Bộ câu hỏi trắc nghiệm Văn 8 chương trình mới (có đáp án)
Tuyển tập Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 Học kì 1, Học kì 2 mới nhất có đáp án chương trình sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao môn Ngữ Văn 8.
Lưu trữ: Trắc nghiệm Văn 8 (sách cũ)
Câu hỏi trắc nghiệm Tôi đi học
Vài nét về tác giả Thanh Tịnh
Câu 1. Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?
A. Ven sông Hương, thành phố Huế
B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội
C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)
D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ
Trả lời:
Thanh Tịnh quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2. Đâu là năm sinh năm mất của Thanh Tịnh?
A. 1911 – 1988
B. 1930 – 1980
C. 1935 – 1985
D. 1940 – 1990
Trả lời:
Thanh Tịnh sinh 1911 – 1988
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3. Tên khai sinh của Thanh Tịnh là?
A. Trần Văn Ninh
B. Hứa Vĩnh Sước
C. Nam Cao
D. Nguyễn Tuân
Trả lời:
Thanh Tịnh tên khai sinh là Trần Văn Ninh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4. Ngoài viết văn, làm thơ, Thanh Tịnh còn làm gì?
A. Buôn bán
B. Làm nông nghiệp
C. Dạy học
D. Tất cả các nghề trên
Trả lời:
Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5. Thanh Tịnh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm bao
nhiêu?
A. 2005
B. 2006
C. 2007
D. 2008
Trả lời:
Thanh Tịnh được tặng giải thưởng năm 2007
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6. Phong cách văn chương của Thanh Tịnh là gì?
A. Ông thường viết những trang văn hào hùng, tràn đầy nhiệt huyết.
B. Văn chương của ông đậm chất chính luận, sử thi hào hùng.
C. Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Trả lời:
Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7. Đâu không phải là sáng tác của Thanh Tịnh?
A. Hận chiến trường
B. Máu và hoa
C. Quê mẹ
D. Ngậm ngải tìm trầm
Trả lời:
Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm
ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…
Đáp án cần chọn là: B
Tìm hiểu chung về tác phẩm Tôi đi học
Câu 1. “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Truyện ngắn trữ tình
C. Tiểu thuyết
D. Tuỳ bút
Trả lời:
“Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại truyện ngắn trữ tình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2. “Tôi đi học” xuất xứ từ tập truyện nào?
A. Hận chiến trường
B. Máu và hoa
C. Quê mẹ
D. Ngậm ngải tìm trầm
Trả lời:
“Tôi đi học” xuất xứ từ tập truyện Quê mẹ
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3. Tình huống truyện của văn bản “Tôi đi học” là gì?
A. Ngày đầu tiên đi học của cậu bé
B. Cậu bé khóc khi bước vào lớp
C. Mẹ cậu bé âu yếm dẫn cậu tới trường
D. Thầy giáo chào đón các học sinh mới tới lớp
Trả lời:
“Tôi đi học” xoay quanh tình huống ngày đầu tiên đi học của cậu bé.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4. Truyện được diễn biến theo trình tự nào?
A. Từ quá khứ đến hiện tại
B. Từ hiện tại nhớ về quá khứ
C. Quá khứ và hiện tại song song
D. Không theo trình tự nào cả
Trả lời:
Truyện được diễn biến theo trình tự từ một người trưởng thành của hiện tại
nhớ về quá khứ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5. Các phương thức biểu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Kết hợp cả A, B, C.
Trả lời:
Văn bản tự sự này kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như miêu tả và biểu cảm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6. Nhân vật chính trong văn bản "Tôi đi học” là ai?
A. Người mẹ
B. Người thầy giáo
C. Ông đốc
D. Nhân vật “tôi”
Trả lời:
Tác phẩm xoay quanh nhân vật “tôi”
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7. Nhận định nào sau đây nói đúng về chủ đề tác phẩm Tôi đi học?
A. Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến
trường đầu tiên.
B. Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi ở buổi đến trường đầu tiên
C. Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ và ông
đốc,… đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.
D. Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng, hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày
khai trường đầu tiên.
Trả lời:
Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi
đến trường đầu tiên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8. Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở phương diện
nào?
A. Lời nói
B. Tâm trạng
C. Ngoại hình
D. Cử chỉ
Trả lời:
Nhân vật chính trong tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở phương diện tâm
trạng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn"Tôi đi học"?
A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Trả lời:
Truyện có nhiều nghệ thuật đặc sắc, nổi bật với bố cục theo dòng hồi tưởng,cảm nghĩ của nhân vật "tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường; Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10. Sức cuốn hút của tác phẩm "Tôi đi học" là:
A. Bản thân tình huống truyện.
B. Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến
trường.
C. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
D. Cả A, B, C.
Trả lời:
"Tôi đi học" cuốn hút bởi nhiều nghệ thuật.
Đáp án cần chọn là: D
Phân tích chi tiết tác phẩm Tôi đi học
Câu 1. Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình?
A. Âm thanh tiếng trống vang lên từ ngôi trường làng.
B. Không khí náo nhiệt trên đường phố của những ngày đầu năm học.
C. Hình ảnh thiên nhiên giao mùa và những em bé ngày đầu đến trường.
D. Tất cả các phương án trên.
Trả lời:
Hình ảnh thiên nhiên giao mùa và những em bé ngày đầu đến trường đã khiến nhân vật “tôi” nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2. Câu văn “Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.” sử dụng phép tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Trả lời:
Chú ý từ “như” thường dùng để so sánh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3. Những người lớn trong truyện đã có thái độ thế nào với các em học sinh?
A. Hiền từ, bao dung
B. Vui vẻ, hồn hậu
C. Âu yếm, yêu thương
D. Tất cả các phương án trên
Trả lời:
Những người lớn trong truyện bao gồn mẹ của cậu bé thì âu yếm, yêu thương; thầy giáo vui vẻ, hồn hậu; ông đốc hiền từ, bao dung.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4. Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?
A. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
B. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.
C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.
D. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Trả lời:
Câu D là câu không sử dụng biện pháp so sánh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5. Câu văn "Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?
A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.
B. Cậu bé chưa tập trung vào việc.
C. Cậu bé quá hồi hộp.
D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.
Trả lời:
Cậu bé quá hồi hộp nên không cầm nổi sách vở trên tay.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6. Đọc đoạn văn sau:
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ"
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Điệp ngữ.
D. Ẩn dụ.
Trả lời:
Biện pháp tu từ so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7. Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?
"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi... Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".
A. Rất vui vẻ.
B. Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.
C. Rất hiền hậu.
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Trả lời:
Câu văn trên thể hiện nhiều phẩm chất của ông đốc và thầy giáo trẻ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8. Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?
A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".
B. "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".
C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".
Trả lời:
Câu A nói về cảm xúc về trường của những ngày trước chứ không nói về bây giờ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9. Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy
cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?
A. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” ngay trong ngày đến trường đầu tiên.
B. Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “tôi” về ngày đến trường đầu tiên.
C. Cho người đọc thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.
D. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.
Trả lời:
Câu văn trên cho người đọc thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10. Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn:
"Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?
A. Sự âu yếm của mẹ hiền.
B. Sự săn sóc của mẹ hiền.
C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với
con thơ.
D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.
Trả lời:
Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn trên nói lên tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11. Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng, rung động và thấm thía của truyện "Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm.
B. Tự sự.
C. Thuyết minh.
D. Miêu tả.
Trả lời:
Chất thơ trong bài là những cảm xúc lay động lòng người đọc
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12. Yếu tố nào góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm?
A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
B. Có sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức tạo lập văn bản
C. Tình huống truyện chứa đựng chất thơ kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Trả lời:
Hiểu chất thơ là gì từ đó lựa chọn đáp án phù hợp
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13. Hình ảnh xuất hiện của những người lớn trong truyện Tôi đi học nhằm gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?
A. Trẻ em luôn xứng đáng được yêu thương và đón nhận những điều tốt đẹp.
B. Sự học là vất vả và gian nan.
C. Trẻ em là mầm non, có trách nhiệm gánh vác sự nghiệp đất nước sau này.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Trả lời:
Hình ảnh xuất hiện của những người lớn trong truyện đều mang tình yêu thương cho trẻ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14. Từ văn bản, có thể thấy lĩnh vực nào là sự lựa chọn tốt nhất mà chúng ta có thể dành cho trẻ em?
A. Đồ chơi
B. Giáo dục
C. Chế độ dinh dưỡng
D. Tất cả các phương án trên
Trả lời:
Lĩnh vực có thể giúp trẻ em phát triển tốt nhất là giáo dục
Đáp án cần chọn là: B
Câu hỏi trắc nghiệm Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Câu 1. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Các từ: học sinh, sinh viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở, bút, thước, mực, phấn, bảng, lớp học, cờ, trống, bác bảo vệ đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ NHÀ TRƯỜNG. Đúng hay sai?
Trả lời: Các từ trên đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ NHÀ TRƯỜNG.
Câu 2. Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ
khác.
Trả lời: Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Đáp án cần chọn: D
Câu 3. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ
khác.
B. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
C. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác.
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Trả lời: Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa cuả một từ ngữ khác.
Đáp án cần chọn: A
Câu 4. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, và không thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác, đúng hay sai?
Trả lời: Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
Câu 5. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?
A. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.
B. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.
C. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô, tàu điện
D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.
Trả lời: từ “vũ đạo” trong câu D có nghĩa hẹp hơn và không đồng đẳng với các từ âm nhạc, văn học, điện ảnh, hội họa.
Đáp án cần chọn: D
Câu 6. Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối
B. Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường
C. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc
D. Canh, nem, rau xào, cá rán.
Trả lời: Trong câu C, từ “y phục” có nghĩa bao quát các từ còn lại.
Đáp án cần chọn: C
Câu 7. Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:
A. Luôn luôn thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.
B. Không thể thay thế được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.
C. Có thể thay được mà cũng có thể không thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.
D. Tất cả các ý B, C đều đúng.
Trả lời: Tùy vào từng trường hợp mà có thể thay thế được hoặc không.
Đáp án cần chọn: C
Câu 8. Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau?
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ".
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
A. Cảm giác.
B. Hình dáng.
C. Đặc điểm.
D. Tính chất.
Trả lời: Các từ in đậm trên nói về cảm xúc của cậu bé lần đầu đến trường.
Đáp án cần chọn: A
Câu 9. Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?
A. Phổ quát
B. Bao quát
C. Phổ biến
D. Tổng quát
Trả lời: Từ “bao quát” cũng có nghĩa là bao hàm, chứa đựng giống như từ “khái quát”.
Đáp án cần chọn: B
Câu 10. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ?
A. Con người.
B. Tính cách.
C. Nghề nghiệp.
D. Môn học.
Trả lời: Các từ đã cho đều nói về những nghề nghiệp, công việc trong xã hội.
Đáp án cần chọn: C
Câu 11. Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại?
A. Giằng co
B. Đu đẩy
C. Sấn sổ
D. Hành động
Trả lời: Những từ trên đề nói về hành động của sự vật.
Đáp án cần chọn: D
Câu hỏi trắc nghiệm Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Câu 1. Điền từ còn thiếu
Chủ đề là (…) và (…) mà văn bản biểu đạt.
A. Luận điểm lớn và từ ngữ
B. Đối tượng và vấn đề chính
C. Câu chủ đề và từ ngữ lặp lại
D. Tất cả các phương án trên đều sai
Trả lời: Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Đáp án cần chọn: B
Câu 2. Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
A. Câu kết thúc của văn bản.
B. Các ý lớn của văn bản.
C. Câu mở đầu của mỗi đoạn trong văn bản.
D. Tất cả các yếu tố của văn bản.
Trả lời: Tất cả các yếu tố của văn bản mới làm rõ được chủ đề của toàn văn bản.
Đáp án cần chọn: D
Câu 3. Có các phương tiện chủ yếu nào để thể hiện sự liên kết giữa các đoạn văn?
A. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết
B. Dùng câu nối
C. Dùng các quan hệ từ
D. Câu A và B đúng
Trả lời: Phương tiện để liên kết giữa các đoạn văn là các từ ngữ liên kết và câu nối.
Đáp án cần chọn: D
Câu 4. Đọc hai đoạn văn sau và trả lời:
(1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
(2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?
A. Khâu tìm hiểu
B. Khâu cảm thụ
C. Khâu hoàn thiện bài viết
D. Câu A và B đúng
Trả lời: Đoạn trên liệt kê khâu tìm hiểu, đoạn dưới liệt kê khâu cảm thụ văn học.
Đáp án cần chọn: D
Câu 5. Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
(2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là gì?
A. Từ “sau”
B. Từ “bắt đầu”, “sau”
C. Từ “bắt đầu”, “sau”, “thế là”
D. Cả A, B, C đều sai
Trả lời: Từ “bắt đầu”, “sau” là các từ liên kết của hai đoạn văn.
Đáp án cần chọn: B
Câu 6. Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 6 - 8:
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Giữa hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa như thế nào?
A. Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là đoạn có ý nghĩa cụ thể và đoạn có ý nghĩa tổng kết khái quát.
B. Đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên có mối liên kết về mặt ý nghĩa thời gian.
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Trả lời: Đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên có mối liên kết về mặt ý nghĩa thời gian. Đoạn trên nói về “trước đó”, đoạn dưới nói về hiện tại.
Đáp án cần chọn: B
Câu 7. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Với cụm từ "trước đó mấy hôm"; đặt ở đầu hai đoạn văn giúp chúng liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.
Trả lời: Với cụm từ "trước đó mấy hôm"; đặt ở đầu hai đoạn văn giúp chúng liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.
Câu 8. Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau:
“Không dừng lại ở việc hủy hoại bản thân người mắc tệ nạn xã hội, thảm họa này còn gây nguy hại đến những người xung quanh. Có những gia đình con giết cha mẹ chỉ vì không xin được tiền mua ma tuý. Lại có những người cha, người mẹ già nua còm cõi đi thăm con đang nằm tù. Biết bao đau xót, biết bao bi thương. Và cũng từ đây, tệ nạn xã hội kìm hãm sự phát triển của đất nước vì đã làm thui chột đi những thế hệ người rường cột; phá hủy những tế bào xã hội vô cùng quan trọng.
[...] biết bao tác hại mà tệ nạn xã hội đã đang và sẽ gây ra, tuổi trẻ hôm nay cần nâng cao tinh thần: Hãy tránh xa tệ nạn xã hội.”
A. Và
B. Hơn nữa
C. Với
D. Mặt khác
Trả lời: Với biết bao tác hại mà tệ nạn xã hội đã đang và sẽ gây ra, tuổi trẻ hôm nay cần nâng cao tinh thần: Hãy tránh xa tệ nạn xã hội.
Đáp án cần chọn: C
Câu 9. Từ liên kết còn thiếu ở dấu [...] cần mang ý nghĩa liên kết về nội dung như thế nào?
A. Nối tiếp
B. Bổ sung
C. Câu chủ đề và từ ngữ lặp lại
D. Nguyên nhân – kết quả
Trả lời: Từ “với” có ý nghĩa nối tiếp với nội dung.
Đáp án cần chọn: A
Câu hỏi trắc nghiệm Trong lòng mẹ
Vài nét về tác giả Nguyên Hồng
Câu 1. Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là gì?
A. Nguyễn Nguyên Hồng
B. Nguyễn Hồng.
C. Hồng Nguyên
D. Nguyên Hồng
Trả lời: Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng
Đáp án cần chọn: A
Câu 2. Quê hương của Nguyên Hồng là ở đâu?
A. Hải Phòng
B. Thanh Hóa
C. Nam Định
D. Ninh Bình
Trả lời: Nguyên Hồng quê ở Nam Định.
Đáp án cần chọn: C
Câu 3. Đâu là năm sinh năm mất của Nguyên Hồng?
A. 1911 – 1988
B. 1918 – 1982
C. 1935 – 1985
D. 1940 – 1990
Trả lời: Nguyên Hồng sinh 1918 – 1982
Đáp án cần chọn: B
Câu 4. Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở thời kì nào?
A. Sau Cách mạng tháng Tám
B. Trước Cách mạng tháng Tám
C. Sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám
D. Sáng tác trong thời gian từ năm 1918 – 1982.
Trả lời: Ông sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám
Đáp án cần chọn: C
Câu 5. Tuổi thơ của Nguyên Hồng trôi qua như thế nào?
A. Sung sướng và đủ đầy
B. Tràn ngập tình yêu thương
C. Bất hạnh
D. Tất cả các phương án trên
Trả lời: Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh.
Đáp án cần chọn: C
Câu 6. Những thể loại mà Nguyên Hồng sáng tác là gì?
A. Sử thi, tiểu thuyết, kí, thơ.
B. Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ.
C. Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, kịch.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Trả lời: Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ.
Đáp án cần chọn: B
Câu 7. Đâu không phải là sáng tác của Nguyên Hồng?
A. Hận chiến trường
B. Bỉ vỏ
C. Những ngày thơ ấu
D. Cửa biển
Trả lời: Các tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí,1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).
Đáp án cần chọn: A
Câu 8. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Tác phẩm Những ngày thơ ấu là hồi ức về tuổi thơ của tác giả, đúng hay sai?
Trả lời: Tác phẩm Những ngày thơ ấu là hồi ức về tuổi thơ của tác giả, đúng hay sai?
Câu 9. Nguyên Hồng thường sáng tác về đối tượng nào?
A. Người chiến sĩ anh hùng
B. Những lớp người dưới đáy xã hội
C. Tầng lớp quý tộc
D. Tất cả các phương án trên đều sai
Trả lời: Đối tượng sáng tác: những con người nhỏ bé, những lớp người dưới đáy của xã hội thành thị.
Đáp án cần chọn: B
Câu 10. Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu gì?
A. Nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy
B.Nhà văn tài năng
C. Nhà văn của phụ nữ và trẻ em
D. Nhà văn cống hiến
Trả lời: Được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu “Nhà văn của phụ nữ và trẻ em”.
Đáp án cần chọn: C
Câu 11. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào?
A. 1996
B. 1998
C. 2000
D. 2002
Trả lời: Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Đáp án cần chọn: A
Tìm hiểu chung về tác phẩm Trong lòng mẹ
Câu 1. “Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?
A. Hận chiến trường
B. Máu và hoa
C. Những ngày thơ ấu
D. Ngậm ngải tìm trầm
Trả lời: “Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện Những ngày thơ ấu
Đáp án cần chọn: C
Câu 2. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?
A. Chương IV
B. Chương V
C. Chương VI
D. Chương X
Trả lời: “Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của tập truyện Những ngày thơ ấu
Đáp án cần chọn: A
Câu 3. “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Hồi kí
C. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
Trả lời: Những ngày thơ ấu được viết theo thể hồi kí
Đáp án cần chọn: B
Câu 4. Văn bản: “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
A. Tự sự
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm
D. cả 3 đáp án đều đúng
Trả lời: cả 3 đáp án đều đúng
Đáp án cần chọn: D
Câu 5. Nhan đề “Trong lòng mẹ” nói lên ý nghĩa gì?
A. Hồng được ngồi trong lòng mẹ.
B. Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ.
C. Khao khát được sống trong tình yêu thương.
D. Cả A, B, C đều đúng
Trả lời:
- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
- Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.
- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.
Đáp án cần chọn: D
Câu 6. Tình huống truyện của văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?
A. Cậu bé Hồng chạy theo mẹ và cùng mẹ trở về nhà.
B. Cậu bé Hồng bất hạnh, sống trong sự tàn nhẫn của họ hàng và sau đó được hạnh phúc khi gặp lại mẹ.
C. Mẹ cậu bé âu yếm dẫn bé Hồng về nhà.
D. Người cô dùng những lời lẽ cay nghiệt để nói chuyện với bé Hồng.
Trả lời: “Tôi đi học” xoay quanh tình huống cậu bé Hồng gặp lại mẹ.
Đáp án cần chọn: B
Câu 7. Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?
A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến
B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.
C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ về
tương lai.
D. Cả A, B, C đều đúng
Trả lời: Hồi kí là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến.
Đáp án cần chọn: A
Câu 8. Cảm xúc bao trùm lên đoạn trích “Trong lòng mẹ” là gì?
A. Những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B. Những tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
C. Những tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ.
D. Những nỗi đau bị sỉ nhục và tình yêu mẹ của chú bé Hồng.
Trả lời: “Trong lòng mẹ” là nỗi đau bị sỉ nhục, nỗi buồn cô đơn và lòng thương nhớ mẹ, kính yêu mẹ của một đứa bé mồ côi bố sau một thời gian dài xa cách mẹ rồi được gặp lại mẹ.
Đáp án cần chọn: D
Câu 9. Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát
B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm
C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình
D. Cả A, B, C đều đúng
Trả lời: Cậu bé Hồng là chú bé bất hạnh, dễ xúc động, đồng thời cũng là cậu bé nhân hậu và yêu thương mẹ vô bờ.
Đáp án cần chọn: D
Câu 10. Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
A. Giàu chất trữ tình
B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm
D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo
Trả lời: “Trong lòng mẹ” không sử dụng nghệ thuật châm biếm.
Đáp án cần chọn: C
Phân tích chi tiết tác phẩm Trong lòng mẹ
Câu 1. Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh như thế nào?
A. Bất hạnh, đáng thương
B. Sung sướng, đủ đầy
C. Được nâng niu, chiều chuộng
D. Tất cả các phương án trên
Trả lời: Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh đáng thương.
Đáp án cần chọn: A
Câu 2. Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào?
A. Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc.
B. Là người địa diện cho những thành kiến phi nhân đạo.
C. Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay.
D. Gồm A và B
Trả lời: Nhân vật bà cô là người phụ nữ xấu xa và mang suy nghĩ nặng nề của những thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo.
Đáp án cần chọn: D
Câu 3. Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng thế nào?
A. Bối rối, hạnh phúc
B.Đau khổ, xúc động
C. Buồn bã, trầm ngâm
D. Niềm nở nhưng lo âu
Trả lời: Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng là bối rối, sau đó vui mừng và hạnh phúc.
Đáp án cần chọn: A
Câu 4. Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?
“Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.”
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Trả lời: Đoạn văn trên miêu tả rõ nét ngoại hình của người mẹ.
Đáp án cần chọn: C
Câu 5. Nhận định nào nói đúng nhất ý của câu văn:
"Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.'
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
A. Nhà văn so sánh người cô với những cổ tục lạc hậu
B. Thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến
C. Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô
D. Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô
Trả lời: Câu văn thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến.
Đáp án cần chọn: B
Câu 6. Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?
A. Người cô cười như diễn viên.
B. Người cô thích khôi hài.
C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực.
D. Người cô diễn kịch.
Trả lời: Từ "kịch" thể hiện người cô cố che che giấu tâm trạng thực.
Đáp án cần chọn: C
Câu 7. Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn:
"Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."?
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.
B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.
C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.
D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
Trả lời: Tâm trạng thể hiện cậu bé Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.
Đáp án cần chọn: D
Câu 8. Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?
A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con.
B. Là người có tình với gia đình nhà chồng.
C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.
D. Là người hành động theo bản năng.
Trả lời: Trả lời: Hành động thể hiện người mẹ là người có trách nhiệm với chồng, với con.
Đáp án cần chọn: A
Câu 9. Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?
A. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
B. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.
C. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
D. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.
Trả lời: Cảm xúc ấy nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.
Đáp án cần chọn: D
Câu 10. Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?
A. "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".
B. "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".
C. "Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc'.
D. "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".
Trả lời: Câu B không nói về vẻ đẹp của người mẹ.
Đáp án cần chọn: B
Câu 11. Trong tác phẩm"Trong lòng mẹ", nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?
A. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô
B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.
C. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.
D. Cả B, C đều đúng
Trả lời: Nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô, tác giả thương người mẹ và nghĩ đến cảnh ngộ tội nghiệp của đứa trẻ.
Đáp án cần chọn: D
....................................
....................................
....................................
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 8 siêu ngắn
- Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm Văn 8
- Tài liệu Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 8
- Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 có đáp án
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều