22 câu trắc nghiệm Quê hương (có đáp án)

Với 22 câu hỏi trắc nghiệm Quê hương môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Vài nét về tác giả Tế Hanh

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Tế Hanh? 

A. Quảng Nam

B. Quảng Ninh

C. Quảng Ngãi

D. Quảng Trị

Trả lời: Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi

Đáp án cần chọn: C

Câu 2. Đâu là năm sinh, năm mất của Tế Hanh?

A. 1910 - 2000

B. 1921 - 2009

C. 1930 - 2015

D. 1940 - 2020

Trả lời: Tế Hanh (1921- 2009)

Đáp án cần chọn: B

Câu 3. Tế Hanh viết văn từ khi nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống Pháp

C.Trong kháng chiến chống Mỹ

D. Khi đất nước thống nhất

Trả lời: Ông viết văn từ thời trước cách mạng

Đáp án cần chọn: A

Câu 4. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Tế Hanh cũng là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới, đúng hay sai?

Trả lời: Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối

Câu 5. Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất có đặc điểm gì?

A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên.

B. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.

C. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này.

D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù.

Trả lời: Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến nhiều nhất thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất.

Đáp án cần chọn: B

Câu 6. Đâu không phải là sáng tác của Tế Hanh?

A. Vượt thác

B. Gửi miền Bắc

C. Quê hương

D. Hai nửa yêu thương

Trả lời: Vượt thác là tác phẩm của Võ Quảng

Đáp án cần chọn: A

Câu 7. Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tế Hanh?

A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.

B. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết

C. Thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết.

D. Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.

Trả lời: Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết

Đáp án cần chọn: C

Câu 8. Tế Hanh nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

A. 1995

B. 1996

C. 1997

D. 1998

Trả lời: Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Đáp án cần chọn: B

Tìm hiểu chung về tác phẩm Quê hương

Câu 1. Qua văn bản "Quê hương", nhận định đúng nhất về thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ?

A. Hoang dã, hùng vĩ

B. Trù phú, độc đáo

C. Giàu có, hoa lệ

D. Tươi sáng, sinh động

Trả lời: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển.

Đáp án cần chọn: D

Câu 2. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ "Quê hương"?

A. Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

B. Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

C. Nghệ thuật ước lệ đặc sắc

D. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…

Trả lời: Nghệ thuật ước lệ đặc sắc không phải nghệ thuật của bài thơ này.

Đáp án cần chọn: C

Câu 3. Bài thơ “Quê hương” được rút trong tập thơ nào của tác giả Tế Hanh?

A. Tập thơ “Nghẹn ngào” (1939) sau đó được in lại trong tập “Hoa niên” (1945)

B. Tập thơ “Gửi miền Bắc” (1955)

C. Tập thơ “Hai nửa yêu thương” (1963)

D. Tập thơ “Khúc ca mới” (1966)

Trả lời: Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

Đáp án cần chọn: A

Câu 4. Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?

A. Làm muối

B. Đóng thuyền đi biển

C. Đánh cá biển

D. Cả ba nghề trên

Trả lời: Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề đánh cá

Đáp án cần chọn: C

Câu 5. Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?

A. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.

B. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.

C.Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.

D. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

Trả lời: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Đáp án cần chọn: B

Câu 6. Quê hương thuộc thể thơ gì?

A. Năm chữ

B. Bảy chữ

C.Tám chữ

D. Lục bát

Trả lời: Đoàn thuyền đánh cá thuộc thể thơ tám chữ

Đáp án cần chọn: C

Câu 7. Quê hương là văn bản ca ngợi?

A. Cảnh quan vùng biển Nam Trung Bộ

B. Vẻ đẹp lao động của người ngư dân

C. Đáp án A và B

D. Miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Bắc

Trả lời: Quê hương là văn bản ca ngợi vẻ đẹp vùng biển Nam Trung Bộ trong đó nổi bật là hình ảnh người ngư dân.

Đáp án cần chọn: C

Phân tích chi tiết tác phẩm Quê hương

Câu 1. Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ "Nhó rừng", đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?

A. Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.

B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.

C. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.

D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.

Trả lời: Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt là hình ảnh tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình

Đáp án cần chọn: A

Câu 2. Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?

A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.

B. Làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.

C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.

D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.

Trả lời: Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.

Đáp án cần chọn: B

Câu 3. Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?

A. Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.

B. Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.

C. Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.

D. Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.

Trả lời: Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.

Đáp án cần chọn: D

Câu 4. Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?

A. Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ.

B. Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

C. Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước.

D. Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực.

Trả lời: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

Đáp án cần chọn: B

Câu 5. Vì sao con hổ lại bực bội, chán ghét cảnh sống ở vườn bách thú?

A. Vì đây là một cuộc sống tù ngục, mất tự do.

B. Vì dưới con mắt của chúa sơn lâm, những thứ ở đây đều nhỏ bé, tầm thường, giả tạo, thấp hèn.

C. Vì ở đây không xứng với thị thế và sức mạnh của nó, nó không chấp nhận sống chung với những cái phàm tục.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Trả lời: Tất cả các ý trên đều là lí do của việc con hổ bực bội, chán ghét cảnh sống ở vườn bách thú.

Đáp án cần chọn: D

Câu 6. Khung cảnh núi rừng nơi “hầm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ là một khung cảnh như thế nào?

A. Là khung cảnh nhỏ bé, u buồn, không có gì hấp dẫn.

B. Là khung cảnh nước non hùng vĩ, oai linh.

C. Là khung cảnh tầm thường, giả tạo, đáng lên án.

D. Là khung cảnh tối tăm, chứa đựng nhiều cạm bẫy.

Trả lời: Khung cảnh núi rừng nơi “hầm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ là một khung cảnh nước non hùng vĩ, oai linh.

Đáp án cần chọn: B

Câu 7. Hoài Thanh cho rằng: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt.

B. Giàu nhịp điệu.

C. Giàu hình ảnh.

D. Giàu giá trị tạo hình.

Trả lời: Nhận định trên nói về cảm xúc mãnh liệt của bài thơ

Đáp án cần chọn: A

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học