Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
- Bố cục Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
- Nội dung chính Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
- Tác giả tác phẩm: Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
* Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
Trả lời:
- Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
- Một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình. Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Khuê Văn Các (Hà Nôi). Đây là nơi thể hiện sự phát triển của giáo dục dân tộc.
Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
Trả lời:
- Em đã từng được xem qua và tìm hiểu về tranh Đông Hồ.
- Những kiến thức em biết về tranh Đông Hồ:
+ Một số bức tranh Đông Hồ: Lợn đàn, Vinh quy bái tổ, Đám cưới chuột,…
+ Loại giấy sử dụng để in tranh Đông Hồ là giấy điệp.
* Đọc văn bản:
1.Theo dõi: Đoạn văn in nghiêng này có vai trò như thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?
Trả lời:
- Đoạn văn in nghiêng đã khái quát lại những thông tin cơ bản về Tranh Đông Hồ sẽ được đề cập đến trong văn bản, giúp người đọc thuận tiện khi theo dõi.
2.Đọc lướt: Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?
Trả lời:
- Tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc: Màu xanh, màu vàng, màu đen, màu đỏ.
3.Theo dõi: Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ.
Trả lời:
4.Theo dõi: Đoạn cuối này có hé mở thêm một điều gì đó trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?
Trả lời:
- Qua nội dung đoạn cuối của văn bản đã thể hiện niềm tin và những hi vọng của tác giả về sự phát triển của tranh Đông Hồ, đồng thời cũng thể hiện sự trân trọng của tác giả với những người nghệ nhân không vì bất cứ điều gì mà thay đổi nhiệt huyết với nghề mình đã chọn.
* Sau khi đọc:
Nội dung chính: Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, sự hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.
Trả lời:
Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.
Trả lời:
- Đề tài của văn bản trên: Giá trị văn hóa của tranh Đông Hồ
- Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản:
+ Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ...in tranh Đông Hồ” (mục 2).
+ Miêu tả quá trình in tranh “Khi in, người làm tranh…Tranh bao nhiêu màu, in bấy nhiêu lần”.
+ Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.
=> Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp cho đoạn văn trở nên sinh động hơn, dễ dàng biểu đạt các nội dung của văn bản. Qua đó, thể hiện được cảm xúc, tình cảm của tác giả với nghệ thuật này.
Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?
Trả lời:
- Thông tin mục 1, 2 và 3 bổ sung ý nghĩa cho nhau, mỗi mục cho thấy một nét “tinh hoa”, cả ba mục góp phần làm rõ giá trị văn hóa của tranh Đông Hồ.
Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?
Trả lời:
- Nhan đề, đề mục: giúp chia rõ từng phần của văn bản, thể hiện được là phần này của văn bản đang nói đến điều gì, nói về ai. Giúp người đọc dễ dàng theo dõi và hiểu được các nội dung của văn bản.
Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
Trả lời:
- Mục đích: Giới thiệu về tranh dân gian Đông Hồ
- Quan điểm của người viết: Đây là một di sản văn hóa truyền thống mang nhiều giá trị, cần phải tập trung phát huy và xây dựng vẻ đẹp này
- Tôi rất đồng tình với quan điểm này của người viết vì nó thể hiện sự tích cực, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân gian tranh Đồng Hồ.
Câu 6 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.
Trả lời:
- Một số di sản văn hóa ở địa phương:Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, Thành Nhà Hồ, Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Suy nghĩ về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đó:
+ Cần tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản đó
+ Giới thiệu với bạn bè về di sản văn hóa đó
+ Xây dựng niềm tự hào, yêu mến các di sản đó.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
Nghe và nắm bắt nội dung trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST