32 câu trắc nghiệm Tức nước vỡ bờ (có đáp án)
Với 32 câu hỏi trắc nghiệm Tức nước vỡ bờ môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.
Vài nét về tác giả Ngô Tất Tố
Câu 1. Tên thật của nhà văn Ngô Tất Tố là gì?
A. Ngô Tất Tố
B. Ngô Văn Tố
C. Ngô Công Tố
D. Ngô Lộc Hà
Trả lời: Nhà văn Ngô Tất Tố tên khai sinh là Ngô Tất Tố
Đáp án cần chọn: A
Câu 2. Quê gốc của nhà văn Ngô Tất Tố?
A. Bắc Ninh
B. Hà Nội
C. Hà Nam
D. Thái Bình
Trả lời: Nhà văn Ngô Tất Tố quê ở Bắc Ninh
Đáp án cần chọn: A
Câu 3. Nhà văn Ngô Tất Tố từng làm những công việc gì?
A. Khảo cứu triết học, văn học cổ
B. Làm báo
C. Viết văn
D. Cả A, B, C đều đúng
Trả lời: Nhà văn Ngô Tất Tố là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng.
Đáp án cần chọn: D
Câu 4. Nhà văn Ngô Tất Tố sáng tác ở thời kì nào?
A. Kháng chiến chống Pháp
B. Khánh chiến chống Mỹ
C. Thời kì hòa bình
D. Thời kì đổi mới
Trả lời: Ông sáng tác ở thời kì kháng chiến chống Pháp
Đáp án cần chọn: A
Câu 5. Khuynh hướng sáng tác văn học chủ yếu của Ngô Tất Tố là gì?
A. Dân chủ, tiến bộ
B. Chuyên viết về nông thôn
C. Chuyên viết về những cuộc kháng chiến cam go
D. Cả A, B, C đều đúng
Trả lời: Nhà văn chuyên viết về nông thôn Việt Nam
Đáp án cần chọn: B
Câu 6. Đâu là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố?
A. Tập án cái đình
B. Việc làng
C. Lều chõng
D. Tắt đèn
Trả lời: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
Đáp án cần chọn: D
Câu 7. Ngô Tất Tố được mệnh danh là nhà văn của (…) và (…) Việt Nam.
A. Công nhân và tầng lớp bị áp bức
B. Nông thôn và nông dân
C. Trí thức và thành thị
D. Tất cả các phương án trên đều sai
Trả lời: Ông được mệnh danh là nhà văn của nông thôn, của người nông dân lao động Việt Nam.
Đáp án cần chọn: B
Câu 8. Ngô Tất Tố hi sinh ở đâu?
A. Trong bệnh viện
B. Ở quê nhà
C. Trên đường công tác
D. Cả A, B, C đều sai
Trả lời: Nhà văn Ngô Tất Tố hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch.
Đáp án cần chọn: C
Câu 9. Ngô Tất Tố được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào?
A. 1996
B. 1998
C. 2000
D. 2002
Trả lời: Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Đáp án cần chọn: A
Câu 10. Đâu không phải là sáng tác của Ngô Tất Tố?
A. Tắt đèn
B. Lều chõng
C. Bước đường cùng
D. Việc làng
Trả lời: Bước đường cùng là sáng tác của Nguyễn Công Hoan, không phải sáng tác của Ngô Tất Tố.
Đáp án cần chọn: C
Tìm hiểu chung về tác phẩm Tức nước vỡ bờ
Câu 1. “Tức nước vỡ bờ” xuất xứ từ tác phẩm nào?
A. Đời thừa
B. Tắt đèn
C. Những ngày thơ ấu
D. Bỉ vỏ
Trả lời: “Tức nước vỡ bờ” xuất xứ từ tác phẩm Tắt đèn
Đáp án cần chọn: B
Câu 2. Văn bản: “Tức nước vỡ bờ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới
đây?
A. Tự sự
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm
D. cả A,B,C đều đúng
Trả lời: “Tức nước vỡ bờ” là sự kết hợp của miêu tả, biểu cảm, tự sự.
Đáp án cần chọn: D
Câu 3. Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào
A. Bút kí.
B. Truyện ngắn.
C. Tiểu thuyết.
D. Truyện vừa.
Trả lời: “Tắt đèn” thuộc thể loại tiểu thuyết.
Đáp án cần chọn: C
Câu 4. Đọan trích Tức nước vỡ bờ được trích từ chương thứ bao nhiêu của tác phẩm “Tắt đèn”?
A. Chương VIII
B. Chương VII
C. Chương XVIII
D. Chương XVII
Trả lời: “Tức nước vỡ bờ” thuộc chương thứ XVIII
Đáp án cần chọn: C
Câu 5. Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học:
“ |...| là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”
A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết
C. Thơ trữ tình
D. Hồi kí
Trả lời: “Tiểu thuyết là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”
Đáp án cần chọn: B
Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
A. Mang giá trị châm biếm sâu sắc
B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao
C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố
D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn
Trả lời: “Tức nước vỡ bờ” không sử dụng nghệ thuật châm biếm.
Đáp án cần chọn: A
Câu 7. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời. (1)
B. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức. (2)
C. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. (3)
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
Trả lời: Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khổ cực, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Đáp án cần chọn: D
Câu 8. Em hiểu gì về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”?
A. Tức giận là cảm xúc tiêu cực của mỗi con người
B. Khi bị bóc lột, con người sẽ vùng dậy đấu tranh.
C. Khao khát được sống trong tình yêu thương.
D. Con người có nhiều dạng cảm xúc
Trả lời: Tức nước vỡ bờ ý chỉ khi bị bóc lột, con người sẽ vùng dậy đấu tranh.
Đáp án cần chọn: B
Câu 9. Tình huống truyện của văn bản “Tức nước vỡ bờ” là gì?
A. Anh Dậu bệnh nặng.
B. Chị Dậu bán cái Tí và lũ chó.
C. Chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ.
D. Chị Dậu nói chuyện với cụ hàng xóm.
Trả lời: Tình huống truyện của văn bản “Tức nước vỡ bờ” là cảnh đánh nhau của chị Dậu với tên cai lệ.
Đáp án cần chọn: C
Câu 10. Em hiểu gì về chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
A. Là người phụ nữ yêu chồng, thương con
B.Là người phụ nữ giàu đức hi sinh
C. Là người phụ nữ không chịu khuất phục trước cái ác
D. Cả A, B, C đều đúng
Trả lời: Chị Dậu là người phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh đồng thời không chịu khuất phục trước cái ác.
Đáp án cần chọn: D
Phân tích chi tiết tác phẩm Tức nước vỡ bờ
Câu 1. Mở đầu đoạn trích, chị Dậu rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
A. Bất hạnh, đáng thương
B. Sung sướng, có kẻ hầu người hạ
C. Cùng quẫn, éo le
D. Tất cả các phương án trên
Trả lời: Chị Dậu hiện lên với hoàn cảnh cùng quẫn, éo le.
Đáp án cần chọn: C
Câu 2. Nhân vật cai lệ hiện lên là một người thế nào?
A. Xấu xa, xảo quyệt, thâm độc.
B. Tàn ác, đểu giả.
C. Hiền lành, đức độ
D. Thâm hiểm, giả tạo
Trả lời: Nhân vật cai lệ mang bản chất tàn ác, đểu giả.
Đáp án cần chọn: B
Câu 3. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?
A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.
B. Không dùng cách nào trong ba cách trên.
C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
D. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
Trả lời: Tác giả để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
Đáp án cần chọn: D
Câu 4. Qua sự miêu tả của nhà văn, giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách?
A. Cùng bất nhân, tàn ác
B. Cùng là nông dân
C.Cùng làm tay sai
D. Cùng ghét vợ chồng nhà chị Dậu
Trả lời: Đó là những kẻ có nhân cách bất nhân, tàn ác.
Đáp án cần chọn: A
Câu 5. Dòng nào nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
A. Từ thiết tha van xin đến cãi lí và tiếp tục van xin.
B. Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lực rồi bằng lí lẽ.
C. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng hành động quyết liệt.
D. Từ nhẫn nhục đến phản kháng quyết liệt bằng lí lẽ.
Trả lời: Chị Dậu đã đi từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng hành động quyết liệt.
Đáp án cần chọn: C
Câu 6. Em hiểu từ “hầm hè” trong câu văn “Cai lệ vẫn giọng hầm hè” có nghĩa là gì?
A. Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự
B. Thái độ coi thường đối phương
C. Giọng nói phát ra từ trong cổ
D. Cách nói gàn dở, vớ vẩn
Trả lời: “hầm hè” chỉ thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự
Đáp án cần chọn: A
Câu 7. Trong văn bản Tức nước vỡ bờ, miêu tả hành động của tên cai lệ, Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng các từ loại nào?
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Động từ
D. Đại từ
Trả lời: Tác giả sử dụng hàng loạt các động từ để miêu tả hành động tên cai lệ.
Đáp án cần chọn: C
Câu 8. Hãy nêu những sự việc tiêu biểu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)?
A. Anh Dậu vừa kề bát chào vào miệng thì cai lệ xông vào - Cai lệ hô hào người trói anh Dậu để giải ra đình - Chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà ông lí.
B. Chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn - Nói chuyện với bà cụ hàng xóm - Chị cãi nhau với tên cai lệ - anh Dậu khuyên vợ không nên làm như thế.
C. Anh Dậu đang chuẩn bị ăn cháo thì cai lệ xông vào - Chị Dậu van xin hắn - Hắn vẫn nhất quyết không tha và hô hào to hơn - Chị Dậu bị cai lệ tát.
D. Vợ chồng nhà Dậu ăn cháo - Cai lệ xông vào đánh đập anh Dậu và hô người trói giải ra đình làng - Chị Dậu van xin không được đã chống lại bọn tay sai.
Trả lời: Anh Dậu vừa kề bát chào vào miệng thì cai lệ xông vào - Cai lệ hô hào người trói anh Dậu để giải ra đình - Chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà ông lí.
Đáp án cần chọn: A
Câu 9. Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ?
A. Chị Dậu vẫn thiết tha.
B. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
C. Chị Dậu run run.
D. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
Trả lời: Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
Đáp án cần chọn: D
Câu 10. Đọc kĩ câu văn sau:
- Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ...
- Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát...
- Cai lệ vẫn giọng hầm hè...
- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
(Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố)
Ý nào sau đây nói đúng nhất tính cách của tên cai lệ được thể hiện trong những câu văn trên?
A. Hung hăng, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay.
B. Có tính cách hung bạo, dã thú.
C. Có những lời lẽ, cử chỉ đểu cáng và phũ phàng đến rợn người.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời: Các đáp án trên đều nói đúng tính cách tên cai lệ
Đáp án cần chọn: D
Câu 11. Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị?
A. Thái độ không chịu khuất phục
B. Thái độ bất cần
C. Thái độ kiêu căng
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời: câu nói thể hiện sự mạnh mẽ, không khuất phục của chị Dậu.
Đáp án cần chọn: A
Câu 12. Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được phẩm chất vô cùng tốt đẹp.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến.
Trả lời: Họ đều phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được phẩm chất vô cùng tốt đẹp.
Đáp án cần chọn: C
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 mới nhất có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Trắc nghiệm Lão Hạc
- Trắc nghiệm Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Trắc nghiệm Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Trắc nghiệm Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 8 siêu ngắn
- Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm Văn 8
- Tài liệu Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 8
- Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 có đáp án
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều