27 câu trắc nghiệm Đập đá ở Côn Lôn (có đáp án)
Với 27 câu hỏi trắc nghiệm Đập đá ở Côn Lôn môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.
Vài nét về tác giả Phan Châu Trinh
Câu 1. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Phan Châu Trinh cùng quê với Phan Bội Châu, đúng hay sai?
Trả lời: Phan Châu Trinh sinh ra ở Quảng Nam.
Câu 2. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Phan Châu Trinh sống cùng thời với Phan Bội Châu, đúng hay sai
Trả lời: Phan Châu Trinh sống cùng thời với Phan Bội Châu.
Câu 3. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Phan Châu Trinh là nhà yêu nước và cách mạng lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX, đúng hay sai?
Trả lời: Phan Châu Trinh là nhà yêu nước và cách mạng lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX
Câu 4. Phan Châu Trinh bị tù đày ở Côn Đảo bao nhiêu năm?
A. 1 năm
B. 2 năm
C. 3 năm
D. 4 năm
Trả lời: Năm 1908, ông bị bắt tù đày ở Côn Đảo 3 năm.
Đáp án cần chọn: C
Câu 5. Phan Châu Trinh mất khi nào?
A. Khi đất nước đã được độc lập
B. Khi con đường giải phóng dân tộccủa ông chưa hoàn thành
C. Khi ông đã theo đuổi thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc
D. Đáp án A và C
Trả lời: 24/3/1926, mất do ốm nặng (ông mất khi con đường giải phóng dân tộc mà ông theo đuổi vẫn còn chưa hoàn thành).
Đáp án cần chọn: B
Câu 6. Phan Châu Trinh sống trong thời đại như thế nào?
A. Đất nước phát triển văn hóa
B. Đất nước phát triển phồn thịnh
C. Đất nước biến động, khủng hoảng
D. Đất nước thay đổi về chính trị
Trả lời: Phan Châu Trinh sống trong thời đại đất nước biến động, khủng hoảng
Đáp án cần chọn: C
Câu 7. Phan Châu Trinh sáng tác văn chương bằng ngôn ngữ nào?
A. Chữ Nôm
B. Chữ Hán
C. Chữ Quốc ngữ
D. Tất cả các ngôn ngữ trên
Trả lời: Sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng bằng chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
Đáp án cần chọn: D
Câu 8. Đâu không phải là sáng tác của Phan Châu Trinh?
A. Đầu Pháp chính phủ thư
B. Thất điều trần
C. Hải ngoại huyết thư
D. Đạo đức và luân lí Đông Tây
Trả lời: Hải ngoại huyết thư là sáng tác của Phan Châu Trinh.
Đáp án cần chọn: C
Câu 9. Đâu không phải là phong cách sáng tác của Phan Châu Trinh?
A. Lập luận đanh thép
B. Văn chính luận hùng biện
C. Thoát ly hiện thực
D. Thấm nhuần tư tưởng yêu nước
Trả lời: Thoát ly hiện thực không có trong sáng tác của ông.
Đáp án cần chọn: C
Tìm hiểu chung về tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn
Câu 1. Bài thơ này do ai sáng tác?
A. Phan Bội Châu
B. Tản Đà
C. Phan Châu Trinh
D. Nguyễn Trãi
Trả lời: Bài thơ này do Phan Châu Trinh sáng tác
Đáp án cần chọn: C
Câu 2. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Năm 1908, trên đường tác giả bị giải đến nhà lao ở Côn Đảo.
B. Năm 1908, trên đường tác giả bị giải đến nhà lao ở Quảng Đông - Trung Quốc
C. Năm 1908, trong lúc tác giả cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai tại nhà lao ở Côn Đảo.
D. Năm 1908, trong thời gian tác giả hoạt động cách mạng tại nước ngoài
Trả lời: Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo.Xem lại hoàn cảnh sáng tác
Đáp án cần chọn: C
Câu 3. Cảm xúc nổi bật trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là gì?
A. Tình yêu quê hương, đất nước và sự thông cảm với những người dân bị đô hộ.
B.Lòng căm thù giặc sâu sắc của các chiến sĩ cách mạng.
C. Cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.
D. Cảm xúc rung động trước cảnh đẹp của quê hương.
Trả lời: Cảm xúc nổi bật trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là lòng căm thù giặc sâu sắc của các chiến sĩ cách mạng
Đáp án cần chọn: B
Câu 4. Nội dung không đúng với bài thơ mà tác giả đã đề cập đến?
A. Thể hiện một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của nhà cách mạng Phan Chu Trinh.
B. Tinh thần lạc quan, dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.
C. ý chí sắt đá của người chí sĩ, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn
D. Khắc hoạ những gian nan, cực nhọc vất vả mà những người chí sĩ cách mạng phải chịu đựng và hi sinh cho đất nước.
Trả lời: Nội dung không đúng với bài thơ mà tác giả đã đề cập đến là khắc hoạ những gian nan, cực nhọc vất vả mà những người chí sĩ cách mạng phải chịu đựng và hi sinh cho đất nước.
Đáp án cần chọn: D
Câu 5. Chủ đề của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” nói lên điều gì?
A. Đề cao công lao của cấc chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
B. Thể hiện ý chí kiên cường bất khuất, khí phách hiên ngang, lòng trung thành sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
C. Dựng lại hình ảnh lao động khổ sai của các chiến sĩ cách mạng khi bị giặc bắt.
D. Miêu tả lại cảnh đập đá ở Côn Lôn.
Trả lời: Chủ đề của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” thể hiện ý chí kiên cường bất khuất, khí phách hiên ngang, lòng trung thành sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
Đáp án cần chọn: B
Câu 6. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là
A. Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực ẩn dụ, nói quá
B. Hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương.
C. Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, lẫm liệt, giàu sức biểu cảm.
D. Tất cả đều đúng
Trả lời: Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương. Giọng thơ hào hùng lẫm liệt giàu sức biểu cảm.
Đáp án cần chọn: D
Câu 7. Hình ảnh tác giả hiện lên trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" là?
A. Phong thái ung dung và đường hoàng, khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục khốc liệt
B. Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan những vẫn không sớn lòng đổi chí.
C. Người chiến sĩ sục sôi nhiệt huyết cách mạnh cùng khát khao được "phácũi xổ lồng"
D. Tư thế ung dung tự tại, vượt lên hoàn cảnh, hướng lòng mình tới thiên nhiên với tình cảm thiết tha, sâu sắc.
Trả lời: Hình ảnh tác giả hiện lên trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" là hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan những vẫn không sớn lòng đổi chí.
Đáp án cần chọn: B
Câu 8. Nhận định chính xác về bút pháp của bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" là
A. Bút pháp hiện thực
B.Bút pháp hoang đường kì ảo
C. Bút pháp lãng mạn
D. Bút pháp sử thi
Trả lời: Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" sử dụng bút pháp lãng mạn.
Đáp án cần chọn: C
Phân tích chi tiết tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn
Câu 1. Hai câu mở đầu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn nói về vấn đề gì?
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
A. Trách nhiệm của kẻ làm trai.
B. Tư thế của kẻ làm trai.
C. Lợi thế của kẻ làm trai.
D. Nhiệm vụ của kẻ làm trai.
Trả lời: Hai câu mở đầu bài thơ thể hiện tư thế của kẻ làm trai
Đáp án cần chọn: B
Câu 2. Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong bốn câu thơ dưới đây?
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
A. Biểu cảm và thuyết minh.
B. Miêu tả và thuyết minh.
C. Tự sự và miêu tả.
D. Tự sự và biểu cảm.
Trả lời: Các câu thơ trên sử dụng phương thức tự sự và miêu tả
Đáp án cần chọn: C
Câu 3. Bốn câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
A. Hoán dụ và nhân hoá.
B. Khoa trương, cường điệu hoá.
C. So sánh và ẩn dụ.
D. Nhân hoá và ẩn dụ
Trả lời: Bốn câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật cường điệu hóa
Đáp án cần chọn: B
Câu 4. Những từ "xách, ra tay, đánh tan, đập bể" trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thuộc từ loại nào?
A. Danh từ.
B. Động từ.
C. Số từ.
D. Tính từ.
Trả lời: Các từ ngữ trên đều là động từ
Đáp án cần chọn: B
Câu 5. Việc đập đá ở Côn Lôn được tái hiện trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh là một công việc như thế nào?
A. Là một việc làm tầm thường.
B. Là một công việc lao động, khổ sai, nặng nhọc
C.Là một công việc chinh phục thiên nhiên.
D. Là một công việc nhàm chán.
Trả lời: Việc đập đá ở Côn Lôn được tái hiện trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh là một công việc lao động, khổ sai, nặng nhọc.
Đáp án cần chọn: B
Câu 6. Hai câu thơ đầu trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thể hiện những phẩm chất đáng quý nào ở con người Phan Châu Trinh?
A. Ý chí tự khẳng định mình.
B. Lòng kiêu hãnh.
C. Khát vọng hành động mãnh liệt.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời: Hình ảnh của người chí sĩ hiện lên hết sức oai phong, hiên ngang, có cảm giác như núi non có vững chãi đến đâu cũng đành đổ sụp dưới khí phách ấy.
Đáp án cần chọn: D
Câu 7. Trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, biện pháp tu từ nào đã được tác giả Phan Châu Trinh sử dụng chủ yếu?
A. Hoán dụ và nhân hoá.
B. Khoa trương, cường điệu hoá.
C. So sánh và ẩn dụ.
D. Nhân hoá và ẩn dụ.
Trả lời: Khoa trương, cường điệu hoá là biện pháp nghệ thuật sử dụng chủ yếu trong văn bản này.
Đáp án cần chọn: B
Câu 8. Tác giả sử dụng một hình ảnh rất độc đáo trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, đó là "đá". Theo em, hình ảnh đá tượng trưng cho điều gì?
A. Bọn thực dân Pháp đang đô hộ nước ta.
B. Hình ảnh của thiên nhiên gắn liền với cuộc sống của con người.
C. Những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người phải vượt qua.
D. A và C
Trả lời: Hình ảnh “đá” tượng trưng cho bọn thực dân Pháp và những khó khăn trong cuộc đời
Đáp án cần chọn: D
Câu 9. Ý nào nói đúng nhất về hình ảnh người tù cách mạng được Phan Châu Trinh khắc hoạ trong bốn câu thơ đầu bài Đập đá ở Côn Lôn?
A. Có sức khoẻ vô địch
B.Chỉ gặp toàn khó khăn, trắc trở.
C. Có tiếng tăm vang dội khắp nơi.
D. Có tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt.
Trả lời: Hình ảnh người chiến sĩ ngang tàng, khí phách của người anh hùng đã hiện lên qua 4 câu thơ đầu.
Đáp án cần chọn: D
Câu 10. Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của người anh hùng được thể hiện qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn?
A. Không chịu khuất phục trước mọi hoàn cảnh.
B. Luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son.
C. Có tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt.
D. Tất Cả đều đúng.
Trả lời: Hình tượng đẹp lẫy lừng, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng, đổi chí.
Đáp án cần chọn: D
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 mới nhất có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Thuyết minh về một thể loại văn học
- Trắc nghiệm Muốn làm thằng cuội
- Trắc nghiệm Hai chữ nước nhà
- Trắc nghiệm Nhớ rừng
- Trắc nghiệm Ông đồ
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 8 siêu ngắn
- Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm Văn 8
- Tài liệu Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 8
- Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 có đáp án
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều