Câu hỏi trắc nghiệm Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận (có đáp án)

VietJack giới thiệu 5 câu hỏi trắc nghiệm Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Câu 1 : Chức năng của mở bài trong văn nghị luận là:

A. Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.

B. Thường là một đoạn văn ngắn gọn, nội dung nêu lên ý nghĩa khái quát của đề bài, hướng giải quyết, phạm vi giải quyết vấn đề.

C. Gồm bốn ý: nêu và giới hạn vấn đề, trích dẫn (nếu có), định hướng giải quyết vấn đề, định hướng phương pháp lập luận.

D. Phát biểu cảm nghĩ về vấn đề bàn luận.

Đáp án: A

Câu 2 : Đoạn mở bài sau đây thuộc kiểu nào?Đọc tập “Ngục trung nhật kí”, chúng ta luôn có cái cảm giác khoan khoái là mình đang bắt gặp một nghệ sĩ, một con người yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cái đẹp của thiên nhiên và con người. Tình cảm thiên nhiên dạt dào, lai láng trên tập thơ.

A. Mở bài trực tiếp.

B. Mở bài gián tiếp.

C. Diễn dịch.

D. Quy nạp.

Đáp án: A

Câu 3: Chức năng của kết bài trong văn nghị luận là:

A. Tóm tắt lại những thành công và hạn chế (nếu có) của tác phẩm để đánh giá chung. Phát biểu cảm nghĩ, ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân về tác phẩm. Rút ra bài học tư tưởng, tình cảm đối với tác phẩm.

B. Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

C. Nêu nhận định, kết luận chung về nhân vật, về ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, của tác giả trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Nêu cảm nghĩ ấn tượng, tác dụng của nhân vật đối với bản thân học sinh và rút ra bài học về tư tưởng, tình cảm.

D. Nhiệm vụ của phần kết thúc bài là kết thúc vấn đề đặt ra ở phần mở bài vafddax giải quyết ở phần thân bài.

Đáp án: B

Câu 4 : Đoạn kết bài sau thuộc kiểu nào?“Ngắm trăng không thuộc loại thơ ngâm vịnh, giải trí đơn thuần. Đọc “Ngắm trăng” và nhiều bài thơ khác của Hồ Chí Minh, chúng ta học ở người lòng yêu đời, phong cách sống lạc quan, ung dung tự tại và ý chí cách mạng kiên cường, không khó khăn nào lay chuyển nổi".

A. Phát biểu, mở rộng vấn đề.

B. Tổng hợp lại những vấn đề đã trình bày ở thân bài.

C. Vận dụng vào cuộc sống, rút ra bài học áp dụng.

D. Tóm lược những ý chính.

Đáp án: C

Câu 5: Đoạn mở bài sau đây thuộc kiểu nào?

Vũ Đình Liên sinh năm 1919 tại Hà Nội. Vừa dạy học vừa nghiên cứu văn học, ông vừa tham gia phong trào “thơ Mới” từ những ngày đầu với tấm lòng nhân hậu, hoài vọng những hình ảnh cũ đã và đang qua. Bài thơ “Ông đồ” là dấu tích của tâm hồn ấy. Chính vì lẽ đó, có người nhận xét:

“Viết bài “Ông đồ”, nhà thơ đã thể hiện niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ, vừa là nooic tiếc nhớ cảnh cũ người xưa".

Bài thơ "Ông đồ” đã làm rõ thêm nhận định trên.

A. Giới thiệu tác giả - tác phẩm.

B. Mở bài trực tiếp.

C. Mở bài gián tiếp.

D. Quy nạp.

Đáp án: B

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học