25 câu trắc nghiệm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (có đáp án)

Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Vài nét về tác giả Phan Bội Châu

Câu 1. Phan Bội Châu cùng quê với nhà thơ nào dưới đây?

A. Tố Hữu

B. Hạ Chi Trương

C. Hồ Chí Minh

D. Ai-ma-tốp

Trả lời: Phan Bội Châu cùng quê với nhà thơ, nhà Cách mạng Hồ Chí Minh (Nghệ An)

Đáp án cần chọn: C

Câu 2. Phan Bội Châu từng bị mắc tội gì trong thi cử?

A. Trốn thi

B. Mang văn tự trong áo

C. Phạm húy

D. Hối lộ

Trả lời: Phan Bội Châu từng bị mắc tội “hoài hiệp văn tự” tức mang văn tự trong áo.

Đáp án cần chọn: B

Câu 3. Với tội danh trên, Phan Bội Châu đã chịu hình phạt gì?

A. Tử hình

B. Chung thân

C. Suốt đời không được dự thi

D. Bỏ kết quả thi

Trả lời: Với tội danh trên, Phan Bội Châu đã chịu hình phạt suốt đời không được dự thi

Đáp án cần chọn: C

Câu 4. Ông được dự khoa thi Hương năm bao nhiêu?

A. 1900

B. 1901

C. 1902

D. 1903

Trả lời: Năm 1900 ông được quay lại dự khoa thi Hương và đậu giải Nguyên.

Đáp án cần chọn: A

Câu 5. Phan Bội Châu thường viết về đề tài gì?

A. Người nông dân nghèo đói bị vùi dập

B. Người trí thức 

C. Vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước

D. Tình yêu nước, thương dân

Trả lời: Ông thường viết về những tác phẩm thể hiện tình yêu nước, thương dân.

Đáp án cần chọn: D

Câu 6. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Phan Bội Châu là một nhà thơ, đồng thời là một nhà yêu nước, nhà Cách mạng lớn của dân tộc, đúng hay sai?

Trả lời: Nhận định trên hoàn toàn chính xác.

Câu 7. Sau khi đậu giải Nguyên, Phan Bội Châu làm quan và hưởng bổng lộc đến cuối đời, đúng hay sai?

Trả lời: Sau khi đậu giải Nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước để tìm con đường giải phóng dân tộc.

Câu 8. Nhận xét “Tác phẩm của Phan Bội Châu khá đồ sộ và đa dạng nhiều thể loại”, đúng hay sai?

Trả lời: Nhận xét trên hoàn toàn đúng

Tìm hiểu chung về tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Câu 1. Tác giả của bài thơ là ai?

A. Phan Châu Trinh

B. Hồ Chí Minh

C.Phan Bội Châu

D. Lí Thường Kiệt

Trả lời: Tác giả của bài thơ là Phan Bội Châu

Đáp án cần chọn: C

Câu 2. Bài thơ rút ra từ tác phẩm nào?

A. Đầu Pháp chính phủ thư

B. Ngục trung thư

C. Hải ngoại huyết thư 

D. Đạo đức và luân lí Đông Tây

Trả lời: Bài thơ rút ra từ tác phẩm Ngục trung thư

Đáp án cần chọn: B

Câu 3. Bài thơ Vào nhà ngụcQuảng Đông cảm tác được sáng tác bằng ngôn ngữ nào?

A. Chữ Hán

B. Chữ nôm

C. Chữ quốc ngữ

D. Kết hợp nhiều ngôn ngữ

Trả lời: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ Nôm

Đáp án cần chọn: B

Câu 4. Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn tứ tuyệt.

D. Ngũ ngôn.

Trả lời: Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể thất ngôn bát cú

Đáp án cần chọn: B

Câu 5. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Phan Bội Châu đang hoạt động cách mạng tại Việt Nam.

B. Khi Phan Bội Châu đang bị giam cầm tại nhà tù Việt Nam

C. Khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam

D. Khi đang lưu lạc tại Nhật Bản

Trả lời: Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam

Đáp án cần chọn: C

Câu 6. Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác viết về đối tượng nào?

A. Người phụ nữ

B. Người nông dân

C. Người tù Cách mạng

D. Người tri thức

Trả lời: Bài thơ viết về người tù Cách mạng

Đáp án cần chọn: C

Câu 7. Mục đích chính của tác giả khi viết bài thơ này là gì?

A. Thể hiện lòng yêu nước tha thiết

B. Thể hiện khát vọng độc lập dân chủ

C. Nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường 

D. Cả ba nội dung trên

Trả lời: Mục đích chính của tác giả khi viết bài thơ này để thể hiện lòng yêu nước, khát vọng độc lập và nói lên chí khí kiên cường.

Đáp án cần chọn: D

Câu 8. Đâu là nghệ thuật nổi bật của bài thơ?

A. Giọng thơ hào hứng, lôi cuốn

B. Thể thơ tự do, đặc sắc

C. Các hình ảnh ước lệ cổ điển

D. Tất cả các phương án trên

Trả lời: bài thơ nổi bật với giọng thơ hào hứng, lôi cuốn

Đáp án cần chọn: A

Phân tích chi tiết tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Câu 1. Nội dung của hai câu thơ "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu - Chạy mỏi chân thì hãy ở tù" trong bài thơ là?

A. Biểu hiện niềm tự hào cao độ về tài năng của tác giả.

B. Biểu hiện thái độ hài hước của tác giả trước hoàn cảnh thay đổi.

C. Nói về cuộc đời bôn ba đầy gian khổ của tác giả.

D. Biểu hiện thái độ coi thường hiểm nguy, tinh thần không hề nao núng của tác giả.

Trả lời: Hai câu thơ trên biểu hiện thái độ coi thường hiểm nguy, tinh thần không hề nao núng của tác giả.

Đáp án cần chọn: D

Câu 2. Giọng điệu của hai câu thơ trên là gì?

A. Hai câu thơ có chút tự hào, đùa tếu

B. Hai câu thơ có chút ngậm ngùi, thương cảm

C.Hai câu thơ có chút mỉa mai, chua chát

D. Cả A, B, C đều sai

Trả lời: Cách nói khỏe khoắn, đùa tếu cho thấy sự lạc quan của tác giả

Đáp án cần chọn: A

Câu 3. Từ "phong lưu" trong câu thơ "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu" trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác dùng để chỉ kiểu người như thế nào?

A. Là người thường đi đây đi đó để làm những điều nhân nghĩa.

B. Là người mưu cao chí lớn, làm những chuyện kinh thiên động địa.

C. Là người tiếng tăm vang dội khắp nơi, khắp chốn.

D. Là người có tư thế ung dung, đàng hoàng

Trả lời: Từ "phong lưu" trong câu thơ "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu" trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác dùng để chỉ kiểu người ung dung, đường hoàng.

Đáp án cần chọn: D

Câu 4. Lời tâm sự của tác giả trong hai câu thơ 3,4 có ý nghĩa gì?

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

A. Ông hổ thẹn vì chưa làm xong việc lớn.

B. Ông thấy mình có tội với đất nước, với thế giới.

C. Ông than cho số phận cá nhân của mình cũng chính là đau với nổi đau của một dân tộc mất nước

D. Ông suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân với vận mệnh dân tộc.

Trả lời: Hai câu thơ thể hiện nỗi đau của cá nhân và của đất nước

Đáp án cần chọn: C

Câu 5. Hai câu thơ 3,4 thể hiện cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu như thế nào?

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

A. Đó là cuộc đời tranh đấu nhiều thắng lợi

B. Đó là cuộc đời tranh đấu đầy thăng trầm và sóng gió

C. Đó là cuộc đời phẳng lặng, yên bình

D. Cả A, B, C đều sai

Trả lời: Hai câu thơ 3,4 thể hiện cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu đầy thăng trầm và sóng gió

Đáp án cần chọn: B

Câu 6. Hai câu thơ 3,4 sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

A. Nhân hóa 

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Đối

Trả lời: Hai câu thơ trên sử dụng nghệ thuật đối

Đáp án cần chọn: D

Câu 7. Thái độ của Phan Bội Châu trong hai câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” là gì?

A. Thể hiện quyết tâm khôi phục đất nước

B. Thể hiện sự xóa bỏ thù hận

C. Lạc quan, tin tưởng và một lòng theo đuổi sự nghiệp

D. Cả A, B, C đều đúng

Trả lời: Cả A, B, C đều đúng

Đáp án cần chọn: D

Câu 8.

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Dòng nào nói đúng nhất tư tưởng của Phan Bội Châu trong hai câu thơ kết bài?

A. Khẳng định tư thế hiên ngang của tác giả: coi thường cái chết

B.Khẳng định ý chí sắt thép, kiên trì cách mạng

C. Khẳng định sự tin tưởng vào tương lai, sự nghiệp

D. Kết hợp cả 3 nội dung trên

Trả lời: Khí phách anh hùng thể hiện ở niềm tin bất diệt vào sự nghiệp bản thân đang theo đuổi, đó cũng là ý chí theo đuổi đến cùng sự nghiệp.

Đáp án cần chọn: D

Câu 9. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ “kinh tế” trong hai câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” được hiểu là một lĩnh vực của đời sống, sản xuất và trao đổi hàng hóa, đúng hay sai?

Trả lời: Từ “kinh tế” trong bài thơ có nghĩa là trị nước cứu đời

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học