26 câu trắc nghiệm Nước Đại Việt ta (có đáp án)

Với 26 câu hỏi trắc nghiệm Nước Đại Việt ta môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Vài nét về tác giả Nguyễn Trãi

Câu 1. Đâu là năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi?

A. 971 - 1025

B. 972 - 1026

C. 1380 - 1442

D. 1231 - 1300

Trả lời: Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

Đáp án cần chọn: C

Câu 2. Nguyễn Trãi có biệt hiệu là?

A. Ức Trai

B. Thuận Thiên

C. Bắc Bình Vương

D. Hưng Đạo Đại Vương

Trả lời: Nguyễn Trãi còn có biệt hiệu là Ức Trai

Đáp án cần chọn: A

Câu 3. Địa danh nào là quê hương của Nguyễn Trãi?

A. Hải Phòng

B. Hải Dương

C. Bắc Ninh

D. Nam Định

Trả lời: Nguyễn Trãi quê gốc ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương

Đáp án cần chọn: B

Câu 4. Nguyễn Trãi sinh ra trong gia đình thế nào?

A. Quan lại sa sút

B. Nông dân nghèo

C. Có truyền thống yêu nước

D. Đại quý tộc

Trả lời: Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học

Đáp án cần chọn: C

Câu 5. Nguyễn Trãi đã giúp vua Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa nổi tiếng nào?

A. Lam Sơn

B. Yên Bái

C. Yên Thế

D. Hương Khê

Trả lời: Nợ nước, thù nhà, nhà văn đã theo Lê Lợi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Đáp án cần chọn: A

Câu 6. Nguyễn Trãi chịu oan trong vụ án nào?

A. Lệ Hoa Viên

B. Lệ Hương Viên

C. Lệ Mơ Viên

D. Lệ Chi Viên

Trả lời: 1442 án oan Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi đã bị tru di tam tộc, đến hơn 20 năm sau mới được Lê Thánh Tông minh oan.

Đáp án cần chọn: D

Câu 7. Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Trãi?

A. Quân Trung từ mệnh tập,

B. Bình Ngô Đại Cáo

C. Bàn về phép học

D. Chí Linh sơn phú

Trả lời: Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục,...

Đáp án cần chọn: C

Câu 8. Đâu không phải là tư tưởng chủ đạo trong các sáng tác của Nguyễn Trãi?

A. Nhân nghĩa

B. Đề cao cái tôi

C. Yêu nước 

D. Thương dân

Trả lời: Đề cao cái tôi không có trong tư tưởng sáng tác của ông.

Đáp án cần chọn: B

Câu 9. Đâu là nhận xét đúng nhất về con người Nguyễn Trãi?

A. Là vị lãnh đạo anh minh tài ba của dân tộc

B. Là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.

C. Là người yêu nước thương dân, có nhiều cống hiến 

D. Là vị quan liêm minh, chính trực 

Trả lời: Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới. Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc nhất trong lịch sử chế dộ phong kiến Việt Nam.

Đáp án cần chọn: B

Tìm hiểu chung về tác phẩm Nước Đại Việt ta

Câu 1. Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào ?

A. 1426  

B. 1429

C. 1430

D. 1428

Trả lời: Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm 1428

Đáp án cần chọn: D

Câu 2. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo ?

A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.

B. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.

C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.

D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.

Trả lời: Bình Ngô đại cáo (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh

Đáp án cần chọn: B

Câu 3. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Trả lời: Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam

Câu 4. Tác phẩm nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?

A. Bình Ngô đại cáo

B. Sông núi nước Nam

C. Tuyên ngôn độc lập

D. Chiếu dời đô

Trả lời: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

Đáp án cần chọn: B

Câu 5. Bình Ngô đại cáo được sáng tác theo thể văn nào ?

A. Văn vần

B. Văn xuôi  

C. Văn biền ngẫu

D. Cả A, B , C đều sai

Trả lời: Bình Ngô đại cáo được sáng tác theo thể văn biền ngẫu

Đáp án cần chọn: C

Câu 6. Dòng nào sau đây nói đúng nhất chức năng của thể cáo ?

A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.

B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc làm lớn để mọi người cùng biết.

C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.

D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.

Trả lời: Thể loại cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết.

Đáp án cần chọn: B

Câu 7. Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?

A. Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.

B. Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

C. Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

D. Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.

Trả lời: Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô là bản dịch sát nhất

Đáp án cần chọn: A

Câu 8. Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Trả lời: Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận

Đáp án cần chọn: A

Câu 9. Nội dung chủ yếu của Nước Đại Việt ta là ?

A. Tuyên bố chủ quyền của nước ta

B. Khẳng định kết cục của kẻ thất bại

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Trả lời: Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm phạm là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

Đáp án cần chọn: C

Phân tích chi tiết tác phẩm Nước Đại Việt ta

Câu 1. Tác phẩm đề cao tư tưởng gì?

A. Trung quân

B. Ái quốc

C. Nhân nghĩa 

D. Tất cả các phương án trên 

Trả lời: Tác phẩm đề cao tư tưởng nhân nghĩa

Đáp án cần chọn: C

Câu 2. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bình Ngô đại cáo được coi là áng hùng văn muôn thuở bậc nhất của văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Đúng hay sai ?

Trả lời: Nhận định trên hoàn toàn đúng

Câu 3. Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Bình Ngô đại cáo?

A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.

B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.

C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.

D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.

Trả lời: Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.

Đáp án cần chọn: B

Câu 4. Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ?

A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.

B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.

C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.

D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.

Trả lời:

Lời thơ khẳng định chân lí về sự độc lập của dân tộc thông qua việc chứng minh đất nước ta là một đất nước có:

- Có nền văn hiến riêng

- Có lãnh thổ riêng

- Có phong tục riêng

- Có lịch sử riêng

- Có chế độ, chủ quyền riêng

Đáp án cần chọn: B

Câu 5. Tác phẩm nào trước đó cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta ?

A. Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải

B. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

C. Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt

D. Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

Trả lời: Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt

Đáp án cần chọn: C

Câu 6. Tác giả Nguyễn Trãi so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điều gì?

A. Xem thường người phương Bắc  

B. Khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ     

C. Khẳng định nước ta có nhiều hào kiệt

D. Khiêu chiến với người phương Bắc

Trả lời: Tác giả so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc nhằm khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ

Đáp án cần chọn: B

Câu 7. Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩa của từ “hào kiệt” ?

A. Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.

B. Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác.

C. Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn.

D. Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước.

Trả lời: Hào kiệt là người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.

Đáp án cần chọn: A

Câu 8. Việc tác giả đưa ra những thất bại của kẻ thù ở cuối đoạn thơ trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điêu gì?

A. Công lý của cuộc đời

B. Sức mạnh của nước Nam

C. Tinh thần của dân tộc

D. Tất cả các đáp án trên

Trả lời: Việc tác giả đưa ra những thất bại của kẻ thù ở cuối đoạn thơ nhằm khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc

Đáp án cần chọn: D

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học